Address : 24 Cầm Bá Thước Phường 7
Phú Nhuận TPHCM
Call Us : (84) 096 2537 439
Mail Us : bsrwoodpellet@gmail.com
info@bsrwood.vn
Office Time : Thứ 2 - Thứ 7
08:00 - 17:00

Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang, hàng trăm hộ sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản 2019

Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang,
Tháng Mười 06, 2019

by admin Tin tức 0 comment

Việc Bộ Công Thương Ấn Độ chuyển trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu” đối với mặt hàng hương nhang từ ngày 31/8/2019 một cách đột ngột, không báo trước khoảng 100 doanh nghiệp cùng 2,5 vạn lao động nông thôn cung cấp nguyên liệu hoặc sản xuất hương nhang Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, ngày 31/08/2019, bộ Công Thương Ấn Độ (Tổng cục Ngoại thương) đã ban hành Thông báo số 15/2015-2020 điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang (Agarbatti). 

Cụ thể, việc nhập khẩu hương nhang (mã HS 33074100) và các chế phẩm khác (mã HS 33074900) vào Ấn Độ được chuyển từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu”. Theo nội dung thông báo trên, việc nhập khẩu hương nhang phải xin phép và được một Ủy ban liên Bộ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Thông báo này có hiệu lực ngay từ ngày ký, không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép.

Cho đến nay, bộ Công Thương Ấn Độ vẫn chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về thủ tục cấp phép nhập khẩu cũng như thời gian cấp phép. Theo phản ánh của các đối tác nhập khẩu hương nhang tại Ấn Độ, chưa có doanh nghiệp nào xin được giấy phép nhập khẩu.

 an do han che nhap khau huong nhang, hang tram ho san xuat dung truoc nguy co pha san hinh anh 1

Việc Ấn Độ đột ngột thay đổi chính sách nhập khẩu hương nhang khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản, người lao động mất việc làm.

Bộ Công Thương thông tin thêm, Ấn Độ là thị trường không thể thay thế của các sản phẩm hương nhang liên quan (không nơi nào khác trên thế giới tiêu thụ loại sản phẩm này). Việc Ấn Độ áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu hương nhang đột ngột (có hiệu lực ngay tại thời điểm thông báo), không thông báo trước đã làm đình trệ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hương nhang xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tính trung bình, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 300 công hàng hương nhang sang thị trường Ấn Độ (kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2018-2019 là 76,85 triệu USD).

Theo Thông báo 15 của Ấn Độ nói trên, toàn bộ các doanh nghiệp lớn nhỏ Ấn Độ dừng nhập khẩu vô thời hạn đến khi được cấp giấy phép. Từ ngày 01/09/2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt buộc dừng sản xuất 100%.

Được biết, tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm cho hoạt động xuất khẩu nhằm phục vụ cho dịp lễ lớn nhất của Ấn Độ trong tháng 10. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam đều tập trung nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu để sản xuất hàng.

Việc Ấn Độ đột ngột thay đổi chính sách khiến lượng hàng tồn kho rất lớn, không xuất khẩu đi nước khác được do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân. Hiện nay, lượng hương nhang tồn kho cung cấp các đơn hàng đã ký lên đến hơn 10.000 tấn.

Ngoài ra, không chỉ các đơn vị sản xuất của Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang Ấn Độ cũng chịu thiệt hại do đã đặt cọc tiền hàng cho các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Ấn Độ cũng sẽ chịu thiệt hại do nguồn cung thiếu hụt và giá cả thị trường của mặt hàng hương nhang tăng cao hơn. 
 

 an do han che nhap khau huong nhang, hang tram ho san xuat dung truoc nguy co pha san hinh anh 2

Ấn Độ có vi phạm cam kết quốc tế khi đột ngột hạn chế nhập khẩu hương nhang Việt Nam?

Trước thực trạng trên, sáng 11/09, Bộ Công Thương đã làm việc với ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ và nhân viên của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội.

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Ấn Độ điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang và các chế phẩm (mã HS 33074100 và 33074900) từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu” theo Thông báo 15/2015-2020 ngày 31/8/2019 của Bộ Công thương Ấn Độ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương Việt Nam cũng đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ cần sớm báo cáo Chính phủ Ấn Độ về những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, người lao động Việt Nam, nhà nhập khẩu Ấn Độ từ việc điều chỉnh chính sách một cách đột ngột và không thông báo trước.

“Để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hương nhang, các cơ quan chức năng của Ấn Độ cần xem xét các vấn đề như trước mắt không yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các lô hàng hương nhang từ Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán trước ngày 31/8/2019; tạm thời ngừng áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu trong thời gian nhu cầu thị trường ở mức đỉnh điểm (tháng 9 và tháng 10/2019). Về lâu dài, đề nghị gỡ bỏ biện pháp quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang”, Bộ Công thương đề nghị với Đại sứ Ấn Độ.

Ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ khẳng định, Đại sứ quán Ấn Độ sẽ làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên và sớm phản hồi với Bộ Công Thương.

Năm 2018-2019, Ấn Độ nhập 83,58 triệu USD hương nhang từ Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, Việt Nam chiếm 90% thị phần. Giá hương nhang nhập từ Việt Nam khá rẻ do có lợi thế về ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ với thuế nhập khẩu 5%. Trung bình giá xuất hương nhang từ Việt Nam sang Ấn từ 600 – 650 USD/tấn.
Theo các chuyên gia đánh giá, việc Ấn độ áp dụng hạn chế nhập khẩu có thể xuất phát từ giá thành hương nhang của Việt Nam quá rẻ làm ảnh hưởng tới ngành sản xuất trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp của Ấn Độ phải đóng cửa trong thời gian qua.

Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang, doanh nghiệp Việt lập tức “điêu đứng”

Đại diện các doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu cho biết, việc Ấn Độ đột ngột ra thông báo hạn chế nhập khẩu sẽ làm sụp đổ cả ngành hàng.
 
Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang, doanh nghiệp Việt lập tức “điêu đứng”
 
 
 

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngày 31/8/2019 Bộ Công Thương Ấn Độ ra thông báo thay đổi chế độ nhập khẩu đối với các sản phẩm hương nhang từ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế.

Theo đó, việc nhập khẩu phải xin phép và được Ủy ban liên Bộ Ấn Độ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Ngoài ra, thông báo từ Bộ Công Thương Ấn Độ đưa ra có hiệu lực ngay từ ngày ký nhưng không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép.

Đứng trước thách thức từ thông báo mới của Ấn Độ, chiều 16/9, VCCI đã có cuộc họp giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước liên quan nhằm tìm ra giải pháp ứng phó trước quy định hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ.

Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp đều cho biết, việc Ấn Độ ra thông báo như vậy có thể sẽ làm sụp đổ hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.

Ông Võ Xuân Hợi, Giám đốc công ty Trường Giang cho biết, doanh nghiệp này sản xuất tập trung cho mùa cao điểm ở Ấn Độ nên nguyên vật liệu đang tồn kho ở ước tính khoảng 15 triệu USD.

Tương tự, ông Phan Thành Luân, Giám đốc Công ty TNHH TM XNK Liêm Thành cho biết, sản phẩm hương nhang Việt Nam xuất khẩu đi Ấn Độ thực chất là loại hương thô không mùi mà nhà nhập khẩu Ấn Độ nhập về, sau đó mới ướp, tẩm các loại hương của Ấn Độ.

Hương nhang xuất đi Ấn Độ có chiều dài 20-23 cm (trong khi các loại hương nhang khác là 38 cm); không mùi (trong khi các loại hương nhang khác đều có mùi). Với các đặc điểm này, máy móc, thành phẩm cũng như nguyên liệu liên quan chỉ có thể sử dụng duy nhất cho mục đích sản xuất, xuất khẩu hương nhang Ấn Độ.

Đại diện công ty Vương Long cũng chia sẻ, việc Ấn Độ thay đổi một cách đột ngột khiến sản xuất kinh doanh bị định trệ, doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Hàng tồn kho số lượng lớn, không xuất khẩu đi nước khác được do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Hàng ra cảng Hải Phòng phải quay đầu về. Hàng trên đường sang Ấn Độ không được thông quan dẫn đến tăng chi phí lưu kho, bãi.

Còn theo VCCI, Ấn Độ là thị trường không thể thay thế của các sản phẩm hương nhang liên quan bởi không có nơi nào khác trên thế giới tiêu thụ loại sản phẩm này. Do đó, thông báo này của phía Ấn Độ ngay lập tức làm đình trệ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hương nhang xuất khẩu đi Ấn Độ của Việt Nam với hơn 100 doanh nghiệp và khoảng 2,5 vạn lao động nông thôn cung cấp nguyên liệu tăm tre, keo, mùn cưa, bột than củi… hoặc trực tiếp sản xuất, gia công loại hương nhang này.

Từ góc độ WTO và các cam kết quốc tế của Ấn Độ, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho rằng, trước quy định của Bộ Công Thương Ấn Độ, chính các nhà nhập khẩu Ấn Độ lại là người có phản ứng đầu tiên.

Trên thực tế, Ấn Độ đã “nhăm nhe” việc bảo hộ ngành sản xuất hương nhang trong nước từ lâu nay. Tuy nhiên, theo bà Trang, pháp luật của Ấn Độ không có bất cứ văn bản nào đề cập tới sản phẩm hương nhang, trong các quy định của WTO cũng vậy.

Do đó, Ấn Độ phải tuân thủ những quy định bắt buộc của WTO, nếu áp dụng các biện pháp quy định nhập khẩu thì phải sau 21 ngày sau khi ban hành, quy định mới có thể có hiệu lực.

Để ứng phó trước thông báo này từ phía Ấn Độ, ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp cũng cần “thức tỉnh” nhiều điều và phải biết lựa cách sống trong môi trường thương mại quốc tế như thế này. “Các doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hoá thị trường”, ông Hải nhấn mạnh.

 Theo ông Hải, Bộ Công Thương sẽ có các biện pháp quyết liệt hơn như phối hợp với Bộ Ngoại giao để đưa lên cấp cao hơn nữa, đồng thời tiếp tục đề nghị với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, thương vụ Việt Nam bám sát, đôn đốc phía Ấn Độ.

Ông Hải cũng nhận định cần tận dụng những đối tác liên quan có chung lợi ích để cùng nhau lên tiếng. Trong trường hợp này, đồng minh lớn chính là các nhà nhập khẩu Ấn Độ vì họ cũng đang như “ngồi trên đống lửa,” do đó, cần lôi kéo họ vào cuộc, liên kết chặt chẽ với các đối tác để lên tiếng phản đối và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hương nhang lo phá sản do Ấn Độ ngừng nhập khẩu

Tối 31/8, 2 container chở hương nhang trị giá 1 tỷ đồng của công ty TNHH Hà Triều (Bình Dương) đang trên đường vào cảng, 1 ở Hải Phòng, 1 ở TP HCM, thì nghe tin Ấn Độ tạm thời ngừng nhập khẩu hương nhang Việt Nam. Giám đốc Vũ Thị Hường cho rằng việc trì hoãn chỉ mang tính tạm thời nên 2 container hương nhang được gửi lại tại cảng. Tuy nhiên sau khoảng 1 tuần, bà Hường bán 1 container cho doanh nghiệp châu Phi, containter còn lại đưa trở lại kho do lệnh ngưng nhập khẩu không còn đơn thuần là một thông báo có tính tạm thời như suy luận trước đó. 

Tại thời điểm đó, toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty TNHH Hà Triều bị ngưng trệ, tổng thiệt hại ngay thời điểm dừng sản xuất ước tính khoảng 4 tỷ đồng.

Theo thống kê của Ấn Độ, trong năm 2018-2019, nước này nhập khẩu 83,58 triệu USD hương nhang. Trong đó, Việt Nam luôn chiếm khoảng 90% thị phần nhập khẩu của Ấn Độ đối với mặt hàng hương nhang. Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trung bình khoảng hơn 300 container/tháng hàng hương nhang sang thị trường Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018-2019 là 76,85 triệu USD.

Công ty Hà Triều xuất khẩu hương nhang sang thị trường Ấn Độ từ năm 2007. Doanh nghiệp liên kết với khoảng 20 hộ sản xuất nhỏ, doanh thu hàng năm khoảng 4 triệu USD (90 tỷ đồng). Trong đó, mùa cao điểm sản xuất hương nhang là từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9, hoạt động sản xuất ở thời điểm này nhằm cung ứng nguồn cầu khổng lồ cho lễ hội lớn ở Ấn Độ vào tháng 10 hàng năm.

“Đúng lúc hoạt động sản xuất ở đỉnh điểm thì có lệnh ngừng nhập khẩu hương nhang, nếu lệnh ngừng tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp chúng tôi có thể bị triệt tiêu hoàn toàn”.

huong-nhang-2-4831-1569740312.jpg

Doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang sang Ấn Độ đứng trước nguy cơ phá sản. Ảnh: Trung tâm WTO và hội nhập.

Cùng mô hình và quy mô với Hà Triều, công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Liên Thành của anh Phan Thành Luân cũng ghi nhận khoản lỗ 4 tỷ đồng ngay sau khi có lệnh ngừng xuất khẩu hương nhang sang Án Độ. 

“4 tỷ đồng tức chỉ tính lượng hàng tồn kho và nguyên liệu thôi. Trong trường Ấn Độ chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu, khoản lỗ sẽ rất khủng khiếp bởi máy móc làm hương nhang sẽ không thể bán được cho ai khác và khoản lỗ lớn từ nhà xưởng.”

Anh Luân giải thích hương nhang thô xuất khẩu sang Ấn Độ có chiều dài 20-23cm, trong khi đó thị trường trong nước hay một số thị trường khác thường có chiều dài 28 – 38 cm với mùi hương tự nhiên. Do đó, nguyên liệu, máy móc, thành phẩm chỉ có thể sử dụng duy nhất cho mục đích xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

“Máy móc khi mua mới có giá khoảng 14 triệu đồng/máy, trong trường hợp không còn sản xuất hương nhang để xuất sang Ấn Độ, những chiếc máy này chỉ có thể bán sắt vụn, giá khoảng 3 triệu/máy”, anh Luân nói.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Nguyễn Nga Lâu tại cuộc họp tìm kiếm giải pháp ứng phó trước quy định hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ do VCCI tổ chức, không chỉ các doanh nghiệp lớn có thể bị phá sản, các bên liên quan như vùng nguyên liệu cung cấp cây tre cho sản xuất, vùng sản xuất tăm hương, khu vực sản xuất cây bởi lời (nguyên liệu làm hương) cũng chịu thiệt hại lớn khi Ấn Độ ngưng nhập khẩu hương nhang. Đơn cử, hiện có khoảng 10.000 lao động, 1.000 hộ dân đang làm việc tại các vùng làng nghề sản xuất tăm phục vụ xuất khẩu hương nhang, vốn đầu trung bình của 1 hộ dân là 1 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp không tháo gỡ được khó khăn trong xuất khẩu hiện nay, 10.000 lao động có nguy cơ mất việc, 1.000 tỷ đồng là thiệt hại có thể nhìn thấy trước. 

Trước đó, ngày 31/8, Bộ Công thương Ấn Độ ra thông báo thay đổi chế độ nhập khẩu đối với các sản phẩm hương nhang từ thông thường sang hạn chế. Việc nhập khẩu phải xin phép và được một ủy ban liên bộ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Thông báo này có hiệu lực ngay từ ngày ký, không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép. 

Tại cuộc họp, ông Trần Thanh Hải,  Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nói: “Việc đưa ra hàng rào là không mới nhưng nghiệt ngã nhất là Ấn Độ áp dụng ngay lập tức, không có thời gian chuyển đổi.

Ông Hải cho biết Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao để làm việc, thể hiện sự phản đối quyết liệt, dù mặt hàng nhỏ nhưng Việt Nam không chấp nhận cách hành xử vô căn cứ này.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng sau sự việc lần này các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, tìm hiểu thông tin, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hoá thị trường để giảm thiểu thiệt hại, rủi ro.

Doanh nghiệp sản xuất hương nhang ‘khốn đốn’ vì Ấn Độ hạn chế nhập khẩu

Hàng trăm doanh nghiệp (DN) hương nhang xuất khẩu của Việt Nam đang trong tình trạng khốn đốn vì quy định hạn chế nhập khẩu rất đột ngột từ Ấn Độ – thị trường nhập khẩu hương nhang lớn nhất của Việt Nam.
hương nhang
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Bùi Tư

>> Bộ Công thương đề nghị Ấn Độ gỡ bỏ chính sách nhập khẩu hương nhang

Ngày 16/9, Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức cuộc họp tìm kiếm giải pháp ứng phó trước quy định hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ.

Tại cuộc họp, bà Chu Thị Nguyệt – Giám đốc Công ty TNHH Ánh Hồng cho biết, DN của bà sản xuất, xuất khẩu hương nhang hơn 20 năm nay nhưng chưa từng rơi vào hoàn cảnh như hiện nay. Hiện DN có khoảng 1.000 lao động, đã đầu tư 800 chiếc máy làm hương, mỗi chiếc trị giá 16 triệu đồng. Mới đây, DN vừa mạnh dạn xin 2 ha đất đầu tư thêm 30 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, nên hiện tồn kho đã lên tới 20 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn sản xuất của DN đa phần là đi vay, nên nếu khó khăn không được giải quyết trong 1 tháng tới thì DN sẽ bị phá sản.

Bà Nguyệt cho biết, hầu hết các DN sản xuất hương nhang đều ở các vùng nông thôn, do tính chất công việc đơn giản nên sử dụng lao động yếu thế là những người tàn tật, người trung tuổi từ 40 – 60 tuổi… Nếu DN dừng hoạt động thì những thành phần lao động này cũng khó có thể tìm được công việc thay thế.

Ông Phan Thành Luân – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Liêm Thành (TP.HCM) cho biết, trước thời điểm Ấn Độ ra các quy định mới, các DN xuất khẩu trung bình khoảng 10.800 tấn hàng, trị giá khoảng 7,5 triệu USD sang Ấn Độ mỗi tháng. Thậm chí, các DN còn đẩy mạnh sản xuất hàng nhiều hơn do tháng 10 là mùa lễ hội lớn nhất trong năm của Ấn Độ nên nhu cầu như những năm trước sẽ nhiều hơn.

Tuy nhiên, trước quy định hạn chế nhập khẩu của quốc gia này, ông Luân cho hay, các DN đang tồn kho 10.000 tấn hàng thành phẩm, trị giá khoảng 5,6 triệu USD và khoảng 30.000 tấn nguyên liệu, trị giá xấp xỉ 17,4 triệu USD.

Chia sẻ với những khó khăn của DN, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập phân tích, quy định mới của Ấn Độ hoàn toàn chưa có căn cứ, cả trong các quy định của WTO và Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Ấn Độ (AIFTA). Vì thế, hệ quả của việc này là nếu không cẩn thận, biện pháp hạn chế sẽ là cái cớ để cấm nhập khẩu hoàn toàn hương nhang của Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước thì mặt hàng hương nhang là rất nhỏ, nhưng lại mang ý nghĩa lớn khi đây là những DN ở nông thôn, nguyên liệu đơn giản, thậm chí là phế phẩm của ngành khác nhưng đem lại giá trị cao. Vì thế, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng khác làm việc với phía Ấn Độ, phương châm là quyết liệt để phía bạn hiểu rằng, Việt Nam không chấp nhận cách hành xử như vậy dù là mặt hàng nhỏ.

Hiện Bộ trưởng Bộ Công thương đã có công thư gửi Bộ Công thương Ấn Độ, trong đó đề nghị tất cả hợp đồng đã ký trước 31/8 phải được tiếp tục thông quan, tạm ngưng yêu cầu cấp phép đến sau tháng 10/2019 để có thời gian trì hoãn cho DN 2 nước xử lý, nhưng vẫn mong muốn phía Ấn Độ xem xét bãi bỏ quy định này./.

Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang: Hành động ứng phó thích hợp

Vừa qua, Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo số 15 thay đổi chế độ nhập khẩu đối với các sản phẩm hương nhang từ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế.

 

Chiều 16/9 tại Hà Nội, Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức cuộc họp giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước liên quan về Giải pháp ứng phó trước quy định hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ, qua đó, nhận diện đầy đủ các nguy cơ và thảo luận những hành động thích hợp để giải quyết rào cản thương mại  này.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Thạch Huê/BNEWS/TTXVN

Ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 31/8 vừa qua, Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo số 15 thay đổi chế độ nhập khẩu đối với các sản phẩm hương nhang từ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế.

Theo đó việc nhập khẩu phải xin phép và được một ủy ban liên bộ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Thông báo này có hiệu lực ngay từ ngày ký, không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép.

Do Ấn Độ là thị trường không thể thay thế của các sản phẩm hương nhang liên quan (không nơi nào khác trên thế giới tiêu thụ loại sản phẩm này), thông báo này của phía Ấn Độ ngay lập tức làm đình trệ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hương nhang xuất khẩu đi Ấn Độ của Việt Nam (với hơn 100 doanh nghiệp; khoảng 2,5 vạn lao động nông thôn cung cấp nguyên liệu tăm tre, keo, mùn cưa, bột than củi… hoặc trực tiếp sản xuất, gia công loại hương nhang này).

Từ góc độ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế với phía Ấn Độ, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy biện pháp cấp phép nhập khẩu này của Ấn Độ vi phạm các nghĩa vụ của nước này trong các thỏa thuận liên quan.

Ngành hương nhang Việt Nam hiện có khoảng 100 doanh nghiệp. Đằng sau họ là rất nhiều lao động, đặc biệt là những lao động phổ thông, yếu thế như người cao tuổi, người khuyết tật… sống tại khu vực nông thôn. Bởi đây là ngành sản xuất dễ, thu nhập thường không cao.

Các doanh nghiệp, công ty thường vẫn để cho các hộ gia đình ở nông thôn gia công. Do đó, hỗ trợ ngành hương nhang không chỉ là việc cần làm để “cứu” lấy các doanh nghiệp mà sâu xa hơn là còn vì cộng đồng người lao động.

Họ chính là những đối tượng bị ảnh hưởng lâu dài, những nhóm chuyên làm gia công hương nhang cho doanh nghiệp, bà Trang nhấn mạnh.

Chủ tịch Công ty Trường Giang, ông Võ Xuân Hợi cho biết, đơn vị đã xuất khẩu hương nhang sang Ấn Độ được hơn 20 năm qua, việc kinh doanh đều rất hữu hảo. Sản phẩm hương xuất khẩu sang Ấn Độ rất khác với hương truyền thống vì phôi hương được sản xuất từ tăm tre.

Tại xã Ứng Hoà hiện có hàng nghìn hộ đang hoạt động trong ngành nghề này; đóng góp vào nguồn thu ngân sách từ 70-100 triệu đô la Mỹ (USD)/năm, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 

Theo ông Võ Xuân Hợi, vì là mặt hàng đặc thù nên Chính phủ cần yêu cầu phía Ấn Độ ngừng triển khai thông báo số 15 nhằm tạo độ trễ tối thiểu để giúp doanh nghiệp bố trí hàng hóa, người lao động sao cho hợp lý.

Việc áp dụng quy định này ngay lập tức là chưa có tiền lệ trên toàn thế giới, trừ các trường hợp với dịch bệnh. Nếu các cơ quan không vào cuộc mạnh mẽ, nguy cơ ngành nghề hương nhang sẽ bị triệt tiêu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ bị sụp đổ.

“Chính phủ Ấn Độ cũng nên xem xét lại quy định này. Việc ra những quy định mang tính rào cản như thế này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp Ấn Độ và nguồn cung của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hợi nói.

Đại diện Công ty TNHH Ánh Hồng cho hay, doanh nghiệp hiện có trên 1.000 lao động, đầu tư 800 chiếc máy với giá thành khoảng 16 triệu đồng/chiếc; chưa kể các loại lò sấy, giàn phơi và thuê 2ha đất của chính quyền địa phương.

Từ năm 1996 doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang sang Ấn Độ, hoạt động sản xuất khá ổn định nên vừa tái đầu tư 30 tỷ đồng vào hệ thống trang thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ. Với tình huống này, giờ doanh nghiệp không biết phải xử trí ra sao vì lượng hàng trong kho hiện còn hơn 20 tỷ đồng.

Công nhân chiếm 30% là những người khuyết tật và từ độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vay vốn ngân hàng.

Trước đây, nghề làm hương nhang đã giúp cho 1.000 công nhân có việc làm bền vững. Doanh nghiệp mong Chính phủ hỗ trợ để vượt qua khó khăn hiện nay.

Trước những lo lắng, hoang mang của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho hay, chính các nhà nhập khẩu Ấn Độ lại là người có phản ứng đầu tiên với quy định này của Chính phủ nước họ. Thực tế, Ấn Độ đã “nhăm nhe” việc bảo hộ ngành sản xuất hương nhang trong nước từ lâu nay.

Về mặt pháp lý Ấn Độ có vi phạm hay không và đâu là dẫn chứng pháp lý có căn cứ để áp dụng quy định này với sản phẩm hương nhang nhập khẩu từ Việt Nam?

Theo bà Trang, pháp luật của Ấn Độ không có bất cứ văn bản nào đề cập tới sản phẩm hương nhang, kể cả trong các quy định của WTO cũng vậy. Do đó, phải tuân thủ những quy định bắt buộc của WTO, nếu áp dụng các biện pháp quy định nhập khẩu thì Ấn Độ cũng không đảm bảo có thể đáp ứng vì phải sau 21 ngày sau khi ban hành thì quy định mới có thể có hiệu lực. 

Qua thực tiễn nhiều năm hợp tác, tìm hiểu thị trường Ấn Độ, bà Vũ Thị Hường, Công TNHH Hà Triều (tỉnh Bình Dương) cho biết, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam “bàng hoàng” khi quy định này được ban hành, mà chính các doanh nghiệp Ấn Độ cũng bàng hoàng vì hiện đang là mùa cao điểm chuẩn bị cho lễ hội lớn tháng 10 của Ấn Độ.

Ở bên nước họ, còn phải tăng ca sản xuất từ 8 đến 10h/ngày. Hạn chế nhập khẩu sản phẩm và các nguyên vật liệu sản xuất hương nhang từ Việt Nam, có thể sẽ kéo theo hàng loạt công nhân Ấn Độ phải nghỉ việc vì sẽ không có hàng để đóng gói; cùng với đó là hệ lụy ảnh hưởng tới hệ thống phân phối, các siêu thị bán hàng, thuế, doanh thu thương mại của Ấn Độ….

Chưa kể, các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ còn bị các đối tác là hệ thống các siêu thị của Pháp, Mỹ phạt do không đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa.

Trước thực trạng này, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, sẽ không có giải pháp nào thực sự áp dụng được cho các doanh nghiệp trong nước trong tình huống bị động như thế này. Chỉ trừ đó là sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Việc yêu cầu Chính phủ Ấn Độ hủy bỏ 1 văn bản quy định là “hơi khó”. Nhưng cần phải sớm có cuộc làm việc giữa Chính phủ 2 nước để hoãn hiệu lực thi hành của văn bản nói trên. Cùng với đó, các bên liên quan cần trao đổi tính pháp lý và tính đúng đắn của thông tư này. 

Ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với kim ngạch xuất khẩu hương nhang đạt mức 76 triệu USD trong năm 2018 đã khẳng định đóng góp quan trọng và nhiều ý nghĩa của ngành này đối với sự phát triển kinh tế.

Quan trọng hơn đây là lĩnh vực giải quyết việc làm cho đông đảo người dân lao động ở nông thôn, chuyên nông nghiệp và còn là ngành sản xuất tận dụng các  nguyên vật liệu là phế phẩm của các ngành khác góp phần giảm thiểu và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

Ông Hải cho biết thêm, việc đưa ra hàng rào hạn chế nhập khẩu với một số ngành, mặt hàng không phải là chuyện mới. Nhưng nghiệt ngã nhất là quy định phải được áp dụng ngay lập tức mà không hề có độ trễ để doanh nghiệp thích ứng hay có giải pháp chuyển đổi.

Bản thân Ấn Độ cũng không đưa ra được bất cứ 1 lý do xác đáng nào giải thích cho việc này.

Theo ông Hải, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải biết tập hợp và kết nối với nhau; thành lập hiệp hội gồm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động trong lĩnh vực này để chia sẻ thông tin, tạo tiếng nói chung nâng tầm hoạt động của hiệp hội trở nên chuyên nghiệp hơn.

Qua vụ này, ông Hải cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần “thức tỉnh” nhiều điều và phải biết lựa cách sống trong môi trường thương mại quốc tế như thế này. Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế để đối diện cũng như phương án dự phòng, đối phó với biện pháp chống bán phá giá…

Ông Hải bày tỏ mong muốn, các doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất chuyên nghiệp hơn, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường.

Về phía Bộ Công Thương, theo ông Hải, sẽ có các biện pháp quyết liệt hơn như phối hợp với Bộ Ngoại giao để đưa lên cấp cao hơn nữa; đồng thời tiếp tục đề nghị với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, thương vụ Việt Nam bám sát, đôn đốc phía Ấn Độ.

Ông Hải cũng nhận định, cần phải biết tận dụng những đối tác liên quan có chung lợi ích để cùng nhau lên tiếng. Trong trường hợp này chỉ có doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại có đồng minh lớn là các nhà nhập khẩu Ấn Độ và chính họ cũng đang như ngồi trên đống lửa thì hãy nên lôi kéo họ vào cuộc, liên kết chặt chẽ với các đối tác để lên tiếng phản đối và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp./.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có hơn 100 DN sản xuất và xuất khẩu hương nhang, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 khoảng 76 triệu USD/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước từ 70 – 100 triệu USD/năm. Thị trường xuất khẩu chính của hương nhang Việt Nam là Ấn Độ, sản phẩm của các DN Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô.

Tuy nhiên, ngày 31/8/2019, Bộ Công thương Ấn Độ ra thông báo thay đổi chế độ nhập khẩu đối với các sản phẩm hương nhang từ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế. Theo đó, việc nhập khẩu phải xin phép và được một ủy ban liên bộ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Thông báo này có hiệu lực ngay từ ngày ký, không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép. Theo các DN, 90% giá trị nhập khẩu sản phẩm hương nhang thô của Ấn Độ là từ Việt Nam, nên Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và gần như duy nhất từ biện pháp này của Ấn Độ./.

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *