Address : 24 Cầm Bá Thước Phường 7
Phú Nhuận TPHCM
Call Us : (84) 096 2537 439
Mail Us : bsrwoodpellet@gmail.com
info@bsrwood.vn
Office Time : Thứ 2 - Thứ 7
08:00 - 17:00

Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách 0962537439

dam go woodchip
Tháng Bảy 14, 2019

by admin Tin tức 0 comment

Báo cáo được trình bày tại Hội thảo: “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đối với ngành gỗ Việt: Chuyển dịch đầu tư nước ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu”  được tổ chức ngày 21/6/2019 tại Hà Nội, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức FOREST TRENDS.

Dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam. Năm 2018 tổng lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã vượt 10,3 triệu tấn khô, tương đương gần 20 m3 gỗ nguyên liệu quy tròn. Giá trị kim ngạch xuất  khẩu của ngành hàng này trong cùng năm đã đạt hơn 1,34 tỉ USD, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Hiện Chính phủ đăng cân nhắc khả năng tăng thuế suất khẩu dăm gỗ ở mức 2% hiện tại lên 5%. Lộ trình tăng thuế xuất khẩu dăm đã được Chính phủ vạch ra từ trước đó, hướng tới mục tiêu hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô (dăm gỗ, ván bóc), nhằm tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn, làm nguyên liệu cho ngành chế biến đồ gỗ nội thất, có giá trị gia tăng cao hơn ngành dăm, của Việt Nam. Nếu thuế xuất khẩu dăm tăng lên 5%, mỗi năm ngân sách từ nguồn thu này lên gần 900 tỉ đồng. Những động thái rục rịch tăng thuế xuất khẩu dăm đã tác động trực tiếp lên xuất khẩu, với lượng dăm xuất khẩu những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến. Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 4 triệu tấn dăm, tương đương với 0,56 tỉ USD về kim ngạch. Lượng xuất tăng nhanh cho thấy động thái ‘né thuế xuất khẩu’ của doanh nghiệp, trước khi mức thuế mới được áp dụng.

Chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng mức thuế 2% đối với mặt hàng dăm xuất khẩu kể từ 1/1/2016. Mục tiêu áp dụng thuế, theo chính phủ, là để khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, tạo nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến đồ gỗ, từ đó mang lại lợi ích cao hơn của cả hộ trồng rừng lẫn ngành đồ gỗ. Áp dụng công cụ thuế này chính phủ kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi trong khâu nguyên liệu, từ đó tạo chuyển dịch trong sản xuất từ dăm sang sản xuất gỗ. Lộ trình tăng thuế xuất khẩu dăm đã được chính phủ phê duyệt, với việc tăng thuế được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển trong khâu sản xuất nguyên liệu, từ gỗ nhỏ cung cho ngành dăm sang gỗ lớn cung cho ngành chế biến gỗ, dịch chuyển trong sản xuất từ dăm sang đồ gỗ và dịch chuyển trong cơ cấu xuất khẩu thông qua việc giảm tỷ trọng xuất khẩu gỗ nguyên liệu, bao gồm dăm, sang các mặt hàng đồ gỗ có giá trị gia tăng cao hơn.

Các ý kiến trái chiều đối với thuế dăm gỗ

Hiện vẫn còn các quan điểm trái chiều về vai trò của thuế xuất khẩu dăm trong việc tạo dịch chuyển trong nguyên liệu và trong sản xuất. Nhóm ủng hộ ngành dăm thì cho rằng ngành dăm là ngành cứu cánh của các hộ trồng rừng, bởi sản xuất nguyên liệu dăm hiện phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội của các hộ trồng rừng. Theo luồng quan điểm này, với lượng cung gỗ nguyên liệu từ rừng trồng hàng năm ra thị trường rất lớn, ngành chế biến đồ gỗ sẽ không thể ‘hút’ hết được lượng cung nguyên liệu khổng lồ như hiện nay. Hạn chế ngành dăm đồng nghĩa với việc kìm hãm trồng rừng, và điều này không phải chỉ tác động tiêu cực tới sinh kế của hộ mà còn tới độ che phủ của rừng. Ngành dăm cũng cho rằng nguyên liệu đầu vào hiện nay của các nhà máy dăm không phải là gỗ lớn, mà chỉ là nguồn gỗ nhỏ, gỗ tận dụng như cành, ngọn; toàn bộ lượng gỗ lớn đi vào sản xuất gỗ. Do vậy, không có sự cạnh tranh về nguyên liệu giữa 2 ngành. Nói cách khác, theo ngành dăm, hạn chế ngành dăm hoàn toàn không phải là yếu tố thúc đẩy ngành chế biến gỗ phát triển.

Nghiên cứu đã cho thấy nếu quốc gia có vai trò quan trọng trong cung hoặc/và cầu sẽ có sức mạnh trong việc định hình thị trường. Việt Nam là quốc gia cung trên dưới 30% tổng lượng cung dăm toàn cầu. Về lý thuyết, Việt Nam có sức mạnh định hình thị trường thế giới. Tuy nhiên, đến nay ngành dăm của Việt Nam hoàn toàn chưa tạo được vị thế này. Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dăm lớn nhất – là người quyết định. Thực tế cho thấy xuất khẩu dăm của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, về lượng cung, giá cả và chủng loại. Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vị thế yếu của ngành dăm Việt Nam như hiện nay, bao gồm tính liên kết yếu, phát triển theo phong trào, cạnh tranh không lành mạnh, bên cạnh các yếu tố khác. Vị thế yếu, phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc ngành dăm không thể tăng giá sản phẩm xuất khẩu khi chính phủ Việt Nam tăng thuế xuất khẩu dăm. Nói cách khác, các chi phí phát sinh do việc áp thuế xuất khẩu sẽ do bên phía Việt Nam chịu; doanh nghiệp dăm Việt Nam không đủ sức mạnh để đẩy giá dăm trên thị trường thế giới lên cao. Nói cách khác, nếu không có những thay đổi căn bản trong ngành dăm của Việt Nam hiện nay, áp dụng thuế hoặc tăng thuế xuất khẩu dăm của Việt Nam mặc dù tạo được một nguồn thu mới cho ngân sách, toàn bộ các chi phí phát sinh sẽ do ngành dăm của Việt Nam phải gánh chịu. 

Chính phủ tăng thuế xuất khẩu tăng sẽ tác động như thế nào tới chuỗi cung dăm của Việt Nam?

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với các ‘mặt hàng cơ bản’ sẽ có thể dẫn đến tình trạng ‘người thắng, kẻ thua’ trong các quốc gia xuất khẩu. Tình trạng người thắng và kẻ thua có phát sinh khi chính phủ thực hiện áp thuế xuất khẩu 2% hay không, và nếu phát sinh, các nhóm này là ai? Vào thời điểm chính phủ bắt đầu áp dụng thuế 2%, giá xuất khẩu dăm giảm. Hiện chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định giá xuất khẩu dăm năm 2016 giảm là do thuế xuất khẩu. Theo thông tin chia sẻ từ các doanh nghiệp dăm, toàn bộ các chi phí phát sinh có liên quan tới thuế được đẩy xuống khâu đầu tiên của chuỗi. Bằng chứng là giá thu mua gỗ nguyên liệu năm 2016 giảm. Mặc dù giá thu mua giảm có thể một phần là do giá dăm xuất khẩu giảm, tuy nhiên, nguồn tin từ các doanh nghiệp dăm cho thấy không có doanh nghiệp dăm nào sẵn sàng giảm lợi nhuận để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí phát sinh do thuế. Nói cách khác, người dân là người phải gánh toàn bộ các chi phí phát sinh do thuế xuất khẩu dăm. Nguồn thu từ thuế xuất khẩu dăm của chính phủ có nguồn gốc từ việc giảm giá mua nguyên liệu đầu vào từ các hộ trồng rừng của công ty dăm.

Chính phủ có thể áp dụng thuế xuất khẩu dăm, giống như một số quốc gia phát triển vẫn đang áp dụng thuế xuất khẩu với một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên trước khi ra bất kỳ một mức thuế nào, hoặc trước khi tăng thuế lên một mức mới, một số câu hỏi quan trọng cần trả lời:

  • Mức thuế bao nhiêu là phù hợp để đảm bảo các mục tiêu chính phủ đề ra khi áp dụng/tăng thuế có thể đạt được?
  • Nguồn thu ngân sách từ thuế được sử dụng như thế nào để phục vụ mục tiêu mà chính phủ đề ra khi áp dụng /tăng thuế?

Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ đánh giá nào về vai trò của thuế xuất khẩu dăm đối với việc chuyển dịch nguồn nguyên liệu và dịch chuyển trong sản xuất và xuất khẩu. Điều này có nghĩa rằng trước khi thay đổi mức thuế hiện nay, chính phủ cần có những đánh giá khách quan về hiệu quả /tác động của thuế về các dịch chuyển trong các khâu theo kỳ vọng. Đánh giá cũng cần quan tâm đến khía cạnh tác động của thuế đối với sinh kế của các hộ trồng rừng.

Kiến nghị

Chính phủ cần đưa ra các cơ chế đảm bảo việc áp dụng, tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu không tạo ra bất cứ tác động tiêu cực tới nguồn thu của các hộ trồng rừng. Nguồn thu của hộ trên một đơn vị sản phẩm sau khi áp thuế ít nhất phải bằng với nguồn thu của hộ trên cùng đơn vị sản phẩm trước áp thuế. Không đạt được mục tiêu cốt lõi này sẽ làm giảm giá trị của chính sách thuế, hoặc thậm chí thuế có thể trở thành công cụ để chuyển một phần nguồn thu ít ỏi của hộ trồng rừng, bao gồm nhiều hộ nghèo, thành nguồn thu cho ngân sách. Điều này đi ngược lại với những kỳ vọng xóa đói giảm nghèo của chính phủ.

Khi chính phủ đưa ra các cơ chế để đảm bảo các hộ trồng rừng không bị tác động tiêu cực bởi thuế xuất khẩu, chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu theo lộ trình đã đề ra trước đó. Tuy nhiên, nguồn thu của chính phủ từ thuế xuất khẩu dăm cần sử dụng một cách hợp lý, đảm bảo thực hiện mục tiêu của chính sách. Nguồn thu này có thể được sử dụng làm quỹ đầu tư nhằm khuyến khích các hộ đầu tư trồng rừng gỗ lớn. Nguồn thu này cũng có thể được sử dụng làm quỹ bảo hiểm rừng trồng, nhằm giảm rủi ro cho các hộ dân. Một phần của nguồn thu cũng nên sử dụng để đầu tư vào khâu chọn tạo giống, nhằm đảm bảo các giống rừng trồng (keo) cung ra thị trường có chất lượng tốt. Tóm lại, thuế xuất khẩu chỉ là công cụ tốt nếu đảm bảo phục vụ đúng mục tiêu đề ra.

Với lượng cung chiếm 30% thị phần thế giới,  ngành dăm cầu cấu trúc lại để có thể nâng được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Các tồn tại lớn của ngành như thiếu liên kết, phát triển theo phong trào, chạy theo thị trường, sản phẩm chất lượng thấp, cạnh tranh không lành mạnh cần phải giải quyết. Với quy mô của ngành dăm như hiện nay, thành lập hiệp hội dăm của Việt Nam là điều cần thiết. Hiệp hội dăm có vai trò kết nối các doanh nghiệp, đảm bảo cân bằng lợi ích, giảm thiểu phát triển nóng và cạnh tranh không lành mạnh trong ngành. Hiệp hội cũng cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, với chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Kiểm soát chất lượng dăm xuất khẩu, nhằm duy trì thương hiệu là mục tiêu quan trọng của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh, xác định vị thế của ngành trên thị trường quốc tế.  Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thành lập và xây dựng mục tiêu dài hạn của hiệp hội, đảm bảo các ưu tiên về chính sách được lồng ghép trong chiến lược phát triển của ngành.

 Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo.

Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo

Gỗ Việt

“Bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu dăm gỗ: Chính quyền đang lạm quyền

(DĐDN) – “Tạo ra một thị trường xuất khẩu dăm gỗ cạnh tranh bình đẳng thay bằng các chính sách “bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu, đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với các địa phương có diện tích rừng lớn”.

(DĐDN) – “Tạo ra một thị trường xuất khẩu dăm gỗ cạnh tranh bình đẳng thay bằng các chính sách “bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu, đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với các địa phương có diện tích rừng lớn”. Đó là khẳng định của ông Vũ Long – Chuyên gia kinh tế lâm nghiệp với DĐDN.

Ngành sản xuất dăm gỗ lâu nay đang bị mang tiếng là “phá rừng non”, có giá trị kinh tế không cao. Chính Quyết định 5115/QĐ/BNN – TCLN cũng cho rằng phải hạn chế tối đa sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ. Điều này có hợp lý không, thưa ông?

Tôi khẳng định rằng, dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn trong ngành chế biến gỗ của VN. Sự phát triển của ngành dăm gỗ, đã mang về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, góp phần đẩy mạnh phát triển các ngành khác như: cây trồng, vận tải, cảng biển… Đơn cử, năm 2015, ngành này đạt tới kim ngạch xuất khẩu gần 1,2 tỉ USD, tương đương với 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng gỗ. Nên có thể nói, dăm gỗ đang được ví như “người đỡ đầu” cho các hộ trồng rừng có quy mô nhỏ, vốn ít, muốn có chu kỳ sản xuất nhanh.

Tuy nhiên, theo Đề án phát triển ngành dăm gỗ giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu đặt ra, đến năm 2020 sẽ giảm khoảng một nửa kim ngạch XK dăm gỗ, tương đương với đó là giảm đi khoảng nửa tỷ USD (chiếm 8 – 10% tổng giá trị XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ), vậy, sẽ phát triển cái gì để thay thế vào nửa tỷ USD đó? Đáng nói hơn, vấn đề an sinh xã hội cho người trồng rừng.

Nhưng thậm chí cơ quan quản lý tại địa phương cũng đang nhìn nhận không tích cực về ngành này, thưa ông?

Câu chuyện ở đây là tư duy và tầm nhìn chiến lược của nhà quản lý và chính quyền địa phương.

Năm 1993 khi tôi làm tư vấn cho dự án nhà máy sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ của Tập đoàn Sojitz và sau này là liên danh giữa TCty lâm nghiệp VN (VINAFOR) và tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) lấy tên là gọi là Cty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Viêt Nhật Vũng Án (VIJACHIP VA ). Tôi nhận thấy, khi DN tới đầu tư dự án, chính quyền đã nghĩ ngay rằng, nhà máy được đầu tư thì diện tích rừng sẽ bị phá bỏ và thu hẹp lại. Vì vậy, cũng phải mất một thời gian, VIJACHIP VA mới có thể thuyết phục được chính quyền cho xây dựng nhà máy. Tuy vậy, sau 10 năm nhà máy đi vào hoạt động, khi có điều kiện đi khảo sát lại diện tích rừng cùng Vụ hợp tác quốc tế Bộ NN – PTNT tôi thấy rằng, diện tích rừng không mất đi mà ngược lại, độ che phủ còn được nhân rộng hơn rất nhiều. Bởi lẽ, chính DN nhận thấy nguyên liệu là yếu tố quan trọng, và đã góp vốn cùng nông dân mở rộng diện tích rừng trồng.

Bài liên quan:

Ở một khía cạnh khác, sau một thời gian phát triển manh mẽ được xem là “bà đỡ” cho nhiều hộ trồng rừng, thì nay, với sự sụt giảm của thị trường nhập khẩu cùng với những khó khăn nội tại của ngành nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm đáng kể. Tính 5 tháng đầu năm 2016 là 1,8 triệu tấn, thu về 248 triệu USD, giảm lần lượt 39% và 42% so với cùng kỳ năm 2015. Nếu từ nay đến cuối 2016, xu hướng xuất khẩu này không thay đổi, ngành chế biến và xuất khẩu dăm của VN sẽ tiếp tục phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Do vậy, chúng ta cần tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định của ngành dăm gỗ trong đó có sự phát triển của ngành trồng rừng. Dùng nhân tố ổn định này để có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến mang lại hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.

Có thực tế tại Nghệ An, người dân đang tính tới việc bỏ rừng vì không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Còn các DN vừa và nhỏ muốn đầu tư nhà máy sản xuất chế biến gỗ dăm lại gặp khó bởi chính sách “bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu cho DN lớn. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Theo tôi, chúng ta cần phải tuân thủ theo cơ chế thị trường, để các DN cạnh tranh một cách công bằng chứ không nên can thiệp vào bằng các biện pháp hành chính như “bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu hay tăng thuế XK dăm gỗ.

Hiện nay, giá gỗ đầu vào của ngành dăm là 1.150.000 đồng/m3 còn giá đầu vào của gỗ chế biến XK cũng chỉ là 1.500.000 đồng/m3. Ngành chế biến, XK gỗ muốn cạnh tranh về nguồn nguyên liệu thì phải tự tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong chế biến sâu, từ đó tăng giá thu mua gỗ nguyên liệu đầu vào. Như vậy, cả nông dân và DN đều được lợi. Phải tùy vào lợi thế từng ngành nghề và tuân thủ sự cạnh tranh để phát triển.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, quy hoạch vùng nguyên liệu chỉ là trên giấy, còn thực tế, nếu DN muốn có được vùng nguyên liệu thì phải có hợp đồng gắn kết với nông dân. Hiện nay, đất trồng rừng vẫn chủ yếu thuộc về nông dân quản lý, vì vậy, quyền quyết định bán gỗ cho DN nào thuộc về nông dân chứ không phải là chính quyền. Nếu chính quyền can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính là đang lạm quyền. Điều quan trọng hơn cả, nếu câu chuyện “bảo hộ” độc quyền được nhân rộng thì đối tượng chịu ảnh hưởng nhất sẽ là những người trồng rừng.

Tại một số tỉnh như Quảng Trị, Tuyên Quang trước đây cũng đã từng “nhen nhóm” dấu hiệu “bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu cho thấy. Đơn cử, tại Quảng Trị khi bắt đầu có Nhà mày chế biến gỗ IDF thì chính quyền tại đây đã quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy và không muốn thu hút đầu tư các DN chế biến xuất khẩu bán dăm vào địa phương với mục đích để lại vùng nguyên liệu cho nhà máy này. Nhưng khi nhà máy làm ăn không đạt hiệu quả, gỗ tiêu thụ không hết. Đến nay Quảng Trị đã phải để thị trường tự do cạnh tranh trong trong mua bán nguyên liệu cũng như xuất khẩu. Hay tại Tuyên Quang cũng vậy, khi chính quyền thu hút được một số nhà đầu tư Nhật, Đài Loan… thì họ thực hiện chính sách, rừng xanh, ruột xanh, cấm các DN khai thác. Thế nhưng cuối cùng, khi nhà máy không tiêu thụ hết thì chính quyền lại “thả cửa” để các DN được tự do cạnh tranh.

Trong khi đó, nếu tuân thủ theo thị trường cạnh tranh thì người có lợi chính là nông dân. Hơn nữa, đây không phải là sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế mà toàn bộ là khối các DN tư nhân tự đầu tư sản xuất chỉ khác nhau là lớn hay nhỏ. Vậy phải chăng có dấu hiệu của “lợi ích nhóm” đang trỗi dậy tại địa phương.

Vậy theo ông, chính quyền địa phương sẽ phải “ứng xử” thế nào với DN dăm gỗ?

Như tôi đã nói ở trên, chính quyền cần phải hướng tới lợi ích của số đông chứ không thể “o bế” hay nghiêng về quyền lợi của bất kỳ một đối tượng DN nào. Đây chính là “nút thắt” cần được tháo gỡ không chỉ với DN dăm gỗ.

-Xin cảm ơn ông !

Doanh nghiệp dăm gỗ lại vướng vì “bảo hộ” vùng nguyên liệu

(DĐDN)- Các DN chế biến dăm gỗ và lĩnh vực lâm sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang rơi vào tình trạng phải đóng cửa nhà máy chế biến bởi, chính sách bảo hộ độc quyền vùng nguyên liệu cho những DN lớn của chính quyền tỉnh thời gian gần đây.

(DĐDN)- Các DN chế biến dăm gỗ và lĩnh vực lâm sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang rơi vào tình trạng phải đóng cửa nhà máy chế biến bởi, chính sách bảo hộ độc quyền vùng nguyên liệu cho những DN lớn của chính quyền tỉnh thời gian gần đây.

untitled-1-copy-copy

Trung bình mỗi đêm, lượng gỗ keo được vận chuyến từ Nghệ An ra Thanh Hóa tiêu thụ lên tới hàng ngàn tấn.

Với diện tích đất có rừng lên tới hơn 985.137 hecta, Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên rừng trù phú của cả nước.

Nông dân tính chuyện bỏ rừng

Thế nhưng, điều đáng nói, hiện nay, người nông dân trồng rừng tại một số huyện của tỉnh này, lại đang tính tới bài toán bỏ rừng vì gỗ trồng đến mùa thu hoạch bị ép giá hoặc không có thị trường tiêu thụ.

Bài liên quan:

Một nông dân trồng rừng tại huyện Nghĩa Đàn chia sẻ với PV DĐDN rằng, cây keo khai thác hiệu quả nhất (về giá trị kinh tế cũng như chất lượng) với vòng tuổi đời từ 4- 5 năm. Thế nhưng, hiện nay, có những diện tích keo của gia đình đã trồng tới 7 năm nhưng không thể thu hoạch vì không có người mua, hoặc nếu mua thì lại bị ép giá. Trong khi đó, thu nhập chủ yếu của gia đình nhờ vào 6 hecta trồng keo. Tiền vay ngân hàng thì lãi mẹ đẻ lãi con, giờ đây, người nông dân này không còn thiết tha với nghề trồng rừng và đang tính tới bài toán bỏ rừng đi địa phương khác kiếm sống.

Cùng chung cảnh ngộ, với diện tích gần 30.000 hecta rừng, nhưng các hộ nông dân tại huyện Tân Kỳ cũng đang phải tự “vật lộn” tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Bởi lẽ, theo chia sẻ của anh Võ Duy Thuận, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, với hàng trăm hecta trồng rừng, nhưng thị trường tiêu thụ gỗ chủ yếu của gia đình anh lại chính là thị trường Thanh Hóa. Trung bình mỗi đêm, lượng gỗ keo được vận chuyến từ Nghệ An ra Thanh Hóa tiêu thụ lên tới hàng ngàn tấn. Tuy nhiên, với cung đường vận chuyển xa, trừ cước phí đường bộ, cầu phà, khấu hao xe… giá trị thu về mỗi tấn gỗ là rất thấp. Trong khi đó, theo anh Thuận một số DN đóng trên địa bàn tỉnh như: Cty TNHH Thanh Thành Đạt hay Cty chế biến gỗ Nghệ An lại ép giá thu mua nên anh cũng như các hộ nông dân trồng rừng ở huyện Tân Kỳ phải vận chuyển gỗ ra tỉnh ngoài để tiêu thụ.

Nghệ An cần có cơ chế nhanh chóng xây dựng chợ gỗ đầu mối ở khu vực để phục vụ các DN nhập khẩu, tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu nội địa, cung ứng cho các DN sản xuất.

DN “nhụt” chí đầu tư

Điều đáng nói, trong khi, người dân đang rất “khát” thị trường tiêu thụ, còn các DN có tâm huyết muốn về đầu tư nhà máy chế biến gỗ để “gỡ” khó cho nông dân thì chính quyền tỉnh lại đưa ra chính sách “bảo hộ nguyên liệu” cho số ít những DN lớn đã và đang đóng trên địa bàn. Điều này, vô hình trung, làm nản lòng nhà đầu tư. Đáng nói, tỉnh sẽ thất thu một nguồn ngân sách khá lớn khi các hộ trồng rừng phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại tỉnh ngoài.

Đặc biệt hơn, theo nguồn tin riêng của DĐDN, vì chính sách bảo hộ nguyên liệu cho những DN lớn, thời gian gần đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ra nhiều văn bản (CV số 9034/UBND-CNTM; Công văn số 9444/UBND-CNTM; Quyết định số 2008/UBND-CNTM…) yêu cầu các DN nhỏ trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ và sản phẩm lâm sản trên địa bàn chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư phải dừng hoạt động để quy hoạch “lại” vùng nguyên liệu. Nhưng trên thực tế, vùng nguyên liệu tại một số huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… lại quá dư thừa để các DN có thể cạnh tranh. “Chính sách bảo hộ vùng nguyên liệu cho những DN lớn là một trong những “nút thắt cổ chai” cho DN kế sau muốn đầu tư nhà máy chế biến trên địa bàn”- đại diện lãnh đạo huyện Tân Kỳ chia sẻ.

Đồng tình, ông Nguyễn Nghĩa Huy – Giám đốc Cty TNHH Chế biến lâm sản Hoàng Huy cho rằng, mặc dù đã có đăng ký kinh doanh và giấy quyết định chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh số 2878 cấp ngày 22/6/2016, nhưng Cty thường xuyên phải bổ sung về mặt thủ tục hành chính sau mỗi đợt có đoàn về kiểm tra. Điều này, khiến cho DN mất khá nhiều thời gian về mặt hoàn thiện các thủ tục và dẫn đến công việc sản xuất bị ngưng trệ. Tính đến thời điểm hiện nay, khi Cty mới đi vào sản xuất chưa được một năm, nhưng đã thua lỗ ước tính 700 triệu đồng. Đây là một con số không nhỏ đối với DN khởi nghiệp. “Với những chính sách không nhất quán, bảo hộ độc quyền trong ngành gỗ lâm sản của chính quyền tỉnh thời gian qua đang vô hình chung đi ngược với chủ trương thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ” – ông Huy nhấn mạnh.

Được biết, theo quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 tầm nhìn 2030, tỉnh Nghệ An đã xây dựng các chính sách ưu đãi về mặt bằng sản xuất cho các DN chế biến gỗ đầu tư sản xuất tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm (liên kết dọc), từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, cân đối cung cầu sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như việc truy suất nguồn gốc sản phẩm. Cùng với đó là xây dựng và phát triển chương trình hỗ trợ và chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tinh chế, cạnh tranh trên thị trường nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế…

Chiến lược quy hoạch phát triển là vậy, nhưng thực tế triển khai như thế nào lại là dấu hỏi cần lời giải đáp của các ban ngành địa phương ?

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, chế biến gỗ xuất khẩu sẽ là một trong những mũi nhọn kinh tế với tỉnh Nghệ An nếu như chính quyền tỉnh có chính sách cởi mở khuyến kích thu hút đầu tư, thu hút các DN ngoại tỉnh có tiềm lực về lĩnh vực gỗ lâm sản. Cùng với đó, về lâu dài, Nghệ An cần có cơ chế nhanh chóng xây dựng chợ gỗ đầu mối ở khu vực để phục vụ các DN nhập khẩu, tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu nội địa, cung ứng cho các DN sản xuất. Việc hình thành các chợ cung cấp gỗ cho DN, sẽ giúp họ tự do cạnh tranh bình đẳng về giá cả và chất lượng, giúp người nông dân được hưởng lợi về giá cả, thị trường tiêu thụ ổn định, tạo thêm động lực để họ “bám” rừng. Đây chính là bài toán mà Nghệ An cần tính tới nếu muốn phát triển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian sắp tới.

Dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu dăm gỗ lên 5%

(TBTCO) – Trước nhiều kiến nghị cho rằng, cần điều chỉnh thuế xuất khẩu (XK) mặt hàng dăm gỗ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ đề xuất tăng thuế XK mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5%.

dăm gỗ

Mặt hàng dăm gỗ hiện có thuế XK là 2%. Ảnh: TL.

Đề xuất trên của Bộ Tài chính tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế XK, Biểu thuế nhập khẩu (NK) ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan.

Mặt hàng dăm gỗ thuộc mã hàng 4401.22.00.90 có thuế xuất khẩu (MFN) là 2%. Theo khung thuế suất thuế XK đối với từng nhóm hàng chịu thuế quy định tại Luật thuế XK, thuế NK số 107/2014/QH13, dăm gỗ thuộc nhóm hàng 44.01 có khung thuế suất xuất khẩu là từ 0% – 25%.

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, kim ngạch XK năm 2017 của mã hàng 4401.22.00.90 là khoảng 1 tỷ USD. Kim ngạch XK năm 2018 là 1,3 tỷ USD. Mặt hàng dăm gỗ được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… Như vậy có thể thấy, kim ngạch XK dăm gỗ chiếm thị phần lớn trong tổng số kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ (khoảng 40%).

Tại diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, XK gỗ, lâm sản năm 2018 – thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”, các ý kiến cho rằng, cần có các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ, hạn chế XK mặt hàng dăm gỗ do người dân thu hoạch non gỗ rừng để làm dăm gỗ.

Trên cơ sở phân tích số liệu kim ngạch XK dăm gỗ nêu trên, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất trong nước, đồng thời không ảnh hưởng quá nhiều đến đối tượng cung cấp là các hộ trồng rừng, hạn chế tình trạng người trồng rừng bị ép giá, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế XK mặt hàng này từ 2% lên 5%. Số thu tác động dự kiến khoảng 897 tỷ đồng./.

Xuất khẩu dăm gỗ: Số 1 thế giới vẫn không “quyết” nổi thị trường

Đứng đầu thế giới về xuất khẩu (XK) dăm gỗ nhưng Việt Nam lại không được ở thế làm chủ thị trường khi chịu sự chi phối quá lớn từ Trung Quốc.

Sự kiện: 

Kinh Doanh

Phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm với lượng dăm XK đạt khoảng 2,3 triệu tấn khô. Đến 2014, con số này tăng lên 130 nhà máy với lượng dăm XK đạt 7 triệu tấn khô. Năm 2018, lượng dăm XK đạt kỷ lục gần 10,4 triệu tấn khô, trị giá 1,34 tỷ USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, lượng dăm XK của Việt Nam đã tăng vọt lên gần 4 triệu tấn, tương đương gần 0,56 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước XK dăm lớn nhất trên thế giới.

TS Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends) cho biết, hiện Việt Nam đã trở thành nước XK dăm lớn nhất thế giới, chiếm trên dưới 30% tổng cung dăm toàn cầu. Cung dăm từ Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với lượng nhập hàng năm lên tới 60-70% tổng lượng dăm của Việt Nam XK đi tất cả các thị trường. Các thị trường lớn tiếp theo của Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xuất khẩu dăm gỗ: Số 1 thế giới vẫn không “quyết” nổi thị trường - 1

   Việt Nam đứng đầu thế giới về XK dăm gỗ nhưng không làm chủ được thị trường. Ảnh: T.L

Việt Nam là quốc gia cung trên dưới 30% tổng lượng cung dăm toàn cầu. Về lý thuyết, Việt Nam có sức mạnh định hình thị trường thế giới. Tuy nhiên, đến nay ngành dăm của Việt Nam hoàn toàn chưa tạo được vị thế này.

Mặc dù là nước đứng đầu thế giới về cung dăm gỗ ra thị trường nhưng ngành dăm Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để định hình thị trường tiêu thụ dăm thế giới mà vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, tại Trung Quốc, dăm gỗ Việt Nam không cạnh tranh được với dăm gỗ của các nước khác về mức giá.

Nguyên nhân là do chất lượng dăm của Việt Nam kém hơn chất lượng dăm của các nước. Hiện tượng lẫn tạp chất, độ ẩm cao, ẩm mốc, hàm lượng xenluloza thấp trong dăm gỗ Việt Nam tương đối phổ biến. Bên cạnh đó, ngành dăm phát triển nóng, mất kiểm soát dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá XK xuống.

“Theo thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp (DN), ngành dăm gỗ có hiện tượng làm giá bởi các DN Trung Quốc tại Việt Nam. Các công ty dăm Trung Quốc sang mua lại các công ty dăm của Việt Nam, thuê quản lý người Việt, những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành trước đó. Họ phối hợp với nhau, dìm giá bán.

Trong khi đó, tính liên kết giữa các DN dăm của Việt Nam còn lỏng lẻo khiến ngành dăm gỗ Việt Nam dù cung một lượng lớn nhất cho thế giới nhưng vẫn tham gia thị trường thế giới với vị thế bị động chứ chưa phải chủ động” – ông Phúc nói.

Có lộ trình tăng thuế phù hợp

Ngoài các vấn đề nêu trên, câu chuyện rất đáng quan tâm của ngành dăm hiện nay chính là tăng thuế XK. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách nhằm hạn chế XK dăm gỗ, tăng cường chế biến sâu. Một trong những biện pháp cơ bản là áp dụng tăng thuế XK dăm gỗ lên 2% kể từ năm 2016.

Hiện, Bộ Tài chính đang tiến hành tham vấn với các bộ, ngành liên quan và cân nhắc trình Chính phủ kế hoạch tăng thuế XK dăm từ 2% hiện nay lên 5%. Mức thuế cao, được kỳ vọng sẽ khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, tạo nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến đồ gỗ, từ đó mang lại lợi ích cao hơn của cả hộ trồng rừng lẫn ngành đồ gỗ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quy Nhơn – cho rằng, việc tăng thuế mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Chính phủ cần có sự chỉ đạo các bộ, ban, ngành có đánh giá tác động của việc áp, tăng thuế XK dăm gỗ để có lộ trình tăng thuế phù hợp, không để tác động tiêu cực đến diện tích rừng trồng và người trồng rừng.

Xung quanh vấn đề này, đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay, Bộ Tài chính đang xem xét sửa đổi thuế XK dăm gỗ nhưng chưa có phương án chính thức. Trên cơ sở ghi nhận, lắng nghe ý kiến kiến nghị của các DN và hiệp hội, Bộ Tài chính sẽ có những điều chỉnh phù hợp trình Chính phủ trong thời gian tới.

“Hiệp hội dăm có vai trò kết nối các DN, đảm bảo cân bằng lợi ích, giảm thiểu phát triển nóng và cạnh tranh không lành mạnh trong ngành. Hiệp hội cũng cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, với chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu; kiểm soát chất lượng dăm XK, nhằm duy trì thương nhằm nâng cao hình ảnh, xác định vị thế của ngành trên trường quốc tế” – ông Tô Xuân Phúc nói.

Hệ lụy từ chế biến, xuất khẩu dăm gỗ

Quảng Trị đang có 25 cơ sở chế biến dăm gỗ, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng nở rộ các cơ sở chế biến dăm gỗ, ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Ngoài những tác động không tích cực đối với môi trường, đời sống dân sinh; lợi ích thực tế của các cơ sở chế biến dăm gỗ đối với địa phương và Nhà nước là không đáng kể.

Có một nghịch lý là phần lớn số lượng dăm gỗ ở Quảng Trị trước khi xuất bán sang Trung Quốc lại được chở sang Lào, tập kết tại một cơ sở thu mua, sản xuất bột giấy do người Trung Quốc làm chủ. Từ đây, sản phẩm dăm gỗ được vận chuyển quay trở lại Việt Nam, qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, theo QL 9 ra cảng Cửa Việt rồi mới xuống tàu sang Trung Quốc.

Lượng dăm gỗ còn lại được các chủ cơ sở tập kết tại cảng Hợp Thịnh (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) và xuất bán trực tiếp sang Trung Quốc. Dăm gỗ xuất bán trực tiếp bằng đường biển giá cao hơn với xuất bán bằng đường bộ, (chênh lệch từ 20 đến 23 USD/ tấn khô) nhưng hầu hết cơ sở chế biến dăm gỗ ở Quảng Trị chọn cách vận chuyển sang Lào, quay lại Việt Nam rồi mới ra cảng, xuống tàu ra nước ngoài.

Bãi tập kết dăm gỗ của một cơ sở chế biến trên địa bàn xã Gio Mai, huyện Gio Linh. (Ảnh Bình Nguyên)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc các cơ sở chế biến ở Quảng Trị chấp nhận chở ngược dăm gỗ sang Lào sau đó mới quay lại tập kết ở cảng Cửa Việt (với độ dài hơn 300 km, tiêu tốn nhiều nhiên liệu) là do cơ sở của người Trung Quốc đặt tại Lào rất dễ dãi trong thu mua.

Theo quy định, dăm gỗ phải đảm bảo độ khô tối đa 9 độ nhưng cơ sở thu mua đặt tại Lào mua cả dăm gỗ lên đến 12 độ (chưa khô hẳn hoặc ẩm ướt). Các tiêu chuẩn khác như quy cách dăm gỗ (độ dày, mỏng, dài, rộng, độ mùn của dăm, chứng chỉ rừng trồng – FSC) được nước nhập khẩu trực tiếp kiểm tra chặt chẽ nhưng cơ sở thu mua bên Lào lại dễ dàng bỏ qua.

Đây là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài ở Quảng Trị. Giá thu mua dăm gỗ tăng cao đột biến khiến người trồng rừng sẵn sàng bán cả những diện tích rừng chưa đủ tuổi khai thác.

Việc dễ dãi trong kiểm tra chỉ số FSC về nguồn gốc rừng trồng cũng là nguy cơ dẫn tới tình trạng phá rừng, khai thác trái phép rừng tự nhiên phòng hộ và cả rừng tại các Khu bảo tồn thiên nhiên.

Tình trạng lách luật, đặt cơ sở thu mua trên đất Lào, dễ dãi trong thu mua, là nguyên nhân chủ yếu khiến cơ sở chế biến dăm gỗ mọc lên như nấm sau mưa ở Quảng Trị từ đầu năm 2018 đến nay.

Theo thống kê của Sở Công thương Quảng Trị, địa phương này hiện có 25 cơ sở chế biến dăm gỗ nhưng chỉ có chưa đến 1/2 cơ sở hoạt động đúng pháp luật, còn lại là hoạt động chui.

Ngoài việc không đáp ứng được các quy định, chính sách, bảo hiểm cho người lao động; các cơ sở chế biến chui luôn là địa chỉ mất an toàn cao về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

Tình trạng ồ ạt xuất bán dăm gỗ theo đường bộ còn là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trên tuyến QL 9.

Theo thống kê của cơ quan chức năng Quảng Trị, năm 2018 và các tháng đầu năm 2019, tuyến QL9 xảy ra trên 10 vụ TNGT nghiêm trọng do xe container chở dăm gỗ gây ra, làm nhiều người chết và bị thương.

Về tình trạng bùng phát cơ sở chế biến dăm gỗ ở địa phương, ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Lợi ích kinh tế mà những cơ sở chế biến dăm gỗ (có phép và không phép) đối với địa phương và ngân sách nhà nước là không đáng kể.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ (có phép) được Nhà nước hoàn thuế 100% đối với thuế VAT; các khoản thuế còn lại phải nộp như thuế xuất khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp là chỉ 2% và 20% trên tổng lợi nhuận.

Mọi nhu cầu về tư vấn các giải pháp công nghệ nhà máy viên nén , máy ép viên nén gỗ, viên nén gỗ, trấu viên, viên nén bã mía, viên nén sinh khối …, quý vị liên hệ với CÔNG TY TNHH GỖ BSR ( bsrwoodpellet@gmail.com | 0962537439 ) để có được lời giải tối ưu nhất cho quý doanh nghiệp.

Máy ép viên mùn cưa 3 – 3,5 tấn/h BSR 7270 – Trung Quốc

Category: Máy ép viên nén mùn cưa, máy ép cám viên công suất lớn, Máy ép viên nén mùn cưa, Máy ép viên, Máy ép viên gỗ, Máy ép viên mùn cưa, Máy ép viên nén, Máy ép viên nhập khẩu, Máy ép viên Việt Nam, Củi Trấu Giá Rẻ, Viên Nén, Bếp Đun Viên Nén, Máy Ép Củi Mùn Cưa, máy ép viên mùn cưa, may ep vien mun cua, may ep vien nen, công ty cung cấp mùn cưa, công ty xuất khẩu mùn cưa, công ty sản xuất mùn cưa, mùn cưa, Củi Trấu, Củi Mùn cưa dăm bào, củi mùn cưa, viên nén mùn cưa, dăm gỗ, mùn cưa dăm bào, viên nén trấu viên nén gỗ, viên nén trấu

Tags: Máy ép viên, Máy ép viên đã sử dụng, Máy ép viên mùn cưa , Máy ép viên mùn cưa wood chip, Máy ép viên nén gỗ wood pellet, Máy ép viên nén, Máy ép viên nén Trung Quốc, Máy ép viên nén nhập khẩu, Máy ép viên nén wood pellet xuất khẩu, Máy ép viên nén mới, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2018, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2019, Máy ép viên BSR , Máy ép viên BSR 7270, BSRWOOD, May ep vien, May ep vien da su dung, May ep vien mun cua, May ep vien mun cua wood chip, May ep vien nen go wood pellet, May ep vien nen, May ep vien nen Trung Quoc, May ep vien nen nhap khau, May ep vien nen wood pellet xuat khau, May ep vien nen moi, May ep vien nen chat luong moi nhat 2018, May ep vien nen chat luong moi nhat 2019, May ep vien bsr, May ep vien BSR 7270, vien nen mun cua, vien nen go, cui mun cua, cui trau, gia vien nen go, gia ban vien nen mun cua, gia vien nen go xuat khau, gia vien nen mun cua xuat khau, mua khuon may ep vien, ban khuon may ep vien, khuon may ep vien nen, thanh ly may ep vien nen, thanh ly may day chuyen may ep vien, may ep vien nen mun cua mini, may ep vien nen cu

máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa,máy ép viên gỗ mùn cưa

Tags: Máy ép viên, Máy ép viên đã sử dụng, Máy ép viên mùn cưa , Máy ép viên mùn cưa wood chip, Máy ép viên nén gỗ wood pellet, Máy ép viên nén, Máy ép viên nén Trung Quốc, Máy ép viên nén nhập khẩu, Máy ép viên nén wood pellet xuất khẩu, Máy ép viên nén mới, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2018, Máy ép viên nén chất lượng mới nhất 2019, Máy ép viên BSR , Máy ép viên BSR 7270, BSRWOOD, May ep vien, May ep vien da su dung, May ep vien mun cua, May ep vien mun cua wood chip, May ep vien nen go wood pellet, May ep vien nen, May ep vien nen Trung Quoc, May ep vien nen nhap khau, May ep vien nen wood pellet xuat khau, May ep vien nen moi, May ep vien nen chat luong moi nhat 2018, May ep vien nen chat luong moi nhat 2019, May ep vien bsr, May ep vien BSR 7270, vien nen mun cua, vien nen go, cui mun cua, cui trau, gia vien nen go, gia ban vien nen mun cua, gia vien nen go xuat khau, gia vien nen mun cua xuat khau, mua khuon may ep vien, ban khuon may ep vien, khuon may ep vien nen, thanh ly may ep vien nen, thanh ly may day chuyen may ep vien, may ep vien nen mun cua mini, may ep vien nen cu

Wood pellet mill, wood pellet machine, slicer, hammer crusher, dryer, pelletizer, cyclone, belt, wood pellet mill, mini pellet mill, munch pellet mill, cpm pellet mill, small pellet mill, buhler pellet mill, sawdust pellet mill, straw pellet mill, diesel wood pellet mill, ring die pellet mill, flat die pellet mill, portable pellet mill, grass pellet mill, kahl pellet mill, Pellet Machine , Feed Pellet Machine , Pellet Mill Machine ,Cpm Pellet Mill For Sale , Electric Pellet Mill , Industrial Pellet Mill, Pellet Mill Australia , Animal Feed Pellet Machine , Fish Feed Pellet

san xuat go mun cua, san xuat vien nen mun cua, cui mun cua, che bien go, go mun cua san xuat go mun cua, san xuat vien nen mun cua, cui mun cua, che bien go, go mun cua, vien nen go, may ep go vien nen, may ep vien, may che bien go, go, vien nen, trau vien, vien nen sinh khoi, nanag luong sinh khoi, day chuyen may ep go vien nen, day chuyen may ep vien, mat cat, may bam, may say, may nghien, bang tai, hoi cho , trien lam, may moc, thiet bi, thiet bi che bien go, may moc nganh go, Viên nén gỗ, wood pellet, máy ép gỗ viên nén, máy ép viên, máy chế biến gỗ, gỗ, viên nén, trấu viên, viên nén sinh khối, năng lượng sinh khối, wood pellet production mill, wood pellet machine, pelletizer, rice husk pellet, wood chip, dryer, cutter, slicer, hammer crusher, cyclone, dây chuyền máy ép gỗ viên nén, dây chuyền máy ép viên,máy cắt, máy băm, máy sấy, máy nghiền, băng tải, hội chợ, triển lãm, thiết bị, máy móc, thiết bị chế biến gỗ, máy móc ngành gỗ, trung quốc, bắc kinh, may ep vien nen mun cua truc dung, máy ép viên nén trục đứng, may ep vien nen mun cua trung quoc, thanh lý máy ép viên, giá bán máy ép viên nén, máy ép viên nén trung quốc, máy ép viên nén mùn cưa trung quốc, máy ép viên nén gỗ, giá máy ép viên nén, giá viên nén gỗ, giá máy ép viên nén, khuôn máy ép viên nén, sinh khối việt nam, máy ép viên nén chất lượng, máy ép viên nén mới

#pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #vietnam #wood #woodworking #biofuels #pellets #pellets #bsrwood #rice #woodchip #wuxi #china #machinery #machining #mechanical #pelletmill #pelletmachine #pelletproductionline #pelletindustry #woodpellet #woodpellets #woodpelletvn #vietnam #woodchip #pellet #pellets #biofuel #bioenergy #biomasspellet #biopellet #korea #southkorea #japan #wood #woodworking #machinery #machine #pelletmill #pelletmachine #china #wuxi #shanghai #wuxibsr #bsr #bsrwood #Woodpelletmill #woodpelletmachine #slicer #hammercrusher #dryer #pelletizer #cyclone #belt #woodpelletmill #minipelletmill #munchpelletmill #cpmpelletmill #smallpelletmill #buhlerpelletmill #sawdustpellet mill #strawpelletmill #dieselwoodpelletmill #ringdiepelletmill #flatdiepelletmill #portablepellet mill #grasspelletmill #kahlpelletmill #PelletMachine  #FeedPelletMachine #PelletMillMachine #PelletMillForSale  #ElectricPelletMill #IndustrialPelletMill #PelletMillAustralia #AnimalFeedPelletMachine #FishFeedPellet #ringdie #roller #die #fuel

#pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #pellet #woodpellet #woodpellets #biomassboiler #biomass #ricehusk #ricehuskpellet #cleanenergy #bioenergy #biofuel #bioenergy #vietnam #wood #woodworking #biofuels #pellets #pellets #bsrwood #rice #woodchip #wuxi #china #machinery #machining #mechanical #pelletmill #pelletmachine #pelletproductionline #pelletindustry #woodpellet #woodpellets #woodpelletvn #vietnam #woodchip #pellet #pellets #biofuel #bioenergy #biomasspellet #biopellet #korea #southkorea #japan #wood #woodworking #machinery #machine #pelletmill #pelletmachine #china #wuxi #shanghai #wuxibsr #bsr #bsrwood #Woodpelletmill #woodpelletmachine #slicer #hammercrusher #dryer #pelletizer #cyclone #belt #woodpelletmill #minipelletmill #munchpelletmill #cpmpelletmill #smallpelletmill #buhlerpelletmill #sawdust #dryers #mechanics #belting elletmill #strawpelletmill #dieselwoodpelletmill #ringdiepelletmill #flatdiepelletmill #portablepelletmill #grasspelletmill #kahlpelletmill #PelletMachine #FeedPelletMachine #PelletMillMachine #PelletMillForSale #milling #biomass #fuel

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *