Gỗ keo tăng giá mạnh, người trồng rừng vui hơn tết
Cuối năm ngoái, giá gỗ keo nguyên liệu tăng lên 1,2 triệu đồng/tấn người trồng rừng ở Bình Định đã vô cùng phấn khởi. Bước sang đầu năm 2019, giá gỗ keo lại tăng đến 1,3 triệu đồng/tấn, sức mua cũng rất mạnh.
Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh này đang có 150.000ha rừng trồng, trong đó chỉ có một ít rừng trồng phòng hộ, còn lại hầu hết là rừng SX. Hàng năm, những tổ chức, cá nhân trồng rừng ở Bình Định khai thác trồng lại khoảng 10.000ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn gỗ nguyên liệu. “Từ đầu năm 2019 đến nay, giá gỗ rừng trồng tăng mạnh, nên các chủ rừng tranh thủ thời tiết nắng ráo tổ chức khai thác những diện tích rừng đã đến chu kỳ thu hoạch”, ông Dũng cho hay.
Ông Cao Minh Thi, Chủ tịch UBND xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn), cho biết từ đầu năm đến nay trên địa bàn xã người trồng rừng đã khai thác được khoảng 300 tấn gỗ keo. Giá gỗ keo nguyên liệu lên 1,3 triệu đồng/tấn, tăng 200.000đ/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 100.000đ/tấn so thời điểm cuối năm ngoái. Với giá này, người trồng keo thu lãi lớn.
Theo tính toán của những hộ chuyên trồng rừng SX ở Bình Định, trong suốt chu kỳ 5 năm, đầu tư cho 1ha rừng keo từ tiền mua cây giống, công cuốc hố, trồng cây giống và bón phân lót… chi phí hết khoảng hơn 20 triệu đồng. “Sau chu kỳ 5 năm là thu hoạch, nếu rừng keo nào được chăm sóc tốt sẽ đạt năng suất 120 tấn/ha, rừng keo nào chăm sóc “thất bát” năng suất cũng cho được 80 tấn/ha. Với giá 1,3 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng rừng có lãi bình quân khoảng hơn 60 triệu đồng/ha.
Theo ông Toàn, nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc chuyên nhập mặt hàng dăm gỗ bất ngờ ngừng không nhập khẩu từ Việt Nam.
Cũng theo ông Toàn, các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu trên địa bàn Bình Định hiện hàng đã ứ đầy kho nên hầu hết đều dừng việc thu mua gỗ nguyên liệu.
Nhà máy, chủ rừng đều điêu đứng
Việc thị trường Trung Quốc ngừng thu mua dăm gỗ không chỉ làm các nhà máy chế biến điêu đứng mà chủ rừng cũng lâm vào cảnh khốn đốn. Hiện nay, gỗ rừng trồng đến chu kỳ khai thác thu hoạch xong không ai mua nằm đầy đất chật bãi. Thê thảm hơn là những cánh rừng trồng bị bão số 12 quật ngã, giờ nằm ngổn ngang nhưng không ai ngó ngàng tới.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, cơn bão số 12 đã gây hại hơn 4.178ha rừng trồng. Trong đó, bị thiệt hại dưới 30% có trên 4.023ha; thiệt hại từ 30% đến 50% có 132,3ha; thiệt hại từ 50% đến 70% có 22,1ha; thiệt hại trên 70% có 0,52ha.
Đơn vị có nhiều diện tích rừng trồng bị thiệt hại nhất trong bão số 12 là Cty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn với gần 735ha.
Ông Võ Vạn Toàn, Giám đốc Cty TNHH Sông Kôn, đơn vị chuyên chế biến dăm gỗ xuất khẩu đóng tại Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn) cho hay: “Trung Quốc đang nhập khẩu mạnh mặt hàng dăm gỗ. Từ đầu năm đến nay công ty chúng tôi đã xuất bán sang Trung Quốc được 20.000 tấn dăm tươi (10.000 tấn khô). Giá thu mua dăm của thị trường Trung Quốc cũng tăng khá, nếu như vào cuối năm 2018 giá bán tại cảng chỉ 120 USD/tấn dăm khô, hiện đã tăng đến 135 USD/ tấn dăm khô”.
Theo ông Trần Nguyên Tú, Giám đốc Cty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, riêng rừng trồng phòng hộ – môi trường cảnh quan của công ty này bị thiệt hạ trong bão số 12 vừa qua gần 735 ha, mức độ thiệt hại từ 5 – 50%, quy đông đặc là gần 81ha bị đổ bật gốc, gãy ngã không thể phục hồi.
Rừng trồng thay thế năm 2016 do Cty quản lý bị thiệt hại hơn 53 ha, mức thiệt hại 5%, quy đông đặc 2,26ha bị gãy ngã, bật gốc, nước lũ cuốn trôi không thể phục hồi.
Rừng trồng sản xuất qua các năm do công ty quản lý bị ảnh hưởng gần 1.379ha, mức thiệt hại từ 5 – 50%, quy đông đặc gần 172ha bị nghiêng, gãy ngã, bật gốc không có khả năng phục hồi.
“Tổng thiệt hại do bão 12 gây ra lên đến gần 10 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại về rừng trồng của công ty trong cơn bão số 12 ước tính hơn 5 tỷ đồng. Đối với những diện tích rừng trồng bị gãy ngã do bão, đơn vị đã xin khai thác tận thu nhưng bán chẳng ai mua”, ông Tú cho hay.
Quyết tâm nuôi rừng gỗ lớn
Hiện giá gỗ rừng trồng tăng mạnh đã kích thích nhiều hộ trồng rừng ở Bình Định nhanh tay khai thác những diện tích rừng 4 – 5 năm tuổi để bán được giá cao. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng rừng vẫn quyết tâm “nuôi” rừng gỗ lớn, không bán rừng non để có thu nhập cao hơn. Ví như những hộ trồng rừng ở 2 xã Tây Phú và Bình Tân (huyện Tây Sơn) trong 2 năm qua đã được Viện Nghiên cứu lâm sinh thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) hỗ trợ cây giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc để “nuôi” rừng gỗ lớn.
Có hơn 30ha rừng keo, ông Nguyễn Tự Trọng, ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú bộc bạch: “Lâu nay bán rừng non, thấy cũng tiếc, nhưng do điều kiện kinh tế, chăm sóc và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế nên phải bán rừng non. Bây giờ, tôi nhận thấy trồng rừng gỗ lớn thu lãi cao nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư”.
Sống khổ vì ô nhiễm kéo dài tử nhà máy băm dăm
Kể từ khi 2 nhà máy gỗ dăm nằm sát khu dân cư đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân phải “nín thở… để sống” “Một xã mà có đến 2 nhà máy chế biến dăm giấy hoạt động gần kề nhau, máy chạy ầm ầm cả ngày lẫn đêm, không tài nào chợp mắt. Đã thế, gỗ dăm chất cao hàng chục mét, mỗi khi có gió lớn là bay tứ tung, rồi khói bụi và mùi hôi khiến chúng tôi thở không nổi”. Đó là phản ánh của người dân xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) về Nhà máy Gỗ dăm của Công ty TNHH Cát Phú Quảng Bình và Nhà máy Chế biến xuất khẩu gỗ dăm Quảng Phú thuộc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt.
Bụi gỗ tấn công cả ngày lẫn đêm
Có mặt tại Nhà máy Chế biến xuất khẩu gỗ dăm Quảng Phú, chúng tôi ghi nhận cảnh gỗ dăm được chất thành đống cao như núi nhưng không có bạt che chắn. Mỗi khi có gió lớn thổi qua, bụi gỗ dăm bay tứ tung vào nhà dân và phả vào mặt người đi đường. Bên trong, nhiều xe tải chở gỗ với số lượng lớn ra vào thường xuyên; cạnh đó, những chiếc máy dăm gỗ đang hoạt động hết công suất, gây ra tiếng ồn khủng khiếp.
Cách đó không xa là Nhà máy Gỗ dăm của Công ty TNHH Cát Phú Quảng Bình, diện tích rộng hơn 1 ha, gỗ dăm tại đây cũng chất thành đống. Mỗi khi chế biến, bột gỗ tạo ra một lượng bụi lớn, phát tán từ nhà máy theo hướng gió bay ra ngoài, phủ tràn lên khu dân cư. Không chỉ vậy, nước rỉ từ những bãi gỗ nguyên liệu tồn đọng lâu ngày bên trong 2 nhà máy thẩm thấu xuống lòng đất khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm nặng.
Anh L.H.H (30 tuổi, ngụ thôn Nam Lãnh) chỉ tay về phía 2 nhà máy, cho biết nhà mình cách nhà máy gỗ gần 200 m, vào thời điểm nắng nóng, do gió Nam thổi mạnh nên gỗ dăm phát tán ra không chỉ các nhà dân mà cả khu vực ruộng đồng xung quanh khiến nhiều người dân không thể canh tác. “Hè thì gió mang bụi tấp về dày đặc, người dân phải nhét dẻ, xốp hay quần áo cũ để che các ô thông gió. Cả giếng nước cũng phải che chắn nhưng bụi vẫn tấn công không tài nào thở được” – anh H. nói.
Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm trên, nhiều năm qua, người dân đã phản ánh tới các cấp chính quyền và các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn ngày càng trầm trọng hơn.
Xử phạt xong vẫn không khắc phục
Năm 2016, do ảnh hưởng của mưa lũ, nước chảy tràn, xâm nhập các bãi gỗ dăm gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân. Đến năm 2017, ảnh hưởng của bão số 10 làm nhiều diện tích cây nguyên liệu bị gãy đổ, việc thu mua nguyên liệu của 2 doanh nghiệp có sự gia tăng nhưng xuất khẩu gặp khó khăn, dẫn tới lượng dăm gỗ tồn đọng tại bãi chứa của 2 nhà máy rất lớn. Trong khi đó, nhà máy không có biện pháp che chắn, bảo vệ nên ô nhiễm trầm trọng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, thừa nhận phản ánh của người dân là có và cho biết UBND huyện Quảng Trạch đã từng xử phạt Công ty TNHH Cát Phú Quảng Bình và Công ty TNHH Thanh Thành Đạt mỗi đơn vị 35 triệu đồng vì để xảy ra ô nhiễm môi trường.
Theo ông Dũng, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế, Phòng TN-MT huyện Quảng Trạch và UBND xã Quảng Phú tiến hành kiểm tra 2 nhà máy. Kết quả cho thấy việc lưu chứa gỗ dăm tại sân bãi của 2 công ty này tồn đọng quá lớn, dăm gỗ phát tán ra bên ngoài và trong quá trình hoạt động còn phát sinh chất thải rắn nhưng không được thu gom, xử lý kịp thời. Ngoài ra, hệ thống thu gom, nước mưa chảy tràn ở bãi chứa dăm gây ứ đọng, mất vệ sinh và mỹ quan khu vực; vành đai cây xanh xung quanh hàng rào các nhà máy do bão làm gãy đổ vẫn chưa kịp thời trồng bổ sung…
“Sắp tới, địa phương sẽ tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của 2 nhà máy, nếu phát hiện có vi phạm hay tái hiện tình trạng ô nhiễm gây bức xúc cho người dân thì sẽ báo cáo các ban ngành chức năng để có biện pháp xử lý” – ông Dũng khẳng định.
Cần thực hiện đúng cam kết
Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Bình, sau khi nhận phản ánh của người dân xã Quảng Phú, sở đã nhiều lần yêu cầu 2 nhà máy nghiêm túc thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung cam kết, khẩn trương hạ thấp độ cao dăm gỗ tồn đọng trong bãi chứa ra các khu vực xung quanh của nhà máy. Đồng thời, xúc tiến việc tiêu thụ để hạn chế tồn đọng, về lâu dài không cho phép lượng gỗ chất đống cao như hiện nay để tránh tình trạng phát tán. Ngoài ra, sở yêu cầu nhà máy phải trồng cây xanh bao quanh hàng rào nhằm giảm thiểu và hạn chế tình trạng ô nhiễm.
Thị trường dăm gỗ xuất khẩu: Các doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế
(Báo Quảng Ngãi) Dăm gỗ từng là mặt hàng thế mạnh trong xuất khẩu của Quảng Ngãi, thu hút rất nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư. Song, thời gian gần đây, có không ít DN kinh doanh trong lĩnh vực này thua lỗ, hoạt động cầm chừng, nhất là các DN nhỏ. Phần lớn các đơn hàng xuất khẩu dăm gỗ đều do các DN lớn khai thác được.
Theo báo cáo của Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong tháng 7 đạt 46 triệu USD, lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 308 triệu USD, tăng 18% so cùng kỳ và đạt 78% so kế hoạch năm. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, trong đó có dăm gỗ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đạt khoảng 55 triệu USD, giảm hơn 23% so cùng kỳ.
Nguyên nhân do giá xuất khẩu dăm gỗ giảm mạnh. Hiện tại, nhiều DN có quy mô hoạt động nhỏ, nên không thể cạnh tranh về giá với các DN lớn, dẫn đến hoạt động cầm chừng, thậm chí là phá sản, hoặc sang nhượng nhà máy cho các DN lớn.
Hiện nay, DN có kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất Quảng Ngãi là Công ty TNHH MTV Hào Hưng. Công ty này đã đầu tư nhà máy chế biến dăm gỗ tại cảng biển Dung Quất, được tỉnh cho phép đầu tư cảng biển chuyên dụng và thương mại, vừa phục vụ cho việc xuất khẩu, vừa kinh doanh cảng biển. Với lợi thế về tài chính, cơ sở hạ tầng, am hiểu thị trường, nên việc thu mua keo nguyên liệu và tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu của công ty rất thuận lợi.
Cách đây 5 năm, Quảng Ngãi có khoảng 30 nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu, với tổng công suất khoảng 70.000 tấn sản phẩm/năm. Nhưng nay đã có hơn 10 nhà máy phải bán lại, một số DN ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT không cho phép thành lập các DN băm dăm mới, chỉ đồng ý cho thành lập DN chế biến sâu thành các sản phẩm gỗ cao cấp xuất khẩu, nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài, có giá trị kinh tế thấp. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh, các DN đều cam kết hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, ưu tiên chế biến thành phẩm, như bàn ghế, ván thanh. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số DN không chấp hành, chủ yếu băm dăm để xuất khẩu, chưa tập trung đầu tư chế biến các sản phẩm gỗ, kể cả những DN lớn.
Tạo điều kiện để các DN cùng nhau phát triển Mới đây, Sở Công thương đã tổ chức lấy ý kiến các DN xuất khẩu của tỉnh về những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó có nhiều DN chế biến gỗ dăm xuất khẩu. Các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng, họ đang chịu sự cạnh tranh rất lớn, giá xuất khẩu ngày càng giảm mạnh, khó khăn trong tìm kiếm thị trường… Còn DN quy mô lớn thì băn khoăn, nguồn nguyên liệu gỗ keo không đủ để sản xuất, thời tiết không thuận lợi. Do đó, các DN chế biến dăm gỗ xuất khẩu kiến nghị tỉnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này; tạo điều kiện để các DN xuất khẩu dăm gỗ cùng phát triển, hạn chế tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cùng ngành. |
Mối nguy từ ‘bán non’ dăm gỗ
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới. Thật trớ trêu, vị trí này lại bị chính các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) trong ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ khuyến cáo không nên tự hào, vì dăm gỗ nếu chế biến tinh thành sản phẩm giá trị gia tăng sẽ lên tới 20 – 30 lần
Phát triển nhanh, kém bền vững
Dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dăm năm 2017 đạt trên 1 tỉ USD, tương đương với 8,2 triệu tấn dăm khô, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường nhập khẩu dăm gỗ của Việt Nam nhiều nhất, với lượng dăm nhập khẩu vào các thị trường này chiếm trên 90%.
Kể từ năm 2012 Việt Nam đã vượt qua Úc trở thành quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới. Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất khẩu của cả nước. Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ trong nước liên tục mở rộng. Số lượng nhà máy chế biến dăm tăng từ 47 nhà máy năm 2009 lên 130 nhà máy năm 2016. Lượng dăm gỗ xuất khẩu bình quân lên tới 7-8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14-16 triệu m3 gỗ quy tròn, hầu hết là gỗ keo từ rừng trồng. Khoảng 90% nguyên liệu làm dăm gỗ là từ gỗ keo/tràm. Các nguồn nguyên liệu còn lại là bạch đàn, gỗ cao su. Keo/tràm là loài gỗ được sử dụng nhiều nhất trong nguyên liệu dăm.
Dăm gỗ là mặt hàng tiêu thụ nguyên liệu nhiều nhất, chiếm hơn một nửa nguyên liệu toàn ngành gỗ sử dụng. Trước năm 2010, mỗi năm Việt Nam chỉ xuất khẩu 3-4 triệu tấn dăm. Từ 2014, do nguyên liệu gỗ nhỏ của rừng trồng trong nước tăng và giá xuất tăng VN xuất 8 triệu tấn/năm, với 60% sản lượng xuất sang thị trường Trung Quốc. Không thể phủ nhận công nghiệp băm dăm tạo động lực cho trồng rừng và thu nhập ngắn ngày cho nông/lâm dân, nâng diện tích rừng trồng thương mại của Việt Nam đạt gần 3 triệu ha.
Khai thác rừng tại Huế
Tuy nhiên, đa phần ý kiến cho rằng xuất khẩu dăm đem lại các lợi ích thấp cho nguồn gỗ rừng trồng, do vậy cần nên hạn chế. Sự phát triển của ngành dăm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu gỗ lớn cho ngành chế biến gỗ. Lâm dân có tâm lý ăn sổi, thu hoạch cây non, đường kính nhỏ ở độ tuổi 3-4 năm, giá trị thấp, thay vì kéo dài đến 8-10 năm để tạo nguồn gỗ lớn.
Năm 2017, ngành gỗ VN sử dụng khoảng 32 triệu m3 gỗ, trong đó rừng trồng trong nước cung ứng được 24 triệu m3, còn lại nhập khẩu. Năm 2016, Chính phủ quyết định áp dụng mức thuế xuất khẩu 2% với dăm. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho can thiệp thông qua công cụ thuế không hiệu quả. Các con số về lượng và kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua cho thấy rất rõ ràng ngành dăm vẫn tiếp tục mở rộng.
Hiệu quả thấp từ “bán lúa non”
Các chuyên gia nhận định, nếu không thay đổi, ngành gỗ sẽ khó có khả năng tồn tại một cách bền vững, mà nguyên nhân lớn nhất là việc khai thác nguyên liệu non, đường kính nhỏ để băm dăm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược nguyên liệu ngành và môi trường. Theo ông Ngô Sỹ Hoài (Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – VIFORES), ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam đứng trước sự cần thiết phải chuyển dịch sản xuất và tái cấu trúc, xuất dăm gỗ làm bột giấy là minh chứng. Phát triển xuất khẩu dăm gỗ không phải là hướng đi bền vững, mang lại giá trị cao cho Việt Nam.
Ông Hoài phân tích: “để có được 8 triệu tấn dăm xuất khẩu hiện nay cần đến 16 triệu m3 gỗ. Với giá xuất khẩu hiện nay 121 USD/tấn tại Trung Quốc và 124 USD qua Nhật, Việt Nam cũng chỉ thu được trên dưới 1 tỉ USD. Với giá đầu ra như vậy, DN xuất khẩu dăm dù có yêu quý nông dân đến mấy cũng chỉ thu mua gỗ keo với giá 1-1,2 triệu đồng/tấn gỗ tùy kích thước, non hay già. Sau khi nộp thuế xuất khẩu 2%, DN cũng chỉ còn lại 1-2% lãi.
Trong khi đó, năm 2017, với mặt hàng ghế ngồi chỉ sử dụng 3,2 triệu m3 quy tròn (bằng 1/5 nguyên liệu băm dăm) đã xuất khẩu được 1,2 tỉ USD. Dĩ nhiên, nguyên liệu băm dăm khác nguyên liệu làm ghế”. Nhìn tổng thể mức tăng 12% của ngành gỗ là phát triển dựa trên gia tăng đầu vào chứ không phải chiều rộng, chiều sâu, mẫu mã hay công nghệ. Đại diện một DN ngành chế biến gỗ than thở: “ở một địa phương có truyền thống làm nghề gỗ như Quy Nhơn phải đi nhập gỗ keo/tràm từ Indonesia, Malaysia với giá trên 200 USD/m3 trong khi rừng keo bạt ngàn ở đây chỉ để phủ xanh và thu hoạch cây non, đường kính nhỏ để băm dăm bán cho Trung Quốc với giá chỉ hơn 100 USD/tấn. Nghịch lý hơn nữa, cũng là sản phẩm từ keo/tràm nhưng được nhập về thì giá 2.000 USD/m3 tinh chế, tương đương 3.000 USD/tấn.
Theo các DN, giá dăm trong nước nhiều năm qua liên tục giảm, ít tăng đột biến. Giá dăm gỗ giảm không chỉ tác động trực tiếp đến hình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dăm Việt Nam mà còn làm ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ trồng rừng, là những người cung nguyên liệu cho ngành dăm.
Nguyên nhân được chỉ thẳng thắn là các DN Trung Quốc mua dăm tại Việt Nam câu kết, dìm giá bán của các DN chủ nhà. Thêm vào đó, chất lượng dăm gỗ của Việt Nam hiện vẫn chưa được kiểm soát. Một số DN sản xuất dăm có chất lượng kém gây ra “con sâu làm rầu nồi canh” tạo cơ hội cho người mua dăm đưa ra các yêu cầu giảm giá. Nguồn cung dăm trên thế giới với chất lượng cao có xu hướng tăng, đặc biệt là tại Úc. Trong khi đó, giá dăm gỗ trên thị trường thế giới có xu hướng giảm. Giá dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn thấp hơn từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Úc, Chi lê và Thái Lan.
Ưu tiên phát triển rừng gỗ lớn giá trị cao thay vì bán dăm
Ông Ngô Sỹ Hoài đặt vấn đề: “Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có tiếp tục chấp nhận là nhà cung cấp dăm giá rẻ nuôi sống ngành công nghiệp giấy của nhiều nước hay không? Liệu ngành lâm nghiệp có nên tiếp tục với mô hình trồng-khai thác trong 4-5 năm hay không? Chuyên gia nước ngoài đã nhận xét Việt Nam đang bán lúa non chứ không phải làm lâm nghiệp. Trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu nguyên liệu giấy không tăng, thậm chí giảm. Tức là càng xuất khẩu dăm gỗ, chúng ta càng tự làm khó mình”.
Xuất khẩu dăm gỗ thuận lợi, người trồng rừng phấn khởi!
Những tháng cuối năm, nhờ dăm gỗ xuất khẩu thuận lợi nên giá gỗ nguyên liệu (keo) tại Bình Định tăng lên 1,2 triệu đồng/tấn, tăng hơn 100.000đ/tấn so thời điểm từ giữa năm trở về trước, tăng hơn 200.000đ/tấn so với năm 2017.Giá gỗ nguyên liệu tăng đã khiến người trồng rừng phấn khởi, nhân thời điểm trời mưa, đất mềm, khắp nơi đồng loạt đẩy nhanh tiến độ trồng rừng.
Anh Lê Việt Quang ở thôn Tân Vinh, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh, Bình Định), người đang sở hữu 8ha keo, cho biết: “Năm 2017, giá gỗ nguyên liệu (keo) rớt thảm, có lúc chỉ còn 950.000đ – 960.000đ/tấn. Bước sang những tháng đầu năm 2018 bắt đầu tăng lên 1 triệu đồng/tấn, sau đó tăng dần lên 1,1 triệu đồng/tấn. Đến những tháng cuối năm, giá gỗ nguyên liệu tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 1,2 triệu đồng/tấn bán tại nhà máy. Với cái giá này người trồng rừng lãi khá”.
Anh Quang tính toán chi li mức chi phí trồng, đầu tư 1ha keo trong suốt chu kỳ 5 năm như sau: Người dân Bình Định có truyền thống trồng keo khá dày, cây cách cây 1,7m, 1ha keo phải trồng đến 3.500 cây giống. Hiện giống cây keo có giá 500đ/cây, vị chi trồng 1ha chi phí hết 750.000đ tiền cây giống. Tiếp đến, công cuốc hố, trồng cây giống, mỗi ha tốn thêm 1,2 – 1,3 triệu đồng nữa. Sau khi cây giống đã đứng trong hố, người trồng rừng bón lót khoảng 2 bao phân/ha. Trong quá trình chăm sóc, thông thường rừng keo phải được phát chồi, vun gốc, bỏ thêm phân. Tuy nhiên, mấy năm gần đây giá gỗ nguyên liệu xuống thấp, người trồng rừng “lơ là” chuyện chăm sóc nên đã bỏ đi những công đoạn vun gốc, bón phân, mà chỉ phát chồi, tốn thêm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha. Tổng chi phí 1ha keo suốt chu kỳ 5 năm chỉ khoảng 20 triệu đồng. “Sau chu kỳ 5 năm là thu hoạch, nếu rừng keo nào được chăm sóc tốt sẽ đạt năng suất 120 tấn/ha, rừng keo nào chăm sóc “thất bát” năng suất cũng cho 80 tấn/ha. Với giá 1,2 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng rừng có lãi bình quân 50 triệu đồng/ha”, anh Quang tính toán.
MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Theo người trồng rừng ở Bình Định, hiện nay các nhà máy SX dăm gỗ xuất khẩu ký hợp đồng mua gỗ nguyên liệu với các chủ rừng với giá 1,2 triệu đồng/tấn, nếu bán qua trung gian các đại lý thì bị mất 2 giá, chỉ còn 1.180.000đ/tấn. Tuy nhiên, người trồng rừng vẫn thích bán thông qua đại lý hơn, bởi có thể lấy “tiền tươi” và không bị ràng buộc bởi những điều khoản theo hợp đồng. Chỉ những người trồng rừng nhiều 10 – 20ha mới ký hợp đồng bán cho nhà máy, những người trồng 5 – 3ha thì bán cho đại lý.
Những năm gần đây, người trồng rừng ở Bình Định đã quan tâm đến việc “nuôi” rừng gỗ lớn, không bán non để có thu nhập cao hơn. Theo ông Đoàn Văn Tây, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh (Bình Định), giá gỗ nguyên liệu đạt mức 1 triệu đồng/tấn là người trồng rừng đã có lãi, tuy nhiên, nếu ai “nuôi” rừng để cây đạt quy cách gỗ gia dụng, có đường kính từ 15cm trở lên thì sẽ bán được giá cao hơn nhiều lần. Hiện loại gỗ gia dụng có giá bán từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/tấn. “Từ năm thứ 5 trở đi, cây không cần bón phân nữa nhưng phát triển rất nhanh, khi thu hoạch trọng lượng cây càng nặng, giá bán cao hơn 300 – 400 ngàn đồng/tấn. Trong khi đó, nếu khai thác bán non rừng thì sau đó phải mất chi phí xử lý thực bì, đào hố, tiền mua cây giống, tốn công trồng và chăm sóc trở lại để 5 năm sau mới có khai thác”, ông Tây phân tích.
Ông Võ Vạn Toàn, Giám đốc Cty TNHH Sông Kôn, đơn vị chuyên chế biến dăm gỗ xuất khẩu đóng tại Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn, Bình Định), cho hay: “Năm nay kinh doanh mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu thuận lợi hơn năm trước, từ đầu năm đến nay, thị trường nhập khẩu dăm gỗ Trung Quốc ăn hàng đều đều, dăm gỗ không còn tồn đọng trong kho các nhà máy ở Bình Định như năm trước. Nếu cả 1 năm 2017 công ty chỉ xuất được 47.000 tấn khô thì năm nay mới đến tháng 10/2018 công ty đã xuất được 50.000 tấn. Gía hiện cũng được tăng, nếu mấy tháng trước đây thị trường Trung Quốc chỉ thu mua 118 USD/tấn dăm khô thì hiện đã tăng đến 122 USD/tấn dăm khô”.
Lối thoát cho ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu?
Không chỉ đang canh cánh nỗi lo về thiếu nguyên liệu sản xuất, các nhà máy chế biến dăm gỗ XK ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khác trong thời gian tới có thể dẫn ngành này vào “cửa tử” nếu không tìm được cách vượt qua.
Nhiều rủi ro rình rập
Do thiếu trầm trọng nguyên liệu SX nên hiện nay, nhiều nhà máy chế biến dăm gỗ XK áp dụng chính sách thu mua gỗ rừng trồng theo kiểu “mua tất tần tật”, cả rừng chưa đúng tuổi cũng thu mua nốt. Thậm chí, nếu cạnh tranh căng thẳng quá, để có nguyên liệu duy trì hoạt động cho nhà máy, nhiều DN sẵn sàng nâng giá thu mua vô tội vạ. Trong khi đó, trong khoảng 3 triệu ha rừng trồng hiện nay tại Việt Nam, 50% là thuộc quyền sở hữu của 1,4 triệu hộ gia đình. Đa số hộ gia đình tham gia trồng rừng luôn thiếu vốn.
Thiếu vốn đầu tư cho SX, thiếu tiền cho những sinh hoạt của gia đình. Do đó, nếu có ai đặt vấn đề mua rừng non họ liền bán ngay, dù biết bán rừng chưa đúng tuổi năng suất sẽ bị sụt giảm. “Mặc dù rừng chưa đến chu kỳ khai thác nhưng nếu ai đến mua với giá cao tui sẽ bán ngay. Bởi hiện nay hầu hết rừng trồng của bà con sử dụng giống có chất lượng không cao, không có khả năng kéo dài chu kỳ cây. Vả lại, bán sớm cầm được đồng tiền “tươi” để chi phí cho con cái ăn học, lại không phải lo gió bão đốn ngã rừng”, anh Nguyễn Hai, một chủ rừng ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định), bộc bạch.
Theo ông Trần Lê Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, hiện chu kỳ của gỗ rừng trồng là từ 5-7 năm. Tuy nhiên, có khoảng hơn 80% chủ rừng là hộ gia đình bán rừng trước khi rừng được 5 năm tuổi. Thậm chí có nhiều chủ rừng lợi dụng nhu cầu về nguyên liệu của các nhà máy chế biến tăng cao mà nguồn cung khan hiếm nên nảy ra chiêu “tăng cân” cho gỗ bằng cách tưới nước tăng độ ẩm trước khi chở đến nhà máy hoặc lèn cả cành nhánh vào để bán. Do đó, chất lượng dăm ngày càng sụt giảm, làm mất uy tín đối với các thị trường tiêu thụ lớn.
“Để phát triển bền vừng ngành dăm gỗ trong nhưng năm tới, Nhà nước cần có chính sách tín dụng ưu đãi với chu kỳ dài theo chu kỳ phát triển của cây trồng để các chủ rừng có điều kiện chăm sóc, tránh nạn bán rừng non. Giống và chất lượng cây giống cũng cần được các nhà khoa học quan tâm để nâng cao năng suất rừng trồng. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ cũng cần phải được nâng cao nhằm tạo ra mối liên kết giữa các DN, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về nguyên liệu”, ông Nguyễn An Điềm, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định. |
Theo TS Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, các nhà nhập khẩu gỗ dăm ở nước ngoài nắm rất chắc chu kỳ khai thác gỗ rừng trồng ở Việt Nam, họ lấy đó làm cơ sở để kiểm soát giá cả có lợi cho mình. “Điển hình như trong 2 năm 2009 và 2012, giá cả và sản lượng dăm gỗ của Việt Nam XK vào thị trường Trung Quốc đột ngột giảm mạnh từ 20-30% so bình thường. Thậm chí có một số đối tác ngưng nhập hàng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao nên các nhà máy chế biến dăm gỗ của Việt Nam tồn đọng hàng số lượng lớn kéo theo sự thua lỗ trầm trọng.
Thêm vào đó, trong thời gian tới, mặt hàng dăm gỗ XK sẽ phải gánh mức thuế từ 5-10%. Theo tính toán của các DN chế biến dăm gỗ XK, nếu phải chịu mức thuế nói trên mà khoản chi phí SX và giá XK không thay đổi thì các đơn vị thu mua XK sẽ bị lỗ từ gần 38.000đ-gần 109.000đ/m3.
Đâu là lối thoát
Bàn về lối thoát cho ngành chế biến dăm gỗ XK hiện nay, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN, nói ngay: “Trước mắt, các địa phương cần thôi ngay tính dễ dãi trong việc cấp giấy phép cho nhà máy mới để giảm bớt áp lực rủi ro của ngành này. Bởi theo chúng tôi được biết, hiện vẫn có một số nhà máy đang xin giấy phép tiếp tục xây dựng tại một số địa phương”.
Còn theo ông Nguyễn An Điềm, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định, muốn mở lối thoát cho ngành chế biến dăm gỗ cần phải mở rộng thêm thị trường XK ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; chứ không chỉ lệ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc mà trong những năm qua đã có những biểu hiện không ổn định về giá cả và sản lượng nhập khẩu. Muốn được vậy, chất lượng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng chế biến dăm phải được bảo đảm, nhất là về chu kỳ khai thác. Việc khai thác rừng non phải được khống chế bằng các chế tài hẳn hoi. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện đồng bộ để các chủ rừng có bước đệm tiến đến chứng chỉ FSC, cở sở tiên quyết để sản phẩm dăm gỗ của Việt Nam tiến mạnh vào các thị trường khó tính về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ gỗ rừng trồng…
Hình ảnh dăm gỗ của máy băm dăm di động:
MÁY BĂM CÂY DI ĐỘNG:
Giá gỗ nguyên liệu giấy giảm
Ông Nguyễn Ngọc Đạo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn (trụ sở tại huyện Vĩnh Thạnh), cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh giảm mạnh làm cho người trồng rừng gặp nhiều khó khăn.Hiện gỗ nguyên liệu keo đang ở mức 1,070 triệu đồng/tấn, giảm 130 – 150 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm giá gỗ nguyên liệu giấy giảm là do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn; sự cạnh tranh giữa các DN trong xuất khẩu gỗ dăm rất lớn.
Theo Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 100 ngàn ha rừng trồng, với sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 600 ngàn tấn. Giá gỗ nguyên liệu giảm làm cho người trồng rừng gặp khó khăn, thiếu vốn đầu tư tái sản xuất.
Hình ảnh máy băm dăm di động tại Hà Tỉnh
Tắc đầu ra, gỗ rừng trồng khốn đốn
Từ giữa tháng 10/2017 đến đầu năm 2018, mặt hàng dăm gỗ tắc đầu ra nên hầu hết các nhà máy chế biến dăm gỗ XK trên địa bàn Bình Định phải dừng thu mua gỗ nguyên liệu.
Giá thấp nhất trong 10 năm qua
Theo ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, giá gỗ keo lai thu mua trên địa bàn huyện Vân Canh (Bình Định) hiện dao động từ 920 – 950 ngàn đồng/tấn, giá gỗ bạch đàn từ 830 – 840 ngàn đồng/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, giá gỗ nguyên liệu giảm 300 ngàn đồng/tấn, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Đã có hơn 10 năm trồng rừng nguyên liệu với hơn 100ha, chưa năm nào ông Cù Văn Mẫn ở thôn Bình An 1, xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) thất vọng như năm nay. Ông Mẫn rầu rĩ cho biết: “Giá gỗ keo đang tuột thấp chỉ còn 900 – 950 ngàn đồng/tấn, thấp hơn cùng kỳ 350 – 400 ngàn đồng/tấn. Đã vậy, muốn bán cũng rất khó vì các nhà máy dừng thu mua. Nghịch lý là giá bán thấp, nhưng chi phí đầu tư trồng rừng như giống, phân bón và giá thuê nhân công tăng lên từng ngày”.
Đang sở hữu 30ha cây keo lai đã tới chu kỳ khai thác nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đầu ra, ông Phạm Hồng Hải ở thôn Tân Vinh, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh), than thở: “Bây giờ tui muốn bán gỗ nguyên liệu mà chẳng có ai mua. Hầu hết các nhà máy chế biến dăm gỗ đã dừng thu mua gỗ nguyên liệu, thương lái vì thế cũng không còn thu mua gỗ keo, bạch đàn”.
Ông Hải tính toán: Mỗi ha keo đầu tư từ 40 – 50 triệu đồng. Sau 5 – 6 năm cho khai thác với năng suất 80 tấn gỗ nguyên liệu. Tính theo mức giá thu mua bình quân hiện nay 900 – 950 ngàn đồng/tấn, mỗi ha rừng trồng thu được hơn 70 triệu đồng, trừ hết chi phí người trồng rừng… phủi tay!
Tắc đầu ra
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, toàn tỉnh này hiện có trên 20 nhà máy chế biến dăm gỗ XK, tổng công suất hơn 1,2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc nên khi các DN Trung Quốc dừng thu mua là các nhà máy chế biến dăm gỗ lao đao, phải dừng hoạt động. Trong khi đó, toàn tỉnh có trên 101 ngàn ha rừng trồng, sản lượng khai thác trên 600 ngàn tấn/năm.
Theo ông Võ Vạn Toàn, PGĐ Cty TNHH Sông Kôn, từ đầu tháng 8/2017 đến nay, Cty không xuất bán được lô hàng dăm nào sang Trung Quốc, hiện nhà máy đang tồn đọng 16.000 tấn dăm khô. Do đó, hiện Cty TNHH Sông Kôn phải tạm ngừng thu mua gỗ nguyên liệu.
Lâm tình cảnh tương tự, hiện nhà máy chế biến dăm của Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh cũng đang tồn đọng 30.000 tấn dăm khô. Do lượng dăm tồn quá lớn, hiện không còn chỗ chứa nên nhà máy dừng thu mua.
Ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, nhận định: “Thời điểm này, các nước trồng rừng lớn như Australia, Indonesia hay Malaysia đang bước vào chính vụ thu hoạch gỗ nguyên liệu nên sản phẩm tràn ra thị trường rất lớn. Trong khi đó các DN thu mua dăm gỗ ở Trung Quốc giảm nhu cầu nhập. Vả lại, sau cơn bão số 12, luồng lạch ra, vào cảng Quy Nhơn bị ách tắc do tàu hàng chìm. Tàu có trọng tải lớn chưa thể ra, vào cảng để chở dăm gỗ”.
MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG:
Xe chở gỗ dăm bốc cháy sau tai nạn, 3 người bị thương
Sau khi tập kết gỗ dăm ở cảng Dung Quất, ôtô tải trên đường về Quảng Nam thì bị xe bơm bê tông húc vào, gây hỏa hoạn và khiến 3 người bị thương.Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Văn Vương, Bí thư xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn), cho biết khoảng 16h30 chiều 14/6, xe bơm bê tông va chạm với ôtô tải mang biển số Quảng Nam tại ngã tư đường Võ Văn Kiệt và đường Trì Bình – Dung Quất.
“Sau cú va mạnh, ôtô tải chở gỗ dăm bốc cháy ngùn ngụt, cột khói cao hơn 6 m. Tài xế và hai người ngồi trên xe bơm bê tông bị thương nặng, được đưa đến bệnh viện cấp cứu”, ông Vương nói.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công an Quảng Ngãi điều động hai xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu vực giao lộ vào giờ cao điểm nên gây ách tắc giao thông.
Tại hiện trường, ôtô chở gỗ dăm bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, phần đầu xe bơm bê tông bị hỏng nặng.
Ba người bị thương trong vụ tai nạn là lái xe bồn bơm bê tông Trần Thanh Qúy (35 tuổi, ngụ xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) bị gãy xương đùi. Phụ xe bồn bơm bê tông Nguyễn Thanh Vỹ (cùng quê anh Qúy) bị bỏng. Lái xe tải chở gỗ dăm Nguyễn Hồng Sơn(26 tuổi, ngụ xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam) bị thương nhẹ.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định xe bơm bê tông đâm trúng vào bình chứa nhiên liệu của ôtô chở gỗ dăm, gây ra vụ hỏa hoạn.
MÁY BĂM CÂY DI ĐỘNG:
Dăm gỗ Keo, Bạch Đàn
Dăm gỗ là sản phẩm được tạo ra từ quá trình băm các cây gỗ keo rừng trồng. Dăm gỗ được sử dụng là nguyên liệu cho sản xuất từ bột giấy, làm chất đốt hoặc ván công nghiệp khác như ván dăm, ván MDF…Tùy theo tính chất hóa học và cợ học khác nhau của chúng mà có công dụng riêng. Các cây chủ yếu là bóc vỏ, những khúc thân cây hầu hết được bóc vỏ. Vỏ của cây cũng như gỗ được băm ra được xử lý trong quá trình khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
CÔNG TY TNHH GỖ BSR là Công ty chuyên phân phối Máy băm dăm di động kết nối trục BSR máy kéo đáp ứng đủ tiêu chuẩn kích thước dăm sau khi băm để xuất khẩu hoặc sản xuất MDF
Quy cách & chất lượng sản phẩm:
Trên 40 mm (Vượt quy cách)………………………… tối đa 4,5%
9,5 mm – 40 mm…………………………………………. tối thiểu 77%
4,8mm – 9,5 mm………………………………………….. tối đa 15%
Dưới 4,8mm (Dưới quy cách) ……………………….. tối đa 4,5%
Vỏ & mục: ………………………………………………….. tối đa 1%
Mắt cây được tính theo qui cách dăm
MÁY BĂM CÂY DI ĐỘNG:
Công nghiệp chế biến dăm gỗ: Tăng trưởng bấp bênh.
Thời gian gần đây, lượng dăm gỗ sản xuất ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có mức tăng trưởng khá cao so với trước. Đây là tín hiệu đáng mừng, song vẫn còn nhiều nỗi lo…
Xuất khẩu tăng mạnh
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp (DN) lớn chuyên sản xuất dăm gỗ. Trong đó, thị xã Ninh Hòa và huyện Khánh Vĩnh, mỗi địa phương có 1 DN, các DN còn lại đều đóng tại TP. Cam Ranh. Đến đầu tháng 5, lượng dăm gỗ xuất khẩu của các DN đạt mốc 100.000 tấn và chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là tín hiệu đáng mừng sau thời gian ngành công nghiệp dăm gỗ có dấu hiệu chững lại. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất khẩu đã tăng hơn 100%.
MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Ông Cam Văn Liễu – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế biến dăm gỗ Đại Hưng (xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh) nhận định: “Nguyên nhân sản lượng dăm gỗ tăng mạnh trong thời gian qua là do cơn bão số 12 năm 2017 khiến cây keo bị ngã đổ rất nhiều. Lượng gỗ tận thu cao, nguồn cung tăng nên đa phần các DN chế biến dăm gỗ trên địa bàn đều phải hoạt động hết công suất. Riêng công ty chúng tôi, từ đầu năm đến nay đã xuất được hơn 8.000 tấn, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm trước. Vì nguồn nguyên liệu tăng đột biến nên công ty phải đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới, hiện đại để chế biến kịp nguyên liệu thu mua, đảm bảo chất lượng dăm gỗ luôn ở mức cao nhất, sản lượng và năng suất đạt mức tối đa. Doanh thu năm 2017 đạt khoảng 50 tỷ đồng, dự kiến năm nay sẽ đạt khoảng 90 tỷ đồng”.
MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Một trong những nguyên nhân khiến sản lượng dăm gỗ xuất khẩu tăng cao là do các nước: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường thu mua dăm gỗ để phục vụ cho ngành giấy. Ông Lê Minh Hải – Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết: “Cuối năm trước, dăm gỗ khá ế ẩm, chất thành đống, không tiêu thụ được. Nhưng từ đầu năm đến nay, sản lượng xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh. Chỉ tính 4 tháng đầu năm, toàn TP. Cam Ranh có 84.000 tấn dăm gỗ được xuất khẩu, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2017”.
VIDEO MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
100 cảnh sát chữa cháy kho gỗ dăm
Hơn 100 cảnh sát Bình Định tham gia chữa cháy, sơ tán hàng trăm thiết bị nhà máy chế biến gỗ dăm ở KCN Phú Tài (phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn).
Khoảng 4h sáng 13/8, hỏa hoạn bất ngờ bùng phát ở kho gỗ dăm của Công ty TNHH Trường Phát thuộc KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (Bình Định).
Theo người dân địa phương, kho gỗ dăm cháy đỏ rực cả khoảng trời, khói đen mịt mù xộc vào các khu dân cư xung quanh. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, gió lớn khiến bãi chứa gỗ dăm càng cháy dữ dội.
Trao đổi với Zing.vn, đại tá Phạm Đình Trung, Phó giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh Bình Định), cho biết 13 xe chuyên dụng với hơn 100 cảnh sát được huy động đến hiện trường.
Đám cháy bùng phát mạnh, chúng tôi phải sơ tán, bảo vệ an toàn hàng trăm thiết bị cho nhà máy chế gỗ dăm. Ngoài việc điều động 10 xe cứu hỏa, chúng tôi còn huy động thêm ba xe chữa cháy của Công ty xăng dầu Bình Định và Cảng Quy Nhơn tham gia dập lửa”, đại tá Trung nói.
Theo vị này, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi khu nhà văn phòng và hơn 10 tấn gỗ dăm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp này hàng tỷ đồng. Sau gần 2 giờ chữa cháy, vụ hỏa hoạn được khống chế hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra.
VIỆT NAM – NƯỚC XUẤT KHẨU DĂM GỖ LỚN NHẤT THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BỘT GIẤY
Bắt đầu từ năm 2011, đất nước ta đã thiết lập được lên kỷ lục về xuất khẩu giấy với số lượng xuất khẩu lên tới 5.4 triệu tấn và đến năm 2017 là gần 11 triệu tấn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nguyên liệu sản xuất bột giấy sang thị trường quốc tế cũng gây ra một số vướng mắc cho các công ty sản xuất giấy và chế biến gỗ trong nước.Trước năm 2011, Australia là nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất trên thế giới trong gần 20 năm qua đã phải nhường vị trí này cho Việt Nam với các lô hàng chiếm khoảng 20% lượng giao dịch nguồn nguyên liệu sản xuất bột giấy trên toàn cầu năm 2011.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Theo nhận định của các chuyên gia, việc mở rộng công suất bột giấy tại Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng mạnh mẽ số lượng các đồn điền gỗ cứng và các cơ sở chế biến dăm mảnh ở Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất bột giấy này được xuất khẩu chủ yếu qua khu vực cảng Hải Phòng và dọc các cảng miền Trung.
Tại rất nhiều cảng ở khu vực miền Trung như Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chân Mây (Thừa Thiên – Huế), Quy Nhơn (Bình Định), Cam Ranh (Khánh Hòa)… thường xuyên có các tàu hàng rời, cập cảng chỉ để vận chuyển dăm gỗ đi các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Với nguồn cung trong nước hạn chế, Trung Quốc sẽ tiếp tục dựa vào các nước láng giềng để cung cấp nguyên liệu sản xuất bột giấy trong tương lai.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Đại diện các hộ nông dân trồng rừng tỉnh Đắk Lắk cho biết, do thiếu vốn nên họ phải khai thác cây gỗ sớm, băm ra để lấy gỗ dăm xuất khẩu thay vì trồng thêm vài năm để lấy gỗ xẻ có giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Việc xuất khẩu ồ ạt dăm gỗ không chỉ ảnh hưởng đến tổng cầu nguyên liệu gỗ và nguyên liệu sản xuất bột giấy trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến cả ngành chế biến gỗ và sản xuất giấy.
Với ngành sản xuất giấy, dăm gỗ là một dạng nguyên liệu thô, có giá trị thấp hơn rất nhiều nếu chọn hướng xuất khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.
Dù lượng dăm gỗ xuất khẩu khổng lồ như vậy nhưng giá trị kim ngạch thu về hàng năm chỉ đạt khoảng 500 triệu USD còn số tiền phải chi ra để nhập khẩu lượng bột giấy lên tới 1300 triệu USD/năm.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Do nguồn nguyên liệu sản xuất bột giấy bị xuất khẩu ồ ạt khiến giá loại nguyên liệu này trong nước tăng cao. Chính phủ cần có quy hoạch đối với các cụm khai thác vùng nguyên liệu và chế biến để tận dụng nguyên liệu dăm gỗ, gỗ vụn trong khâu cưa xẻ để sản xuất ván sàn có giá trị cao hơn rất nhiều so với xuất thô nguyên liệu.
VIDEO MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG
Nếu cần thêm chi tiết, xin liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ sau đây:
Mọi nhu cầu về tư vấn các giải pháp công nghệ nhà máy viên nén , máy ép viên nén gỗ, viên nén gỗ, trấu viên, viên nén bã mía, viên nén sinh khối …, quý vị liên hệ với CÔNG TY TNHH GỖ BSR ( bsrwoodpellet@gmail.com | 0962537439 ) để có được lời giải tối ưu nhất cho quý doanh nghiệp.
Máy ép viên mùn cưa 3 – 3,5 tấn/h BSR 7270 – Trung Quốc
Category: Máy ép viên nén mùn cưa, máy ép cám viên công suất lớn, Máy ép viên nén mùn cưa, Máy ép viên, Máy ép viên gỗ, Máy ép viên mùn cưa, Máy ép viên nén, Máy ép viên nhập khẩu, Máy ép viên Việt Nam, Củi Trấu Giá Rẻ, Viên Nén, Bếp Đun Viên Nén, Máy Ép Củi Mùn Cưa, máy ép viên mùn cưa, may ep vien mun cua, may ep vien nen, công ty cung cấp mùn cưa, công ty xuất khẩu mùn cưa, công ty sản xuất mùn cưa, mùn cưa, Củi Trấu, Củi Mùn cưa dăm bào, củi mùn cưa, viên nén mùn cưa, dăm gỗ, mùn cưa dăm bào, viên nén trấu viên nén gỗ, viên nén trấu
Tags: Máy ép viên, Máy ép viên đã sử dụng, Máy ép viên mùn cưa , Máy ép viên mùn cưa wood chip, Máy ép viên nén gỗ wood pellet, Máy ép viên nén, Máy ép viên nén Trung Quốc, Máy ép viên nén nhập khẩu, Máy ép viên nén wood pellet xuất khẩu, Máy ép viên nén mới, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2018, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2019, Máy ép viên BSR , Máy ép viên BSR 7270, BSRWOOD, May ep vien, May ep vien da su dung, May ep vien mun cua, May ep vien mun cua wood chip, May ep vien nen go wood pellet, May ep vien nen, May ep vien nen Trung Quoc, May ep vien nen nhap khau, May ep vien nen wood pellet xuat khau, May ep vien nen moi, May ep vien nen chat luong moi nhat 2018, May ep vien nen chat luong moi nhat 2019, May ep vien bsr, May ep vien BSR 7270, vien nen mun cua, vien nen go, cui mun cua, cui trau, gia vien nen go, gia ban vien nen mun cua, gia vien nen go xuat khau, gia vien nen mun cua xuat khau, mua khuon may ep vien, ban khuon may ep vien, khuon may ep vien nen, thanh ly may ep vien nen, thanh ly may day chuyen may ep vien, may ep vien nen mun cua mini, may ep vien nen cu
máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa
Tags: Máy ép viên, Máy ép viên đã sử dụng, Máy ép viên mùn cưa , Máy ép viên mùn cưa wood chip, Máy ép viên nén gỗ wood pellet, Máy ép viên nén, Máy ép viên nén Trung Quốc, Máy ép viên nén nhập khẩu, Máy ép viên nén wood pellet xuất khẩu, Máy ép viên nén mới, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2018, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2019, Máy ép viên BSR , Máy ép viên BSR 7270, BSRWOOD, May ep vien, May ep vien da su dung, May ep vien mun cua, May ep vien mun cua wood chip, May ep vien nen go wood pellet, May ep vien nen, May ep vien nen Trung Quoc, May ep vien nen nhap khau, May ep vien nen wood pellet xuat khau, May ep vien nen moi, May ep vien nen chat luong moi nhat 2018, May ep vien nen chat luong moi nhat 2019, May ep vien bsr, May ep vien BSR 7270, vien nen mun cua, vien nen go, cui mun cua, cui trau, gia vien nen go, gia ban vien nen mun cua, gia vien nen go xuat khau, gia vien nen mun cua xuat khau, mua khuon may ep vien, ban khuon may ep vien, khuon may ep vien nen, thanh ly may ep vien nen, thanh ly may day chuyen may ep vien, may ep vien nen mun cua mini, may ep vien nen cu
Wood pellet mill, wood pellet machine, slicer, hammer crusher, dryer, pelletizer, cyclone, belt, wood pellet mill, mini pellet mill, munch pellet mill, cpm pellet mill, small pellet mill, buhler pellet mill, sawdust pellet mill, straw pellet mill, diesel wood pellet mill, ring die pellet mill, flat die pellet mill, portable pellet mill, grass pellet mill, kahl pellet mill, Pellet Machine , Feed Pellet Machine , Pellet Mill Machine ,Cpm Pellet Mill For Sale , Electric Pellet Mill , Industrial Pellet Mill, Pellet Mill Australia , Animal Feed Pellet Machine , Fish Feed Pellet
san xuat go mun cua, san xuat vien nen mun cua, cui mun cua, che bien go, go mun cua san xuat go mun cua, san xuat vien nen mun cua, cui mun cua, che bien go, go mun cua, vien nen go, may ep go vien nen, may ep vien, may che bien go, go, vien nen, trau vien, vien nen sinh khoi, nanag luong sinh khoi, day chuyen may ep go vien nen, day chuyen may ep vien, mat cat, may bam, may say, may nghien, bang tai, hoi cho , trien lam, may moc, thiet bi, thiet bi che bien go, may moc nganh go, Viên nén gỗ, wood pellet, máy ép gỗ viên nén, máy ép viên, máy chế biến gỗ, gỗ, viên nén, trấu viên, viên nén sinh khối, năng lượng sinh khối, wood pellet production mill, wood pellet machine, pelletizer, rice husk pellet, wood chip, dryer, cutter, slicer, hammer crusher, cyclone, dây chuyền máy ép gỗ viên nén, dây chuyền máy ép viên,máy cắt, máy băm, máy sấy, máy nghiền, băng tải, hội chợ, triển lãm, thiết bị, máy móc, thiết bị chế biến gỗ, máy móc ngành gỗ, trung quốc, bắc kinh, may ep vien nen mun cua truc dung, máy ép viên nén trục đứng, may ep vien nen mun cua trung quoc, thanh lý máy ép viên, giá bán máy ép viên nén, máy ép viên nén trung quốc, máy ép viên nén mùn cưa trung quốc, máy ép viên nén gỗ, giá máy ép viên nén, giá viên nén gỗ, giá máy ép viên nén, khuôn máy ép viên nén, sinh khối việt nam, máy ép viên nén chất lượng, máy ép viên nén mới
#pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #vietnam #wood #woodworking #biofuels #pellets #pellets #bsrwood #rice #woodchip #wuxi #china #machinery #machining #mechanical #pelletmill #pelletmachine #pelletproductionline #pelletindustry #woodpellet #woodpellets #woodpelletvn #vietnam #woodchip #pellet #pellets #biofuel #bioenergy #biomasspellet #biopellet #korea #southkorea #japan #wood #woodworking #machinery #machine #pelletmill #pelletmachine #china #wuxi #shanghai #wuxibsr #bsr #bsrwood #Woodpelletmill #woodpelletmachine #slicer #hammercrusher #dryer #pelletizer #cyclone #belt #woodpelletmill #minipelletmill #munchpelletmill #cpmpelletmill #smallpelletmill #buhlerpelletmill #sawdustpellet mill #strawpelletmill #dieselwoodpelletmill #ringdiepelletmill #flatdiepelletmill #portablepellet mill #grasspelletmill #kahlpelletmill #PelletMachine #FeedPelletMachine #PelletMillMachine #PelletMillForSale #ElectricPelletMill #IndustrialPelletMill #PelletMillAustralia #AnimalFeedPelletMachine #FishFeedPellet #ringdie #roller #die #fuel
#pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #vietnam #wood #woodworking #biofuels #pellets #pellets #bsrwood #rice #woodchip #wuxi #china #machinery #machining #mechanical #pelletmill #pelletmachine #pelletproductionline #pelletindustry #woodpellet #woodpellets #woodpelletvn #vietnam #woodchip #pellet #pellets #biofuel #bioenergy #biomasspellet #biopellet #korea #southkorea #japan #wood #woodworking #machinery #machine #pelletmill #pelletmachine #china #wuxi #shanghai #wuxibsr #bsr #bsrwood #Woodpelletmill #woodpelletmachine #slicer #hammercrusher #dryer #pelletizer #cyclone #belt #woodpelletmill #minipelletmill #munchpelletmill #cpmpelletmill #smallpelletmill #buhlerpelletmill #sawdust #dryers #mechanics #belting elletmill #strawpelletmill #dieselwoodpelletmill #ringdiepelletmill #flatdiepelletmill #portablepelletmill #grasspelletmill #kahlpelletmill #PelletMachine #FeedPelletMachine #PelletMillMachine #PelletMillForSale #milling #biomass #fuel
Add a Comment