BÁO CÁO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN NĂM 2018 – THÀNH CÔNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM;
GIẢI PHÁP BỨT PHÁ NĂM 2019
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2019
CHƯƠNG TRÌNH DIỄN ĐÀN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN NĂM 2018 – THÀNH CÔNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM;
GIẢI PHÁP BỨT PHÁ NĂM 2019
Thời gian: Bắt đầu từ8h00, ngày 22 tháng 02 năm 2019;
Địa điểm: Hội trườngnhà 3 tầng, Trung tâm Hội nghị Quốc tế – số 11 Lê Hồng Phong – Ba Đình – Hà Nội.
Thời gian | Nội dung | Người thực hiện |
08h00 – 08h30 | Đón tiếp đại biểu Văn nghệ chào mừng | Ban tổ chức |
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình | Bộ Nông nghiệp và PTNT | |
Phát biểu chỉ đạo của Chính phủ | Thủ tướng Chính phủ | |
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về: “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019” | Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
Tham luận của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: “Hiệp định CPTPP và VPA/FLEG; Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam” | Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó chủ tịch | |
Tham luận của Công ty TNHH Thượng Nguyên: “Hiện trạng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản Việt Nam” | Bà Dương Thị Tú Trinh – Giám đốc. | |
Tham luận của Công ty Cổ phần kiến trúc A-A: “Xây dựng thương hiệu gỗ Việt” | Ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch | |
Tham luận của Trường Đại học Lâm nghiệp “Nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản” | Ông Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng | |
Ý kiến thảo luận chung | Toàn thể | |
Nghỉ giải lao và thăm quan khu trưng bày sản phẩm | ||
Công tác Khen thưởng | Bộ Nông nghiệp và PTNT | |
Phát biểu kết luận | Phó Thủ tướng Chính phủ | |
12h00 | Kết thúc Diễn đàn | Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT |
DANH MỤC TÀI LIỆU
TT | TÊN TÀI LIỆU | Trang |
1 | Báo cáo Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp đột phá năm 2019 | 7 |
Các tham luận: | ||
2 | Báo cáo về Hiệp định CPTPP và VPA/FLEG, cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam của Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES): | 16 |
3 | Báo cáo Hiện trạng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản Việt Nam của Công ty TNHH Thượng Nguyên. | 27 |
4 | Báo cáo Xây dựng thương hiệu gỗ Việt của Công ty Cổ phần kiến trúc AA. | 34 |
5 | Báo cáo về Nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. | 37 |
6 | Báo cáo về Nhận diện sức cạnh tranh và những thách thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Bình Định. | 49 |
7 | Báo cáo về Một số giải pháp thúc đẩy để ngành gỗ đạt mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2025 của Công ty cổ phần kỹ nghệ Tiến Đạt. | 53 |
8 | Báo cáo về Liên kết theo chuỗi, giải pháp hữu hiệu để xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững và hợp pháp cho ngành chế biến gỗ Việt Nam của Công ty Scansia Pacific: | 57 |
9 | Báo cáo về Phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành chế biến gỗ, giải pháp và kiến nghị của Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES). | 62 |
10 | Báo cáo về Phát triển thị trường xuất khẩu gỗ bền vững: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của Công ty cổ phần WOODSLAND. | 71 |
11 | Báo cáo về Tiềm năng và xu hướng thị trường gỗ trên thế giới: Cơ hội và giải pháp cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam phát triển của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). | 76 |
12 | Báo cáo về Giới thiệu mô hình siêu thị gỗ Tây, mô hình kinh doanh mới cho ngành gỗ Việt của Công ty cổ phần TAVICO. | 84 |
13 | Báo cáo về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu quế, hồi nhanh và bền vững của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam: | 89 |
14 | Báo cáo về Công nghiệp sáng tạo trong ngành công nghiệp chế biến gỗ: Vai trò của thiết kế sản phẩm trong chuỗi giá trị của Công ty Koda Sài gòn. | 93 |
15 | Báo cáo về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Cục Kiểm Lâm. | 97 |
16 | Một số giải pháp thúc đẩy để ngành gỗ đạt mục tiêu 20 tỷ USD vào năm 2025 công ty CPKN gỗ Tiến Đạt | 100 |
Thông tin chung về các Hiệp hội và doanh nghiệp | ||
1 | Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam | 105 |
2 | Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh | 106 |
3 | Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định | 109 |
4 | Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương | 112 |
5 | Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng AA | 114 |
6 | Công ty cổ phần WOODSLAND | 117 |
7 | Công ty ARIA công nghệ sơn pu gốc nước cùng ngành gỗ phát triển xanh và bền vững | 119 |
BÁO CÁO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN NĂM 2018-THÀNH CÔNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM; GIẢI PHÁP BỨT PHÁ NĂM 2019
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2019 |
BÁO CÁO TẠI DIỄN ĐÀN
Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019
(Hà Nội, ngày 22/02/2019)
I. NĂM 2018, NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ N, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU QUAN TRỌNG
1. Kết quả đạt được
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 9,382 tỷ Đôla Mỹ, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị suất siêu đạt trên 7 tỷ Đôla Mỹ. Chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tiếp nối những thành quả tái cơ cấu lâm nghiệp các năm trước, năm 2018 toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả ấn tượng, thể hiện ở những điểm chính sau đây:
Một là, năng lực chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản có sự tăng trưởng về quy mô, số lượng, chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đến nay, cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 95%, trong đó có khoảng 3,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Số doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu trên 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 300 doanh nghiệp so với năm 2017. Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm 65%, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài.
Hai là, khoa học, công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ, đây là nguồn lực phát triển nhanh trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, tạo ra nhiều sản phẩm kết cấu, mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là đối với mặt hàng cao cấp về chất lượng và mỹ thuật, sản phẩm phối kết với kim loại, đá…. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào bên ngoài, tiết kiệm chi phí, giá thành, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm như: các hệ thống máy móc thiết bị ép, bào, phân loại gỗ, sơn, keo, vật liệu trang trí bề mặt, vật liệu gắn kết cấu kiện sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm…
Ba là, lao động ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản tăng cả về số lượng, chất lượng. Hiện nay, cả nước có khoảng 500.000 lao động trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản, trong đó lao động được đào tạo, làm việc ổn định chiếm 55-60%, lực lượng lao động này đã làm chủ trong vận hành, sử dụng thiết bị, công nghệ mới, thay thế công việc do chuyên gia nước ngoài thực hiện trước đây.
Bốn là, thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản được mở rộng. Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Năm 2005, sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu của nước ta mới xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với những sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sản phẩm gỗ nội thất chất lượng cao (bàn, ghế, tủ, giường sử dụng trong văn phòng, gia đình và khách sạn; các loại cửa, ván sàn sử dụng trong xây dựng), sản phẩm đồ gỗ ngoại thất (bàn, ghế ngoài trời, giường tắm nắng, xe đẩy trà, xích đu, ô che nắng…).Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á , thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Uy tín của sản phẩm gỗ Việt đã từng bước được khẳng định trên thị trường quốc tế, do đó, vừa phát triển mở rộng thị trường, đa dang hóa chủng loại sản phẩm, thì bước đầu đã tạo được uy tín, nhất là những thị trường truyền thống. Trong năm 2018 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm thị phần lớn: Hoa Kỳ 3,98 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2017, chiếm 42,5%; Nhật Bản 1,21 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2017; Trung Quốc 1,09 tỷ USD, giảm 0,36% so với năm 2017; Hàn Quốc 0,96 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm 2017; EU 0,9 tỷ USD, tăng 5,28% so với năm 2017.
Năm là, từ hiệu quả của Chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đến nay nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đáp ứng phần lớn nguyên liệu chế biến gỗ, giảm mạnh tỷ trọng nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa 28,45 triệu m3, tăng 6% so với năm 2017, trong đó khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 20,6 triệu m3; khai thác từ cây trồng phân tán, vườn nhà 3,55 triệu và gỗ cao su đạt khoảng 4,3 triệu m3. gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy tròn khoảng 10 triệu m3. Như vậy, tỷ trọng nguyên liệu chế biến gỗ trong nước đã đạt 76,4%; nhập khẩu đã giảm xuống ở tỷ lệ 23,4%.
Chất lượng nguyên liệu rừng trồng đã từng bước được nâng lên, liên kết chuỗi từ công tác chọn tạo giống, trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng và chế biến gỗ được nhân rộng gắn với chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn được khoảng 290 ngàn ha; thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho trên 220 ngàn ha.
2. Kinh nghiệm
Thứ nhất, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Thứ hai, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển rừng để chủ động được nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chất lượng trong nước; tổ chức sản xuất, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng rừng nguyên liệu phát triển mạnh với những mô hình hiệu quả; sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong việc kiểm soát chống gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng gắn với duy trì các thị trường truyền thống, đặc biệt hài hòa hóa các quy định quản lý đối với các thị trường lớn. Các doanh nghiệp đầu tư và phát triển công tác thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế nâng cao năng lực quản trị, chú trọng xúc tiến thương mại tiếp cận thị trường thông qua tham gia hội chợ triển lãm, gắn kết với thương vụ ở nước ngoài, các tổ chức và hiệp hội ngành hàng; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đổi mới công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tận dụng cơ hội, hạn chế tác động tiêu cực trong điều kiện thị trường quốc tế có những biến động.
Thứ ba, tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do (FTA), chính sách thuế xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định đã và đang được cắt giảm hoặc xóa bỏ, như hiệp định thương mại giữa Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam- Nhật Bản; Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản VPA/FLEGT đã, đang và sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH, THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN BỨT PHÁ TRONG NĂM 2019
1. Dự báo tình hình
a) Nguồn nguyên liệu hợp pháp bền vững trong nước ngày càng chủ động sẽ là lợi thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, đồng thời duy trì được khả năng xuất siêu ở mức cao hơn. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia tăng trưởng bứt phá để hướng tới một “trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới”.
b) Thị trường sản phẩm gỗ, lâm sản còn nhiều dư địa cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam tăng trưởng
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục được duy trì, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến gỗ có cơ hội mở rộng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm.
Thị trường thương mại đồ nội thất và đồ gỗ của thế giới lớn với khoảng 430 tỷ USD, giá trị thương mại đồ nội thất và ngoại thất khoảng 150 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu, bên cạnh các thị trường truyền thống, sự gia tăng tiêu thụ tại các thị trường mới, tiềm năng như Canada, Liên minh Kinh tế Á – Âu, Trung Nam Á… mở ra cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thời gian tới, đặc biệt là đồ gỗ nội thất trang trí phong cách cổ điển.
c) Thực hiện lộ trình của các hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Hiệp định CP-TPP và Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với các mặt hàng đồ gỗ nội thất ngay khi Hiệp định có hiệu lực; Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU sẽ được phê duyệt, phê chuẩn trong đầu năm 2019, mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU tạo uy tín quốc tế cho sản phẩm gỗ Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với đó, nhiều hiệp định AFTA đã được ký kết với các quốc gia, hiệp định Asean đã tạo thuận lợi cho Việt Nam do lợi thế cắt giảm thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan.
d) Tuy vậy, ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản cũng đối mặt với những thách thức, nhất là sự thiếu hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng; gỗ rừng trồng chủ yếu nhỏ, khai thác sớm, chất lượng thấp, cùng với sự phát triển nhanh của các cơ sở chế biến gỗ, nên áp lực về thiếu chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng gay gắt hơn, trong khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Vật liệu phụ trợ vẫn chủ yếu nhập khẩu, nên giá thành cao; cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến gỗ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, nên hiệu quả và năng suất lao động còn thấp.
Chủ nghĩa bảo hộ quốc tế đang có xu hướng gia tăng, nhiều chính sách tạo lập, rào cản kỹ thuật của nhiều quốc gia là thách thức đối với sự phát triển, xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Mặt khác, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn đang là thị trường lớn của ngành này, chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt, đồng thời cả mặt thuận và không thuận đến tăng tưởng bền vững đối với ngành chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản; yêu cầu quản lý nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm “sạch” là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước.
2. Mục tiêu và giải pháp
a) Mục tiêu:
– Năm 2019 phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm từ 1,5 – 1,7 tỷ USD (tương ứng tăng trưởng từ 16 – 18 %) so với năm 2018; để đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt từ 10,8 – 11 tỷ USD.
– Về sản phẩm đồ gỗ đạt 7,6 đến 7,8 tỷ USD; sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 0,6 tỷ USD; dăm gỗ đạt 1,3 tỷ USD; sản phẩm khác đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ USD.
– Về thị trường: chú trọng duy trì và tăng trưởng tại 05 thị trường có giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc; đồng thời mở rộng thị phần tại số thị trường tiềm năng khu vực Nam Mỹ, Nga, Úc, Canada, Ấn Độ…
b) Giải pháp:
Một là, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Trong đó, tập trung vào các giải pháp tạo động lực bứt phá sau đây:
– Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định chi tiết thi hành Lâm nghiệp đã được Chính phủ ban hành; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, nhất là trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mới như: CPTPP, VPA/FLEGT để hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển ổn định.
– Nghiên cứu, đề xuất ban hành một số cơ chế, chính sách tiếp tục tháo gỡ khó khăn tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, mở rộng đầu tư. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô phù hợp với bảo đảm nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo thông lệ, tiêu chí quốc tế. Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu phụ trợ, xem xét chính sách thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu để sản xuất vật liệu phụ trợ trong nước; mở rộng mạng lưới phân phối, giới thiệu sản phẩm tại các thị trường nước ngoài gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ, lâm sản Việt.
– Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách của Nhà nước tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg; Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân làm nghề rừng góp phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực nông thôn, miền núi.
Hai là, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản. Để đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ, lâm sản 11 tỷ USD, cần đảm bảo cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản khoảng 45 triệu m3, trong đó nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu khoảng 38 triệu m3 (tăng khoảng gần 3 triệu m3 từ nguồn nguyên liệu trong nước so với năm 2018). Năm 2019 tập trung giải quyết thành công các vấn đề sau:
– Tiếp tục chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác trồng rừng từ quảng canh sang thâm canh rừng.
– Đẩy nhanh triển khai thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cung ứng gỗ nguyên liệu trong nước có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định pháp luật, hài hòa với tiêu chí của quốc tế.
– Cơ bản chấm dứt xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ sơ chế và bán thành phẩm đồ gỗ.
– Ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiến tiến trong chế biến gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên liệu trong chế biến.
Ba là, các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản chú trọng nâng cấp, ứng dụng mới khoa học công nghệ cao, đổi mới thiết bị sản xuất, thiết kế mẫu sản phẩm mỹ thuật, duy trì tăng trưởng ổn định tại các thị trường hiện có, tìm kiếm mở rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới nổi. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, tiếp tục triển khai đàm phán và thực hiện chương trình hợp tác lâm nghiệp với một số quốc gia trọng điểm, trong đó chú trọng việc hợp tác, hỗ trợ về công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là các quốc gia có giá trị thương mại cao.
Tiếp tục hỗ trợ các Hiệp hội và các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam về thông tin thị trường, các qui định pháp lý về gỗ hợp pháp của các quốc gia, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ nội, ngoại thất quốc gia, doanh nghiệp có uy tín trên trường quốc tế.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn xúc tiến thương mại để nghiên cứu, đánh giá xu hướng, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác; hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước, xây dựng các chương trình truyền thông, quảng bá cho ngành gỗ trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bốn là, tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu lâm sản với người trồng rừng nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và đảm bảo cung ứng, truy suất nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp cho sản xuất, chế biến, đẩy nhanh diện rộng chuỗi giá trị sản phẩm, chia sẻ lợi ích, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người trồng rừng.
Năm là, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho ngành chế biến gỗ và lâm sản. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, có cơ chế, chính sách hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề mở các chuyên ngành đào tạo; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, lành nghề đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội gỗ và lâm sản trên cả nước để nắm bắt tình hình thị trường, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn Việt Nam về lĩnh vực chế biến lâm sản, sản phẩm lâm sản để từng bước tiêu chuẩn hóa các sản phẩm gỗ của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng các biện pháp phòng vệ thương mại và xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam.
– Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngoài Bộ kiểm soát chặt chẽ nguồn gỗ nhập khẩu và gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh thuế.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin thị trường để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
2. Bộ Tài chính
– Chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
– Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng biểu thuế nhập khẩu tạo điều kiện khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ chế biến gỗ hiện đại.
3. Bộ Công thương: chỉ đạo cơ quan thương mại trong nước và ở nước ngoài, nắm chắc thông tin, cung cấp kịp thời thị trường, quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu gỗ Việt; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cấp hội chợ VIFA EXPO thành hội chợ cấp quốc tế.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: hướng dẫn và ưu tiên bố trí nguồn vốn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định số 57/2018-NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ. Thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương pháp thống kê số liệu sản lượng khai thác gỗ, đảm bảo số liệu công bố phản ánh chính xác thực tế.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực lâm nghiệp.
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố:
– Tổ chức tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp không khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh gỗ lớn để bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời tạo được nguồn gỗ lớn phục vụ cho sản xuất.
– Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 57/2018-NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
– Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn để phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản theo quy định của pháp luật.
8. Các hiệp hội và doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu:
– Các hiệp hội gỗ và lâm sản phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước, cần kịp thời phản ánh những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt và có các giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
– Các doanh nghiệp giữ vững tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất, phát triển thương hiệu, duy trì ổn định bạn hàng, không gian lận trong sản xuất, xuất khẩu để giữ uy tín cho doanh nghiệp nói riêng và cho ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Phụ lục 01. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2018
Chỉ tiêu Năm 2018 (triệu USD) So với năm 2017 (%) Lâm sản 9.382 16,81 – Gỗ & sản phẩm gỗ: 8.909 16,32 + Sản phẩm gỗ 6.302 9,54 + Dăm gỗ 1.250 24,66 + Gỗ khác 1.357 50,51 – Mây, tre, cói, thảm 347 27,96 – Quế, Hồi 126 34,35 |
Phụ lục 02. Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản tại 10 thị trường lớn năm 2018
Thứ tự | Mặt hàng/Tên nước | Năm 2017 (tỷ USD) | Năm 2018 (tỷ USD) | % 2018/2017 | Thị phần (%) | |
2017 | 2018 | |||||
TỔNG | 8.03 | 9.38 | 16.81 | 100 | 100 | |
1 | HOA KỲ | 3.32 | 3.99 | 19.96 | 41.37 | 42.49 |
2 | TRUNG QUỐC | 1.09 | 1.08 | -0.40 | 13.55 | 11.56 |
3 | NHẬT BẢN | 1.07 | 1.21 | 12.74 | 13.38 | 12.91 |
4 | HÀN QUỐC | 0.68 | 0.96 | 41.55 | 8.43 | 10.22 |
5 | ANH | 0.30 | 0.30 | 0.86 | 3.75 | 3.24 |
6 | ÔXTRÂYLIA | 0.18 | 0.21 | 16.92 | 2.24 | 2.24 |
7 | CANAĐA | 0.17 | 0.17 | 5.34 | 2.05 | 1.85 |
8 | ĐỨC | 0.14 | 0.14 | -3.44 | 1.78 | 1.47 |
9 | PHÁP | 0.12 | 0.14 | 23.06 | 1.46 | 1.54 |
10 | HÀ LAN | 0.10 | 0.09 | -3.09 | 1.19 | 0.99 |
HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM Địa chỉ: Số 189 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội |
HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ VPA/FLEGT:
Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
1. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP:
1.1. Bối cảnh:
Khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định, 11 quốc gia còn lại đã nhóm họp và nhất trí đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 11/2017. Hiệp định được chính thức ký kết vào tháng 3/2018, giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP. Các quốc gia CPTPP bao gồm: Canada, Mexico, Pê Ru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Đến nay, Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.
Các nước thành viên CPTPP
Tổng giá trị GDP của các quốc gia CPTPP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc cũng đang xem xét việc gia nhập CPTPP.
Việt Nam đang xây dựng khung pháp lý cho Hiệp định. Ngày 17/01/2019, Bộ Tài Chính ban hành Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định giai đoạn 2019-2022. Theo đó, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam được áp dụng cho 2 nhóm nước: (i) Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ nhất; (ii) Nhóm Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ hai.
Hàng hóa được coi là có xuất xứ CPTPP khi nguyên liệu sử dụng để sản xuất hàng hóa phải có xuất xứ từ các nước CPTPP. Khi sử dụng nguyên liệu ngoài các quốc gia CPTPP, doanh nghiệp phải tuân theo các quy tắc rất phức tạp và giá trị nguyên liệu không vượt qúa 10% giá trị hàng hóa.
1.2. Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP năm 2018:
1.2.1. Xuất khẩu:
Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) giữa Việt Nam với các quốc gia CPTPP tăng trưởng cao. Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang các thị trường trong khối đạt trên 1,626 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2017, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục, 1,119 tỷ USD, tăng 12,16% so với năm 2017. Tiếp theo là Úc với giá trị đạt 174,05 triệu USD, tăng 14 %. Canada xếp vị trí thứ ba với giá trị đạt 155,89 triệu USD. Tuy xếp vị trí thứ tư và thứ bảy, nhưng giá trị xuất khẩu G&SPG sang Malaysia và Mexico tăng mạnh, lần lượt là 86% và 61% so với năm 2017. Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu G&SPG sang thị trường Pê ru, Chi Lê và Brunei.
Giá trị xuất khẩu G&SPG Việt Nam sang các quốc gia CPTPP giai đoạn 2016-2018
Nước | 2016 | 2017 | 2018 |
Úc | 161,345,209 | 154,226,464 | 174,052,808 |
Brunei | 76,308 | 333,750 | 462,297 |
Canada | 130,568,761 | 152,612,905 | 155,893,908 |
Chile | 6,918,807 | 16,625,630 | 13,602,221 |
Nhật Bản | 961,430,075 | 988,707,550 | 1,119,033,609 |
Malaysia | 44,530,085 | 54,010,100 | 100,907,198 |
Mexico | 11,717,432 | 9,032,083 | 14,543,366 |
New Zealand | 27,562,649 | 25,242,622 | 24,256,960 |
Peru | 1,341,007 | 755,424 | 1,127,639 |
Singapore | 16,719,773 | 17,735,423 | 22,642,148 |
Tổng XK | 1,362,210,107 | 1,419,281,950 | 1,626,522,154 |
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Thị phần xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang các nước khối CTTP năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
Trong nhóm quốc gia CPTPP, Nhật Bản luôn đứng vị trí thứ nhất và chiếm 69% tổng lượng xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào các quốc gia CPTPP.
Mặt hàng được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là dăm gỗ, năm 2018 giá trị xuất khẩu mặt hàng này giá 424,78 triệu USD chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, tiếp đến là đồ nội thất bằng gỗ khác đạt 111,96 triệu USD chiếm 10%, đồ nội thất phòng ngủ đứng thứ 3 đạt 103,67 triệu USD chiếm 9%/tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Viên nén gỗ là dạng nguyên liệu đốt đang được Nhật Bản dùng nhiều vào việc phát điện thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng mạnh, từ 15,68 triệu USD vào năm 2017 lên 57,73 triệu USD năm 2018 tăng 268%.
Tham khảo các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2015-2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Thị trường Úc:
Úc là thị trường nhập khẩu G&SPG lớn thứ 2 trong quốc gia CPTPP và cũng là quốc gia nhập khẩu G&SPG lớn thứ 6 của Việt Nam. Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia. Theo thống kê nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại Úc tăng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi và ưu đãi lớn từ Hiệp định CPTPP và ASEAN-Australia-New Zealand (ANZFTA) mang lại, là cơ hội lớn để doanh nghiệp cho các DN của Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường Canada:
Canada là quốc gia nhập khẩu nhiều đồ nội thất phòng ngủ, phòng khách và ghế ngồi. Việt Nam là nhà cung cấp đồ nội thất lớn thứ tư của Canada, chiếm khoảng 12,9% kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của nước này. Canada là thị trường lớn, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ gia tăng do sản xuất trong nước không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
Tỷ trọng mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Mặt khác, Canada là quốc gia cung ứng gỗ nguyên liệu dồi dào, với sản lượng khai thác hàng năm đạt 600 triệu m3. Đây là nguồn nguyên liệu nhập khẩu quan trọng cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam. Có thể nói rằng Canada là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam.
Thị trường Malaysia:
Việt Nam xuất chủ yếu các mặt hàng ván bóc/ván lạng, đồ gỗ nội thất, ghế ngồi và gỗ dán sang thị trường này. Malaysia nhập khẩu gỗ từ các quốc gia châu Á và là một trong 2 quốc gia ở Đông Nam Á nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ gỗ nội thất các loại ván nhân tạo như ván ép, ván dăm và veneer. Giá trị nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây (80% năm 2017) cho thấy tiềm năng của thị trường này.
Các quốc gia khác trong CPTPP: Đây cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp gỗ, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam chưa khai thác được hết lợi thế từ các thị trường này. Khi Hiệp định CPTTP đi vào thực thi, xuất khẩu G&SPG sang New Zealand, Singapore và Mexico sẽ tăng. Đồng thời, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Pê Ru, Chi Lê và Brunei.
1.2.2. Nhập khẩu:
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ và ván nhận tạo từ quốc gia CPTPP. Malaysia, Chile, New Zealand, là ba quốc gia cung cấp nguyên liệu lớn, nằm trong TOP 10 các quốc gia Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu. Năm 2018, giá trị nhập khẩu từ Malaysia đạt trên 114,18 triệu USD, Chi lê đạt trị giá 82,59 triệu USD và New Zeland đạt 64,96 triệu USD
Trong số đó, Malaysia là nước cung cấp các loại ván gỗ nhiều nhất cho Việt Nam. Ván sản xuất tại Malaysia đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả cạnh tranh nên được khách hàng Việt Nam ưa chuộng.
Giá trị nhập khẩu G&SPG từ các quốc gia CPTPP năm 2018
Nước | Trị giá (USD) |
Malaysia | 114,185,212 |
Chile | 81,597,686 |
New Zealand | 64,966,610 |
Canada | 31,451,535 |
Japan | 10,089,875 |
Australia | 8,470,005 |
Singapore | 2,436,472 |
Peru | 1,363,114 |
Mexico | 570,089 |
Tổng giá trị NK | 315,130,598 |
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Nhóm cung cấp nguyên liệu gỗ đứng đầu là Chi Lê sau đó đến New Zealand và Canada. Chi Lê và New Zealand cung cấp chủ yếu các loại gỗ thông (thông Radiata của New Zealand) trong khi các loại gỗ khác như sồi, tần bì, óc chó, dương được cung cấp bởi Canada.
Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nhật Bản, Úc, Singapore, Peru, Mexico với giá trị không đáng kể. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang xúc tiến tiêu thụ gỗ nguyên liệu ở thị trường Việt Nam. Riêng đối với thị trường Brunei, tới thời điểm hiện tại Việt Nam chưa nhập khẩu G&SPG từ thị trường này.
Việt Nam nhập khẩu G&SPG từ các nước trong khối CTPP năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
1.3 Cơ hội và thách thức
Cơ hội:
- Thuế quan: theo các chuyên gia, dự kiến CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10,39% nhờ vào thuế quan. Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường CPTPP sẽ tăng do hàng rào thuế quan, tăng khả năng cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Nhờ vào các ưu đãi của Hiệp định, các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thành viên như Pê Ru, Chi Lê và Brunei.
- Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước CPTPP như Canada, Chi lê để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường trong khối.
- Nhập khẩu gỗ từ các nước trong nội
khối CTPPP sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Chứng minh được xuất xứ (C/O) dễ dàng, thuận lợi
- Gỗ được sơ chế với công nghệ tiên tiến đảm bảo gỗ có chất lượng cao
- Nguồn cung ứng gỗ có sản lượng khai thác lớn và ổn định hàng năm, đảm bảo tính hợp pháp
- Tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về công nghệ và thiết bị chế biến gỗ tiến tiến,
- Tiếp cận được trình độ quản trị doanh nghiệp cao của các nước có nền lâm nghiệp phát triển như Canada, Nhật, Úc,.
– Có điều kiện để đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động của nguồn nhân lực,…
– Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng quy định pháp lý để siết chặt tình trạng vi phạm thiết kế, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư vào thiết kế, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Thách thức:
– Sở hữu chí tuệ: Hiện nay pháp luật của Việt Nam chỉ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa có những quy định xử lý bằng hình sự. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép, hàng lậu… đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Điều này khiến doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc đầu tư vào thiết kế mà chủ yếu là gia công theo đơn hàng đã có sẵn thiết kế.
– Do Việt Nam sử dụng nguồn cung gỗ rất lớn. Vì vậy vẫn phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, đòi hỏi phải siết chặt quản lý nguồn gỗ nhập khẩu.
– Các dòng thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm, đồ gỗ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia CPTPP trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải cải cách quản trị doanh nghiệp để đáp ứng các quy định pháp lý mới từ Hiệp định. DN sẽ phải chi tiêu nhiều hơn vào đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất để cạnh tranh với sản phẩm từ các nước thành viên CPTPP.
2. Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT:
2.1. Bối cảnh:
Khởi động đàm phán từ năm 2011, sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào ngày 19.10.2018 tại Bỉ.
Đây là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống bảo đảm tỉnh
hợp pháp gỗ VNTLAS, tiến hành phân loại doanh nghiệp, kiểm soát chuỗi cung gỗ
và tiến tới cấp phép FLEGT.
2.2. Thương mại G&SPG giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU)
Xuất khẩu:
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ trong những năm gần đây. Các mặt hàng EU nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là sản phẩm gỗ thuộc mã HS 94. Năm 2018, xuất khẩu G&SPG sang EU đạt 759,07 tỷ USD tăng 3,0% so với năm 2017.
EU luôn là thị trường xuất khẩu G&SPG quan trọng của ngành công nghiệp gỗ bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU là các doanh nghiệp của người Việt.
Giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Anh là quốc gia nhập khẩu G&SPG lớn nhất trong khối. Năm 2018, xuất khẩu vào quốc gia này chiếm 36,2%, đạt 289 triệu USD. Tiếp đến là Pháp, đạt 130 triệu USD, chiếm 16,4%. Xếp thứ ba là Đức với giá trị đạt 107 triệu USD, chiếm 14,0%.
Thị phần xuất khẩu G&SPG sang các nước EU năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Nhập khẩu:
EU là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ EU được đánh giá có mức độ rủi ro rất thấp. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 246,47 triệu USD G&SPG từ EU, tăng 5% so với năm 2017 nhập khẩu đạt 235,89 triệu USD.
Giá trị G&SPG Việt Nam nhập khẩu từ EU năm 2018
Nguồn: VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Trong EU, các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam gồm: Bỉ, Đức, Phần lan, Croatia. Năm 2018, Việt Nam nhập từ Bỉ trên 47,79 triệu USD gỗ nguyên liệu chiếm trên 19,4% tổng giá trị Việt Nam nhập từ EU, tiếp theo là thị trường Đức nhập 45,31 triệu USD, chiếm 18,4%; Phần Lan nhập 32,47 triệu USD chiếm 13,2% , Croatia nhập 30,85 triệu USD chiếm 12,5 % và từ Pháp: 25,99 triệu USD chiếm 10,5%
Thị phần các quốc gia trong khối EU cung cấp G&SPG cho Việt Nam năm 2018
Nguồn: VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Các loại gỗ nhập khẩu EU chủ yếu là gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó,… đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai sau thị trường Mỹ mà Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn ngốc rõ ràng.
2.3. Cơ hội và thách thức
2.3.1. Cơ hội:
– Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp gỗ của Việt Nam sẽ giúp kiểm soát tốt nguồn cung gỗ nguyên liệu từ đó sẽ giúp nâng cao hình ảnh đồ gỗ của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể coi VPA/FLEGT như là một công cụ quan trọng để nâng cao thương hiệu cho đồ gỗ Việt.
– VPA/FLEGT không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu vào EU, một số quốc gia đang xem xét việc công nhận giấy phép FLEGT, điều này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sẽ tăng không chỉ ở các quốc gia trong EU mà còn ở các quốc gia khác.
– Giấy phép FLEGT sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Điều này sẽ rút ngắn thời gian thông quan và giảm các thủ tục pháp lý khác.
– Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng khi Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vì lòng tin của người tiêu dùng EU vào sản phẩm Việt Nam sẽ tăng lên.
– Kỳ vọng các DN CBG của EU sẽ đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các nước khác và các nguyên liệu phụ trợ (keo, sơn, đồ kim khí,…)
– Các DN CBG Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ tiên tiến của EU và sẽ thay thế công nghệ CBG của Trung Quốc, Đài Loan bằng công nghệ của EU.
2.3.2. Thách thức
– Việt Nam nhập khẩu gỗ từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài gỗ khác nhau. Việc xác định tiêu chí loài rủi ro, vùng địa lý rủi ro khi xây dựng các quy định về kiểm soát chuỗi cung gỗ nhập khẩu.
– Các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực vào cải tiến sản xuất, quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động, điều kiện phòng cháy chữa cháy tại các xưởng gỗ. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cho cán bộ để đáp ứng tốt các quy định pháp lý liên quan đến hiệp định này.
– Phân loại doanh nghiệp là yếu tố ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp loại 1, việc cấp phép FLEGT dễ dàng hơn, trong khi các doanh nghiệp loại 2 sẽ phải qua các bước xác nhận và kiểm tra của cơ quan hữu quan ở địa phương. Các doanh nghiệp chưa chấp hành vi phạm ở thời điểm xuất khẩu sẽ không được phép xuất khẩu.
– Những năm qua trước mặt khi thực thi VPA/FLEGT thì cần các tác nhân sau đây sẽ gặp khó khăn:
- Các HGĐ trồng rừng nguyên liệu gỗ để cung ứng cho các DN CBG sản xuất đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu sang EU;
- Các thương lái cũng ứng gỗ nguyên liệu sẽ gây trở ngại trong việc mua và vận chuyển nguyên liệu gỗ;
- Các cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở các làng nghề gỗ sẽ khó khăn đối với việc lưu giữ hồ sơ trong xuất và xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp./.
BÁO CÁO THAM LUẬN
HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT NAM
Giám đốc Dương Thị Tú Trinh Công ty TNHH Thượng Nguyên |
1. Sự tiến bộ của công nghệ máy chế biến gỗ
Những năm 90, ngành mới chập chững bước phát triển công nghiệp bằng những sản phẩm thủ công và xuất nguyên liệu thô.Nhưng đến nay với sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này, xuất khẩu lâm sản đã cán mốc 8 tỷ năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 đã trở thành ngành hàng xuất siêu số 1 trong nhóm ngành hàng nông nghiệp (đạt 8,91 tỷ USD vào năm 2018).
Từ điểm xuất phát thấp khi chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nguyên liệu thô sang một số nước châu Á, đến nay ngành công nghiệp chế biến tạo ra được những sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước với đủ các chủng loại như: bàn, ghế, tủ giường sử dụng trong văn phòng, gia đình và khách sạn; các loại cửa, ván sàn sử dụng trong xây dựng và các loại sản phẩm đồ gỗ ngoại thất…vv.
Với ý chí vươn lên sánh cùng bè bạn trong khu vực, các DN đã nắm lấy thời cơ, đầu tư trang thiết bị máy móc và tổ chức sản xuất để làm nên ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở mức cơ khí bán tự động và tự động trong khoảng thời gian đầu thập niên của thế kỷ này và đến nay Việt Nam đã là nước xuất khẩu lâm sản đứng đầu trong các nước ASEAN.
Để có được điều này các DN sản xuất đã nắm lấy thời cơ, đầu tư trang thiết bị máy móc và tổ chức sản xuất để làm nên ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở mức cơ khí bán tự động và tự động. Đặc biệt, các DN đã chú trọng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại với hệ thống dây truyền sản xuất tự động, sản xuất được với nhiều chi tiết sản phẩm phức tạp, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Từ chỗ sử dụng máy chế biến gỗ thời kỳ đầu, khi ngành CN CBG phụ thuộc vào thủ công, sức người với những máy móc thô sơ, còn tốn nhiều sức người, như:
Máy làm mộng oval âm – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 1990 đến 1995.
Máy làm mộng oval dương – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 1990 đến 1995.
Máy làm mộng oval âm – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 1995 đến 2000.
Máy làm mộng oval dương – một đầu – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 1995 đến 2000
.
Máy làm mộng oval âm nhiều đầu – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 2000 đến 2010
Máy làm mộng oval dương hai đầu – sử dụng bằng cơ trong giai đoạn 2000 đến 2010
Đến nay các DN chế biến gỗ đã sử dụng nhiều công nghệ ngang tầm vưới thế giới như:
* Máy CNC Làm Mộng Oval Âm – Tạo rãnh – Khoan – 5 đầu – sử dụng đa chức năng trên một máy.
* Máy CNC Làm Mộng Oval Dương – Hai đầu – Thao tác 01 thanh gỗ mỗi lần đưa phôi –cân chỉnh một bằng tự động.
* Máy CNC Làm Mộng Oval Dương – Hai đầu – Thao tác 03 thanh gỗ mỗi lần đưa phôi –cân chỉnh một bằng tự động.
Giai đoạn những năm 2005, khi G&SPG của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ thì đồng thời ngành CBG của Việt Nam đón nhận những cơ hội mới về luồng sóng đầu tư từ nước ngoài và tận dụng được những cơ hội từ việc áp thuế này. Với sự đầu tư quyết liệt, CBG Việt Nam phát triển mới, thay đổi về công nghệ.
Với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong tất cả các lĩnh vực, CBG Việt Nam ứng dụng, thay đổi về công nghệ trong sản xuất như: Máy chế biến CNC, Hệ thống tự động hóa, Bố trí sắp xếp dây chuyền hợp lý :
* Máy CNC Gia Công Chân Ghế và Hệ Thống Chà Nhám Chân ghế – Tự động.
* Trước đây ta cần 08 nhân công đứng máy nhưng nay chỉ cần 03 nhân công đứng máy.
Cùng với sự phát triển của ngành Chế biến gỗ cách đây 3 năm, từ chỗ phải nhập khẩu, chưa ai nghĩ có ngày Việt Nam xuất khẩu máy chế biến gỗ và dầu màu trắng sức bề mặt, thì nay thực tế các sản phẩm này do Việt Nam sản xuất đã hiện diện tại các thị trường Bolivia, Myanmar, Campuchia, v.v…
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công nghệ máy chế biến gỗ
Hiện nay, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất.Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng.Việc Nâng cao năng suất, đẩy mạnh xuất khẩu của ngành chế biến gỗ đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc; thúc đẩy sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ.
Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này.Và chúng ta phải khẳng định, công nghệ hiện đại trong chế biến gỗ có yếu tố quyết định trong việc tăng tốc phát triển bền vững cho ngành gỗ.Vì vậy đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp CBG muốn chỉ có 1 hướng đi là: Cải tiến phát triển bắt kịp xu thế về công nghệ máy móc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Muốn làm được điều này, chúng ta phải:
2.1. Đón đầu ứng dụng công nghệ mới:
Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh, nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài.
Hiện nay, trên thế giới máy chế biến gỗ đã phát triển đến công nghệ hiện đại của Đức, Ý, Nhật, Đài Loan như WEINIG, SCM, BACCI, SHODA và BKM, CHIA LUNG …vv.
Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh cao nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp.Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân công không còn dồi dào vì sự cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì không còn con đường nào khác DN phải áp dụng Công nghệ vào trong sản xuất.Khi áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuấtthì sẽ giúp Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công giá rẻ đang dần trở nên khan hiếm. Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tai nạn trong lao động. Kiểm soát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng.Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (máy móc sẽ giúp bạn kiểm soát và ước tính cho bạn nên sản xuất thế nào để tiết kiệm phôi gỗ nhất).
2.2. Đào tạo con người vận hành:
Việc sử dụng công nghệ hiện đại đi đôi với việc đào tạo con người trong sản xuất, vận hành hệ thống máy móc hiện đại, nâng tầm chất lượng lao động trong hội nhập để tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nhất là trong xu hướng mà khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ hiện nay. Do đó cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi phí.
2.3. Đẩy mạnh khâu chuyển giao công nghệ, sản xuất máy chế biến gỗ mang thương hiệu Việt Nam:
Với Sự phát triển của Công nghệ của thế giới phẳng như hiện nay thì việc chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để sản xuất máy chế biến gỗ mang thương hiệu Việt là điều rất cần thiết.Nếu làm tốt điều này thì bên cạnh việc hạ giá thành máy móc chế biến gỗ ngoại mà vẫn đảm bảo chất lượng cho Doanh nghiệp gỗ Việt chúng ta còn đẩy mạnh sự phát triển, xuất khẩu máy móc chế biến gỗ.Trên thực tế, Đài Loan và các Doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ Đài Loan cũng đã làm điều này rất thành công và đến nay máy móc chế biến gỗ Đài Loan đã trở thành thương hiệu tầm trung trên thị trường. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên Việt Nam về vấn đề này. Trên thực tế hiện nay đã có một số DN máy móc chế biến gỗ Việt làm được điều này, bước đầu đã có thành công nhưng vẫn còn manh nha, chưa đăng ký quyền bảo hộ tài sản trí tuệ…vv.
2.4. Đồng bộ thiết bị công nghệ trong sản xuất:
Việc đồng bộ các thiết bị công nghệ sản xuất giúp nâng cao năng suất lao động, gảm thiểu lao động chân tay và đặc biệt giúp các DN các DN thuận lợi khi đẩy mạnh chuyên môn hóa, tham gia và chuỗi sản xuất; tiếp nhận đơn hàng lớn và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ. Và điều này sẽ đạt hiệu quả cao khi DN chế biến gỗ đầu tư mạnh vào công nghệ, đón đầu xu hướng công nghệ trong sản xuất.Một trong những cách để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó.Các doanh nghiệp Việt Nam thì làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục, lại phải sản xuất quá nhiều mặt hàng. Khi chúng ta có máy móc đồng bộ, chúng ta sẽ sản xuất theo chuỗi và khi đó đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm chuyên môn hóa cao, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế – nhà sản xuất – nhà phân phối.
3. Kiến nghị:
3.1. Chính sách về nhập khẩu / sản xuất trong nước (tỷ lệ nội địa hóa):
Nhà nước cần cơ chế khuyến khích ngành máy móc chế biến gỗ phát triển song hành cùng với ngành sản xuất gỗ để hướng tới sự phát triển bền vững. Nhà nước nên tạo điều kiện về vốn để các DN máy móc chế biến gỗ có thể mua được những công nghệ của các nước như: Đức, Ý, Nhật, hay ít nhất cũng là Đài Loan để DN máy móc chế biến gỗ tự sản xuất máy móc mang thương hiệu Việt. Nếu để Doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ tự tìm mua công nghệ thì hiện nay không đủ lực với những ràng buộc và kinh phí lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Đối với vấn đề này chúng tôi đề xuất:
– Đối với thuế: Đề nghị ưu đãi thuế và các điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phù hợp điều kiện công nghiệp Việt Nam từ các quốc gia phát triển (như Mỹ, Canada, Đức, Ý) được thuận lợi hơn với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ vận hành máy móc, sử dụng thiết bị, nâng cao trình độ.
– Đối với nguồn vốn: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn ưu đãi để mua máy móc thiết bị nâng cao công nghệ chế biến gỗ, kể cả ngành công nghệ phụ trợ.
– Đề nghị ưu đãi hỗ trợ, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành công nghiệp chế tạo máy trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ kịp thời cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
3.2. Chính sách về đào tạo
– Đề nghị đẩy mạnh những chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam; trong đó chú trọng việc đào tạo kiến thức và kỹ năng, tay nghề phù hợp với sản xuất sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị của công nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất, kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đội ngũ quản lý.
– Tăng cường hỗ trợ các trường đại học mở các chuyên ngành đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không thể tự đào tạo, chuyển giao được. Trong đó ưu tiên trao đổi, tăng thời gian sinh viên tập sự tại các nhà máy chế biến gỗ trong nước và quốc tế để có nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu.
– Có chính sách thu hút người lao động tham gia các chương trình đào tạo công nhân lành nghề phù hợp với sự đổi mới công nghệ.
3.3 Nhà nước cần có chính sách đồng bộ hóa trong sản xuất gỗ để DN gỗ tham gia vào chuỗi cung ứng, đủ tầm nhận những đơn hàng lớn hơn hiện nay
Với kiến nghị này thì vai trò trung gian của DN máy chế biến gỗ cần được phát huy. DN máy móc chế biến gỗ sẽ là đầu mối tạo thuận lợi cho DN chế biến gỗ sắp xếp sản xuất khi trở thành nơi thu mua của người có đem đến cho người cần. Sở dĩ chúng tôi kiến nghị điều này là do lịch sử hình thành, hiện nay rất nhiều Doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt đều làm hàng thành phẩm trọn gói. Các DN đầu tư rất nhiều máy móc, nhiều chủng loại máy móc hiện đại nhưng không đồng bộ, không thể tham gia chuỗi sản xuất, một hướng đi tất yếu của ngành chế biến gỗ. Với trách nhiệm một doanh nghiệp cung ứng máy móc chế biến gỗ, chúng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm này về phía mình, để đồng hành cùng ngành gỗ Việt đi đến con đường phát triển bền vững.
Trước thềm năm mới kính chúc Toàn thể các vị đứng đầu của bộ máy nhà nước cùng quý Đại biểu nhiều sức khỏe, bình an và luôn gặp may mắn.
Kính Chúc Hội Nghị thành công tốt đẹp.
Trân Trọng!.
CÔNG TY MÁY CHẾ BIẾN GỖ THƯỢNG NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC AA Văn phòng: Toà nhà Bitexco, Lầu 43A, 02 Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy: KCN Tân Tạo, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. |
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GỖ VIỆT
Nguyễn Quốc Khanh
Chủ tịch HĐQT Cty AA, Chủ tịch HAWA
Kính thưa Thủ tướng Chính Phủ
Kính thưa quý vị Đại biểu
Chuỗi giá trị sản phẩm ngành chế biến lâm sản bao gồm: sản xuất, thương mại, thiết kế và thương hiệu. Cho đến nay, chuỗi giá trị này ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đạt mức trung bình. Các lý do gồm: năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định do trình độ tổ chức, công nghệ và kỹ năng lao động hạn chế. Tham luận tại Diễn đàn hôm nay tôi xin nói về “Thương hiệu Doanh nghiệp”.
“Thương hiệu doanh nghiệp” là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức của khách hàng. Nó mang đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiêp.
Thương hiệu là một khái niệm trừu tượng, gần như không thể xác định giá trị. Đó là tài sản vô hình; là phần hồn của doanh nghiệp. Thương hiệu không hiện diện trên các văn bản pháp lý, nhưng lại có tiếng nói đầy trọng lượng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, uy tín và sự tin cậy của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Thương hiệu thể hiện đẳng cấp, niềm tin cũng như lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín trong lòng người tiêu dùng. Như vậy, thương hiệu là phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp, được xây dựng trên hai nền tảng: chất lượng và uy tín.
Xây dựng thương hiệu là vấn đề sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Và việc này đòi hỏi một quá trình bền bỉ. Một thương hiệu mạnh sẽ đem đến thành công cho doanh nghiệp. Muốn thế, thương hiệu phải được xây dựng trên những giá trị cốt lõi và nói lên được bản sắc của doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng là tài sản quan trọng, là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Thương hiệu có thể làm tăng giá trị của công ty lên gấp vài lần, thậm chí là hơn năm mươi lần nếu được đông đảo xã hội nhìn nhận. Minh chứng cho việc này quá rõ ràng: từ thành công của Vin Group ở xứ ta cho đến xe hơi chạy điện Tesla của thế giới…
Không có cách quảng cáo nào cho hiệu quả cực cao với chi phí cực thấp bằng thông tin truyền miệng của khách hàng. Tâm lý con người luôn ưu tiên chọn lựa những sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu bởi người quen. Vì thế, làm cho khách hàng hài lòng là một “tài sản” quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nỗ lực xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thương hiệu của các Doanh nghiệp trong ngành gỗ còn rất yếu. Tham luận tại diễn đàn này, tôi mong muốn các Doanh nghiệp chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu.
Phó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã nói: “Tôi ước mơ được thấy đất nước mình trở thành nhà sản xuất nội thất hàng đầu, với thiết kế và thương hiệu riêng như Italia”
Môt ví dụ sống động về việc xây dựng thương hiệu thành công trong ngành gỗ là Công ty Theodore Alexander. Công ty do một người nước ngoài là ông Paul Smith làm chủ. Ông đến Việt Nam cuối năm 1998 và đầu tư một nhà máy sản xuất đồ nội thất cao cấp theo tiêu chuẩn Hoàng gia Anh để xuất khẩu. Điều đặc biệt là ông Smith dựa trên nền tảng thiết kế và sản xuất hoàn toàn là người Việt Nam. Ông Smith dùng Tràm Bông Vàng, loại gỗ có nhiều ở Việt Nam, làm nguồn sản xuất chủ lực. Theodore Alexander bây giờ đã là một thương hiệu tiếng tăm trên thị trường nội thất quốc tế.
Công ty TNHH Jonathan Charles cũng là một nhà sản xuất nội thất đến từ Anh và Hoa Kỳ đến đầu tư ở Việt Nam. Mục tiêu của Jonathan Charles là trở thành thương hiệu nội thất hàng đầu, cung cấp cho thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nga, Úc.
Đã đến lúc Doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời; mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp Doanh nghiệp có điều kiện phát triển tầm nhìn, định hướng, tăng nguồn khách hàng tự tìm đến, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận.
Công ty AA là một nhà thầu Việt Nam về nội thất và cũng là nhà sản xuất đồ gỗ nội thất trong hơn 25 năm qua. AA đã phát triển các cơ sở sản xuất của mình như một một điểm đến để sản xuất và lắp đặt đồ nội thất với đủ mọi chất liệu: gỗ, kim loại, đá và bọc nệm cho các công trình trong nước và xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. AA ký hợp đồng làm việc trực tiếp với chủ dự án. Sau đó chúng tôi làm việc với nhà thiết kế để thực hiện công việc, cùng lúc quảng bá thương hiệu của trực tiếp đến nhà đầu tư.
AA đã đầu tư máy móc tiêu chuẩn quốc tế từ Đức, Thụy Sĩ, Ý, Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất đồ nội thất chất lượng hàng đầu cho các dự án khách sạn 5 đến 6 sao. Bên cạnh đó, AA có chương trình đào tạo sâu rộng để nhân viên liên tục tăng kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chúng tôi cũng nâng cấp phương thức quản lý và cài đặt các trang web việc làm khác nhau cho khách hàng. Bằng cách cung cấp các dịch vụ tổng thể như vậy, chúng tôi có thể quảng bá thương hiệu và dịch vụ của mình cho các chủ đầu tư dự án quốc tế.
Tại thị trường nước ngoài, những thương hiệu khách sạn lừng danh thế giới như Park Hyatt, JW Marriott, Four Seasons, Hilton, Ritz-Carlton, International, Accor đều được thi công, cung cấp, lắp đặt nội thất bởi công ty AA.
Tại Hoa Kỳ, AA thực hiện thi công, cung cấp lắp đặt nội thất cho khách sạn 5 sao vùng Caribbean Park Hyatt St Kitts and Nevis, Kempinski Dominica, Watergate Washington, The Ritz-Carlton Philadelphia, .., Các dự án 5, 6 sao toàn cầu như Ritz-Carlton Abu Dhabi, Ritz Carlton Nikko Japan, Sofitel Egypt, RoseWood Phnompenh, Shangri-la Yangon, Hilton Colombo, Four Seasons Resort Maldives. Crowne Plaza hotel Vientiane, Chitose Hokkaido, Le Meridien Thimphu Bhutan, Intercontinental và JW Marriott India, Park Royal Singapore, 10 công trình du thuyền ở Myanmar và Việt Nam … vv.
Trong nước, các dự án đẳng cấp đầu tư nước ngoài như Park Hyatt Sài Gòn, Sheraton Sài Gòn, Sheraton Hà Nội, Four seasons Nam Hải Resort, Sofitel Plaza Sài Gòn. Mgallery Saigon, Intercontinental Đà Nẵng và Phú quốc, JW Marriott Phú Quốc và Hà nội, Vinpearl Phú Quốc, các dự án lớn của Sun Group, Vin Group trên toàn Việt Nam đều có sản phẩm nội thất do Công ty AA sản xuất, thi công lắp đặt, trong đó có toà nhà Landmark 81 Sài gòn.
Đặc biệt thương hiệu đồ nội thất Nhà Xinh của công ty AKA, khởi nguồn từ 1999 với ý tưởng tạo ra sự khác biệt và gu thẩm mỹ Tinh Tế, Nhà Xinh đã giữ vững được thương hiệu nội thất hàng đầu Việt Nam, là thương hiệu bán lẻ phục vụ trang trí nội thất cho tất cả gia đình Việt. Nhà Xinh đang hướng đến thương hiệu quốc gia về nội thất và có kế hoạch vươn ra tầm cỡ châu lục. Ngoài ra, công ty AKA cũng là đại diện chính, cung cấp đồ nội thất nhãn hiệu cao cấp như Calligaris, Boconcept….
Các công ty Việt Nam cũng đều chú trọng đến việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Hiện nay các công ty như Scansia Pacific, Đồ gỗ Minh Dương, An Cường, Qi Concept.. vv, đều từng bước khẳng định và nâng tầm thương hiệu Việt cho doanh nghiệp mình.
Từ thực tế của công ty mình, tôi rất tự tin để nói rằng Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác giá trị cao nhất của ngành. Để làm được điều này, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là tối cần thiết. Chính thương hiệu sẽ làm tăng giá trị thương mại, không những góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giá trị bán buôn nội địa mà còn định vị ngành đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Hãy để cho khách hàng trong và ngoài nước, mỗi khi tìm kiếm đến đồ gỗ nội thất thì những thương hiệu Việt Nam sẽ bật lên trong đầu họ.
Xây dựng thương hiệu cho chính mình, các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam.
Xin cảm ơn quý vị.
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN
NGND. GS.TS. Trần Văn Chứ Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp |
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã phát triển mạnh, tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản hiện có khoảng 4500 doanh nghiệp, trong đó có 1.863 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, 700 doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và 340 làng nghề chế biến gỗ, không kể các cơ sở sản xuất đồ gỗ nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 9,382 tỷ USD năm 2018. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 20 tỷ USD vào 2025 và Việt Nam sớm trở thành Trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải có nguồn lao động chất lượng cao, nền quản trị sản xuất hiện đại và đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại đáp ứng mục tiêu tăng năng suất, giảm chi phí. Điều này có thể đạt được khi chúng ta thực hiện tốt việc gắn kết đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành chế biến gỗ, xuất khẩu lâm sản.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dựa trên sự kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công dưới nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, và đã khẳng định được tính hiệu quả trong đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhưng khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực cho sản xuất, đặc biệt trong xu thế thời đại và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 từ đósẽ làm thay đổi phương thức đào tạo, quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng và thị trường sản phẩm.
Có thể thấy rõ nét nhất trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, trước năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nền sản xuất công nghệ cao, hiện đại) chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Từ năm 2016, 2017 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng lên, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhờ đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, sử dụng nhân lực chất lượng cao.
2. KẾT QUẢ, TỒN TẠI, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực
a. Kết quả đạt được
Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp và các đơn vị trong ngành đã thực hiện nhiệm vụ gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của ngành: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ. Trong lĩnh vực đào tạo, qua 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Lâm nghiệp đã đào tạo trên 40.000 kỹ sư, cử nhân; trên 3.000 thạc sĩ; gần 100 tiến sĩ trong lĩnh vực Lâm nghiệp và các ngành nghề khác đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong đó trên 4000 kỹ sư ngành Công nghệ chế biến lâm sản, Thiết kế nội thất.
đã và đang công tác tại khắp mọi miền đất nước, giữ những cương vị chủ chốt về chính quyền và khoa học, quản lý tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra Đại học Nông Lâm thành phố HCM, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM – mới tuyển sinh chưa tốt nghiệp) với quy mô tuyển sinh hàng năm chỉ khoảng 300 sinh viên); 7 trường cao đẳng đào tạo nghề với quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 600 học viên (70-80%).
Nhà trường tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn nhân lực cho doanh nghiệp: thực hiện chương trình đào tạo về khởi sự doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo chương trình của Bộ Kế hoạch đầu tư thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT, đào tạo cấp chứng chỉ rừng, chế biến gỗ.
Nhà trường đã ký kết nhiều văn bản hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội: Công ty Cổ phẩn Woodslan, Công ty TNHH Trang trí Nội thất Bùi Gia, Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam…. Qua sự hợp tác này sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên của Nhà trường đã nắm giữ những vị trí quản lý chủ chốt tại các doanh nghiệp.
b. Tồn tại, cơ hội, thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực
i) Tồn tại: Thiếu hụt lao động có trình độ cao
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thì ngành Chế biến gỗ là ngành có tiềm năng phát triển, có năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, thị trường rộng lớn. Với quy mô khoảng hơn 420.000 lao động thường xuyên tại các nhà máy và hàng triệu lao động gián tiếp có liên quan. Tuy nhiên, số lượng kỹ sư ngành Chế biến lâm sản, Thiết kế nội thất chỉ chiếm 1-2%; 20-30% trong tổng số lao động được đào tạo bài bản, còn lại là lao động phổ thông (70-80%) chưa qua đào tạo. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lao động của ngành chế biến gỗ Việt Nam thấp, chỉ bằng 50% năng suất lao động so với Philipin, 40% của Trung Quốc và 20% của Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay các doanh nghiệp phải tự đào tạo nguồn lao động phổ thông.
Kỹ sư chế biến lâm sản từ các trường đại học đào tạo ra cung không đủ cầu, các trường đào tạo nghề không thu hút được học viên ngành chế biến gỗ, các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân công lành nghề có khả năng sử dụng những thiết bị tự động, điều khiển số.Mục tiêu ngành chế biến gỗ trong 5 – 10 năm nữa có thể đạt doanh số 20 tỷ USD, đồng nghĩa nguồn nhân lực cần phải tăng về số lượng và chất lượng. Theo Hiệp Hội hội gỗ Mỹ nghệ TPHCM, nhu cầu lao động ngành Chế biến gỗ và Lâm sản được dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ Đại học, trên Đại học và 266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ Đại học, trên Đại học và 445.200 công nhân kỹ thuật. Lao động khác trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến trung gian và công nghiệp phụ trợ sẽ lớn hơn gấp 3 lần so với hiện tại. Đây là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành Chế biến gỗ và Lâm sản bài toán về nguồn nhân lực lao động chất lượng cao.
ii) Cơ hội, thách thức
– Cách mạng 4.0 trong chế biến gỗ và lâm sản đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Đây sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động giá rẻ và tiết giảm tối đa chi phí. Hầu hết các công việc mới được tạo ra sẽ đòi hỏi phải có trình độ khoa học, kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là các trường phải đào tạo ra một thế hệ người lao động mới. Nguồn nhân lực cần phải am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, tự tin, độc lập, có nhu cầu học hỏi lớn để nâng cao năng suất lao động, tiếp tục năng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm trên thị trường.
– Số lượng các doanh nghiệp FDI trong chế biến gỗ và lâm sản sẽ tăng cao trong thời gian tới, như vậy các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nhóm doanh nghiệp này, vì các doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ sản xuất rất hiện đại, năng suất lao động cao, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao;
2.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT
a) Nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ của cơ sở nghiên cứu, đào tạo
i) Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2013-2017, thực hiện Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo QĐ số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/5/2014 của Bộ NNPTNT, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (QĐ 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013), các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao lâm nghiệp đã ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo, phát triển sản xuất các giống cây lâm nghiệp mọc nhanh (keo, bạch đàn), cây bản địa gỗ lớn, cây LSNG, có lợi thế cạnh tranh cao; nghiên cứu quy trình, công nghệ tiên tiến trong chế biến gỗ, LSNG và nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ mộc; xây dựng các gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho các loài cây trồng rừng chủ lực và chủ yếu
Một số kết quả chính:
– Công nhận 110 giống (14 giống QG và 96 giống TBKT); Công nhận 13 TBKT: (Lâm sinh 7 TBKT và Chế biến gỗ: 6 TBKT); Xây dựng 76 Tiêu chuẩn (Lâm sinh: 26 tiêu chuẩn, Chế biến gỗ: 49 tiêu chuẩn, 01 QCKT). Cấp bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích/Chứng nhận đăng ký quyền tác giả: 10.
– Ngoài ra các đơn vị trong ngành đã tích cực triển khai các hợp đồng dịch vụ, sản xuất kinh doanh cung cấp cây giống lâm nghiệp, trồng rừng cung cấp nguyên liệu, tỉa thưa; hoạt động dịch vụ giám định thực vật, sản phẩm gỗ; xác định tính chất cơ, lý gỗ; khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; phòng chống mối cho công trình xây dựng; điều tra thành phần thực vật; xác định giá trị môi trường rừng, sản xuất kinh doanh các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (nấm linh chi, nấm ăn, đông trùng hạ thảo, …) cung cấp cho thị trường.
– Đã đẩy mạnh chuyển giao giống gốc, công nghệ mô – hom, công nghệ xây dựng các vườn giống và rừng giống cho hơn 35 đơn vị sản xuất giống với số lượng trung bình 500.000 giống gốc mỗi năm. Thông qua kết quả nghiên cứu và phát triển và sự hỗ trợ của các chương trình dự án như Chương trình giống, Chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất, các dự án khuyến lâm… đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng cây vô tính trong trồng rừng, bình quân trong cả nước là khoảng 30%.
ii) Tồn tại, hạn chế
– Cơ sở vật chất kỹ thuật về trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm, hiện trường nghiên cứu thực nghiệm của các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
– Dịch vụ KHCN và sản xuất kinh doanh của của các đơn vị nghiên cứu khoa học trong các năm gần đây mặc dù đã được đẩy mạnh, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất (Giám định gỗ, Kiểm tra chất lượng đồ gỗ, tư vấn chuyển giao các quy trình công nghệ…).
– Giống cây Lâm nghiệp công nhận nhiều, nhưng chuyển giao vào thực tiễn còn hạn chế, chủ yếu tập trung cho Keo, Bạch đàn, Thông, Maccadamia, Tràm lấy tinh dầu.
– Tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận chưa nhiều, đặc biệt là không có tiến bộ kỹ thuật liên quan đến cây bản địa có khả năng mọc nhanh, năng suất cao.
– Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng của ngành còn hạn chế cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của sản xuất và hội nhập quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý sản xuất chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu còn hạn chế.
– Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các đơn vị hiệu quả chưa cao, trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn tham gia nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN.
b) Ứng dụng, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
i) Thực trạng ứng dụng công nghệ
Mức độ áp dụng, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến gỗ rất khác nhau và có nhu cầu rất lớn, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp và có thể có thể phân loại theo 04 nhóm như sau:
– Các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sử dụng công nghệ hiện đại với thiết bị nhập khẩu chủ yếu từ EU, Đài Loan với công suất sản xuất quy mô lớn. (Công ty Công ty Cổ phần xây dựng kiến trúc AAA; Công ty Scansia Pacific; Công ty Cổ phần Woodsland, Công ty Cổ phần Lâm sản Nam định, Công ty Kỹ nghệ Gỗ Tiến đạt)
– Các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo (MDF, ván ghép thanh, ván dán…): sử dụng công nghệ chế biến của châu Âu, Trung quốc với quy mô công suất từ đến 300.000 m3 -400.000 m3 sản phẩm/năm (Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha, Công ty MDF Quảng trị, Công ty Cổ phần tháng 5)
– Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa: sử dụng chủ yếu công nghệ của EU, Đài Loan và Trung Quốc với quy mô công suất nhỏ từ 1000 -10.000 m3 sản phẩm/năm;
– Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề: chủ yếu sản xuất theo công nghệ thủ công với công cụ truyền thống như xẻ tay, đục, chạm khắc bằng tay, đối với một số nơi cũng đac đầu tư nhiều thiết bị hiện đại gia công, chạm khắc CNC (Bắc Ninh, Thạch Thất, La Xuyên).
Nhìn chung về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại với hệ thống dây truyền sản xuất tự động, sản xuất được với nhiều chi tiết sản phẩm phức tạp, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Điều này đã giúp các doanh nghiệp sản xuất được nhiều mặt hàng cao cấp, có chất lượng.
Trong 10 năm qua, từ chỗ phải nhập khẩu phần lớn máy móc, thiết bị, thì đến nay, ngành công nghiệp chế tạo cũng đã có sự phát triển và đã gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu máy chế biến gỗ và dầu màu trang sức bề mặt, thì nay thực tế các sản phẩm này do Việt Nam sản xuất đã hiện diện tại các thị trường Bolivia, Myanmar, Campuchia, v,v…
* Tồn tại, hạn chế
– Quản trị doanh nghiệp, công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh, quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, trình độ chuyên môn hoa chưa cao: (Chưa sắp xếp hợp lý dây chuyền sản xuất mang tính liên tục giữa các khâu sản xuất;Quy trình công nghệ sản xuất chưa được chuẩn hóa cho phù hợp với từng loại nguyên liệu, thiết bị và đặc tính của sản phẩm; Kiểm tra các công đoạn, giám sát sản xuất còn hạn chế, tỷ lệ hư hỏng, lãng phí nhiều. Chưa ứng dụng nhiều tin học hóa trong quá trình kiểm soát chất lượng).
– Công nghiệp phụ trợ, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất chế biến gỗ còn chưa phát triển phụ thuộc vào nhập khẩu. Các loại nguyên vật liệu phụ trợ (sơn phủ, keo dán, ngũ kim), thiết bị máy móc phần lớn là nhập khẩu chiếm tỷ lệ trên 85%. Một số doanh nghiệp trong nước đã có khả năng chế tạo thiết bị máy móc, sơn phủ, vật liệu phụ trợ tuy nhiên với tỷ lệ còn rất thấp.
– Hiểu biết và thiết lập chuỗi hành trình sản xuất CoC, truy xuất nguồn gốc gỗ và các trách nhiệm giải trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đang là vướng mắc lớn của doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Nhất là hiện nay, quy trình chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp còn phức tạp, kể cả các nguyên liệu gỗ trồng.
– Công nghệ và thiết bị đơn giản: áp dụng ở quy mô làng nghề, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ: năng suất, chất lượng không cao, tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu thấp; Máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu sẽ dẫn đến độ gia công chi tiết không cao, tiêu tốn năng lượng, chi phí nhân công.
2.3. Cơ hội, thách thức trong gắn kết NCKH chuyển giao công nghệ vào sản xuất
– Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có đội ngũ các nhà khoa học nhiều lĩnh vực (giống cây, chế biến gỗ và lâm sản, quản lý bảo vệ phát triển rừng, phát triển thị trưởng lâm sản) có khả năng nghiên cứu, chuyển giaophát triển các loại cây mọc nhanh có năng suất cao, chất lượng tốt, vật liệu gỗ, công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng nhưng thiếu địa bàn mở rộng thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư.
– Tăng mức xuất khẩu gỗ đạt kim ngạch 20-25 tỷ USD trong thời gian tới, nhu cầu về khối lượng, chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, quản trị sản xuất hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất là rất lớn.
– Các rào cản kỹ thuật về xuất khẩu gỗ vào các thị trường tiềm năng: EU, Mỹ, Nhật Bản. Gỗ hợp pháp là yêu cầu đòi hỏi bắt buộc đối với thị trường xuất khẩu và thị trường quốc tế.
– Các Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang
thị trường châu Âu cần thực hiện nghiêm túc Hiệp định FLEGT về kiểm soát nguồn
gốc gỗ. Nếu thực thi thành công FLEGT, cơ hội lớn sẽ mở ra cho ngành chế biến
gỗ, không chỉ thị trường EU mà cả các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản. (Hiệp định cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng một
nền tảng gỗ sạch, minh bạch, hợp pháp đi vào các thị trường khác; giúp Việt Nam
cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và trao đổi
thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất
khẩu. Hiện nay Nhật Bản áp dụng Luật Gỗ sạch (Clean Wood Act) từ tháng 5/2017; Chính
phủ Hàn Quốc ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use
of Wood) và chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2018)
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỨT PHÁ, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN
3.1. Về cơ chế, chính sách
Có thể nói chưa bao giờ Ngành Công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản nói riêng và Lâm nghiệp nói chung được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và Chính phủ như hiện nay. Về cơ chế, chính sách, cần tập trung vào nội dung cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ đã “đặt hàng” mục tiêu trong 10 năm tới, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế. Vậy kinhs mong Thủ tướng và Chính phủ nhành chóng đưa Ngành Lâm nghiệp nói chúng và Công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản nói riêng là một trong những Ngành kinh tế trọng điểm cần được đầu tư trọng điểm cho sự phát triển.
- Hỗ trợ DN vượt qua rủi ro liên quan tới tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu; xây dựng hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả; xử lý rủi ro về lao động; nâng cao nhận thức, hiểu biết, thông tin về thị trường xuất khẩu; thúc đẩy tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về nguồn gốc gỗ.
- Có các chính sách phù hợp để giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng. Giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện. Tăng cường các giải pháp thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát của Kiểm lâm, Hải quan sở tại và chính quyền địa phương, để hạn chế việc thương nhân việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu.
- Xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Áp dụng các ưu đãi về mức thuế TNDN đối với ngành lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chế độ khen thưởng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật hải quan; Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại; Nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước. Nghĩa là, bên cạnh việc nghiên cứu mở rộng thị trường, cần duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp), thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng.
3.2. Về nguồn nguyên liệu
Có thể nói trong đó “nút thắt” lớn nhất với ngành gỗ chính là nguồn nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu gỗ để chế biến phải nhập khẩu do Chính phủ không cho phép khai thác rừng tự nhiên. Thống kê sản lượng nguồn gỗ rừng trồng trong nước khai thác hằng năm hiện khoảng 20 triệu m3, trong đó có khoảng 80% nguồn gỗ này là gỗ có đường kính nhỏ được sử dụng làm nguyên liệu. Phần còn lại 20% được sử dụng sản xuất các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Chất lượng gỗ nguyên liệu thấp, đường kính nhỏ, gỗ có chứng chỉ chiếm tỷ lệ chưa cao; sản phẩm xuất khẩu thô có giá trị thấp còn nhiều; liên kết chuỗi còn hạn chế… là những “nút thắt” của ngành chế biến gỗ và lâm sản. Để giải quyết vấn đề này cần:
Thứ nhất, công tác dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu cần được thực hiện một cách bài bản, khoa học và chi tiết. Dự báo nhu cầu nguyên liệu cần cụ thể đến mức độ sản xuất đồ gỗ trong những năm tiếp theo sẽ cần cụ thể những loại gỗ nào và sản lượng bao nhiêu để có thể đáp ứng nhu cầu. Các chỉ tiêu về chất lượng, yêu cầu về sản xuất gỗ nguyên liệu cũng cần được thể hiện rõ.
Thứ hai, đối với nguồn nguyên liệu trong nước, chúng ta cần rà soát cụ thể khả năng cung ứng của từng loại trong điều kiện thực tế nguồn nguyên liệu của cả nước, từ đó có những chính sách cụ thể trong quá trình trồng rừng, khai thác, xuất khẩu gỗ thô và sử dụng triệt để phần nguyên liệu nội địa. Tuy nhiên, việc hạn chế xuất khẩu những loại nào, chú trọng vào phát triển loại nguyên liệu nội địa nào hay cần trồng loại gỗ nguyên liệu nào cũng chỉ có thể thực hiện được nếu công tác dự báo nhu cầu nguyên liệu được hiện bài bản, khoa học và chính xác.
Thứ ba, nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn là cấu thành quan trọng trong các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Áp thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu ra thị trường khác lên 30-35% như các quốc gia trong khu vực để tránh thất thoát nguồn gỗ từ rừng trồng. Tăng mức thuế xuất đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cần hạn chế tối đa xuất khẩu dăm gỗ, bởi xuất khẩu dăm gỗ tốn rất nhiều nguyên liệu nhưng giá trị kinh tế đạt thấp…”.
Thứ tư, đối với nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, với yêu cầu về xuất xứ nguyên liệu trong CPTPP thì bắt buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải sử dụng các nguồn nguyên liệu hợp pháp. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều áp dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp: Nhật Bản áp dụng Luật Gỗ sạch từ tháng 5/2017; Hàn Quốc ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững và chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2018
Để có được nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, bắt buộc phải triển khai đẩy mạnh các mô hình liên kết trồng rừng giữa các công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng. Thời gian qua, mô hình này mặc dù đã được hình thành và đã có bước phát triển đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cũng như mang lại hiệu quả cao. Các mô hình liên kết trồng rừng giữa các công ty và hộ trồng rừng vẫn còn mang tính chất tự phát, được hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty và hộ trồng rừng. Cần quan tâm đến công tác nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp, các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng để tăng năng suất, chất lượng của rừng trồng. Chuyển đổi phương thức sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp trồng rừng gỗ nhỏ và gỗ lớn để nâng cao chất lượng và tỷ trọng nguyên liệu gỗ trong nước đáp ứng cho ngành chế biến gỗ.
Bên cạnh đó tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân, doanh nghiêp thay đổi nhận thức về sử dụng gỗ hợp pháp, về tập quán sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành chế biến gỗ. Đồng thời, doanh nghiệp cần giống cây trồng rừng chất lượng cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng chất lượng gỗ, thì mới có thể đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng của ngành gỗ. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng để tăng chất lượng gỗ nguyên liệu trước khi làm đồ mộc là biến tính gỗ nguyên liệu.
Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, xu hướng giảm dần tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu gỗ ở những khu vực có rủi ro pháp lý cao đã thể hiện hướng đi đúng của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, những hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp thông tin về nguồn gốc nguyên liệu gỗ như xây dựng cổng thông tin về nguyên liệu gỗ sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu hợp pháp.
Quan trọng hơn, muốn nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm gỗ, Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Theo đó, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để các doanh nghiệp có thể nhận đất trồng rừng, nếu như các địa phương làm tốt chính sách này thì đây sẽ là một trong những biện pháp để khắc phục khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
3.3. Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo các trường đại học, trường cao đẳng nghề, viện nghiên cứu
– Tập trung đầu tư xây dựng các Trung tâm nghiên cứu trọng điểm và chuyển giao công nghệ: Chế biến gỗ công nghệ cao; Thiết kế đồ gỗ thông minh, Trung tâm quốc gia kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ Quốc gia. Những trung tâm này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo sau đại học, trao đổi học thuật với các chuyên gia quốc tế trong phát triển khoa học và công nghệ. Các Trung tâm này đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao, trình diễn công nghệ mới cho các doanh nghiệp;
– Đề án “Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cho Trường/Viện nghiên cứu/Doanh nghiệp phục vụ chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”: (Mục đích của đề án này là thử nghiệm xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ mới đào tạo đội ngũ kỹ sư có thể vận hành, quản trị điều hành nền sản xuất hiện đại tiên tiến; triển khai các dự án nghiên cứu hợp tác công nghệ cao với doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản)
3.4. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
– Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo đại học, đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, tập trung vào những kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi, các kỹ năng mềm để thích ứng trong môi trường công nghiệp hiện đại. Đẩy mạnh mô hình hợp tác đào tạo ở nước ngoài nghề ở nước ngoài (Đức), ví dụ 50% thời gian đào tạo ở Trường, 50% thời gian ở doanh nghiệp.
– Tổ chức đào tạo về quản trị công nghệ hiện đại và cập nhật công nghệ mới cho các kỹ sư, lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, kỹ sư tại các trường đại học về lâm nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.
– Tổ chức cho cán bộ giảng viên, sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng được thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại, các nước có ngành công nghiệp phát triển (Đức, Italia);
– Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về gỗ hợp pháp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, chủ rừng theo hiệp định VPA-FLEGT với châu Âu; Đào tạo, tư vấn cấp quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng, nâng cao ý thức xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ trong chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp, đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất bền vững bằng nguyên liệu gỗ hợp pháp.
3.5. Đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cao
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, từ tạo giống, kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý giám sát tài nguyên rừng đến công nghiệp chế biến gỗ nhằm nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng, truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, đảm bảo môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cho ngành chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3.6. Phát triển trọng điểm công nghiệp chế biến gỗ sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ hợp pháp
Lâm sinh
– Phát triển công nghệ nuôi cấy mô để nghiên cứu tạo ra các giống mới đáp ứng yêu cầu thâm canh rừng, phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
– Phát triển kỹ thuật nhân giống in vitro những loài cây dược liệu quý đáp ứng thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh tạo ra các chủng, giống vi sinh vật có ích phục vụ phát triển ngành.
– Nghiên cứu phát triển bền vững nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến làm cơ sở cho rà soát, lập quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu gỗ ở cấp độ địa phương, quốc gia.
– Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng rừng có năng suất và chất lượng cao đã được công nhận phù hợp với các điều kiện lập địa; tăng cường quản lý chất lượng giống; phát triển rừng trồng gỗ lớn trên cơ sở kết hợp kỹ thuật trồng rừng thâm canh và quản lý lâm sinh tối ưu rừng trồng cho các địa phương.
Khai thác gỗ và lâm sản
– Nghiên cứu và áp dụng các thiết bị có tích hợp công nghệ cao trong khai thác, vận chuyển lâm sản phù hợp đối với từng loại rừng, từng điều kiện địa hình và quy mô sản xuất trong đó trước tiên cần tập trung vào các thiết bị chặt hạ liên hợp cho khâu chặt hạ, hệ thống đường cáp và các loại máy kéo cho khâu vận xuất, các thiết bị bốc dỡ tại bãi gỗ, sau đó đến các thiết bị vận chuyển chuyên dùng
– Nghiên cứu áp dụng các công nghệ cao như công nghệ quét 3D (GEOSLAM, LIDAR), công nghệ UAV (drone) trong đo đếm xác định trữ, sản lượng trước và sau khai thác, quản lý, giám sát và đánh giá các hoạt động khai thác. Ứng dụng cảm biến kết hợp GPS trong việc quản lý và truy suất nguồn gốc gỗ để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững và chứng chỉ CoC.
Chế biến gỗ và lâm sản
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, gia công gỗ tiên tiến, biến tính gỗ, công nghệ nano, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ thân thiện với môi trường; công nghệ sản xuất chất phủ bề mặt, keo dán trong chế biến và bảo quản lâm sản thân thiện với môi trường.
– Công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng trong chế biến và bảo quản lâm sản; sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong lâm nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
– Ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động để sản xuất quy mô công nghiệp các loại nguyên, vật liệu phụ trợ: Keo dán, sơn phủ bề mặt, phụ kiện cơ khí, chế tạo máy và thiết bị phục vụ ngành công nghiệp chế biển và bảo quản gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới tạo các sản phẩm gỗ-composite chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ cho xây dựng và ngành công nghiệp chế biến đồ mộc.
– Ứng dụng các phần mềm trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ gỗ, kiểm soát chất lượng sản phẩm gỗ. Ứng dụng rô bốt thông minh, công nghệ in 3D, gia công gỗ công nghệ cao.
– Nghiên cứu phát triển nội thất thông minh, tích hợp các tiện ích trên nền tảng kết nối vạn vật, nâng cao chất lượng và mở rộng công năng cho sản phẩm đồ gỗ nội thất, ứng dụng các giải pháp thông minh trong thiết kế sản phẩm nội thất cho các không gian ở, không gian làm việc
3.7. Ứng dụng các giải pháp tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến để kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm, ngăn chặn và kiểm soát sử dụng gỗ bất hợp pháp trong doanh nghiệp chế biến gỗ
– Hỗ trợ Doanh nghiệp đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cao tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng có sự tham gia của Nhà trường/Viện nghiên cứu- Doanh nghiệp; thúc đẩy, kích cầu thị trường KHCN, đặc biệt là thị trường Giống cây lâm nghiệp, Chế biến gỗ. Xây dựng chương trình đổi mới công nghệ đối với các lĩnh vực sản xuất, các sản phẩm trọng điểm, của ngành Lâm nghiệp: Đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ rừng trồng; Ván nhân tạo
– Hoàn thiện các mô hình hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến cho một số loại hình nhà máy chế biến gỗ theo hướng nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, giảm lãng phí: quản lý 5S, Kaizen, ISO cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ở các quy mô khác nhau để cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.
– Xây dựng và áp dụng quản lý chuỗi hành trình sản phẩm gỗ CoC, ngăn chặn và kiểm soát sử dụng gỗ bất hợp pháp trong doanh nghiệp chế biến gỗ. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ dựa trên công nghệ block chain để tạo tính minh bạch của sản phẩm gỗ, tạo thương hiệu cho các doanh nghiệp;
3.8. Khởi nghiệp, sáng tạo trong doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu với phát triển ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trong bối cảnh công nghệ cao, công nghệ 4.0, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; xây dựng các mô hình thành công với ý tưởng công nghệ mới, có mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ chế biến gỗ và lâm sản ra thị trường cho các đối tượng tiềm năng là sinh viên, doanh nghiệp starup. Qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội, thu hút người học, tạo hứng khởi cho người trẻ tham gia học tập và lao động, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm năng cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
3.9. Tăng cường Hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH chuyển giao công nghệ
– Xây dựng các nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia nghiên cứu của chuyên gia quốc tế từ các tổ chức KHCN tiên tiến trên thế giới để nâng cao hàm lượng khoa học cho các đề tài dự án; đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao: giống cây lâm nghiệp và công nghệ chế biến gỗ, Thiết kế nội thất, điều khiển số;
– Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo đại học, sau đại học theo đặt hàng của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp FDI có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế trong ngành chế biến gỗ (Đức, Italia).
– Thúc đẩy hợp tác công tư, xây dựng một số dự án hợp tác công tư trên một số đối tượng chủ lực, công nghệ mới mà Việt Nam chưa tạo ra hoặc chưa làm chủ được công nghệ:
– Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích nhập khẩu, chuyển nhượng bản quyền công nghệ, giống, thiết bị tiên tiến sản xuất lâm nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được.
| HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN BÌNH ĐỊNH (FPA Binh Định) Địa chỉ: Tòa nhà Phú Tài, 278 Nguyễn Thị Định, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định |
THAM LUẬN
NHẬN DIỆN SỨC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
Gần hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng tốc độ cao, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu tại Châu Á với giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản đạt kỷ lục 9,3 tỷ USD trong năm 2018. Trước bối cảnh toàn cầu hóa đan xen sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, ngành đồ gỗ Việt Nam cần nhận diện sức mạnh cạnh tranh thực sự và định hướng giải pháp đối phó phù hợp những thách thức để đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
1. Sự thành công của ngành công nghiệp đồ gỗ nội thất
– Xu thế mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại – đầu tư thế hệ mới, nhất là quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện FLEGT từ năm 2010, thể hiện mong muốn và cam kết gỗ hợp pháp của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đã giúp các nhà sản xuất tham gia ngày càng sâu rộng vào các chuỗi cung cấp đồ gỗ toàn cầu, vừa gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, vừa thu hút các nhà đầu tư toàn cầu vào ngành chế biến gỗ Việt Nam.
– Đáp ứng đúng nhu cầu, yêu cầu đặt hàng cụ thể với chiến lược nhập nguyên liệu từ các nước Mỹ, châu Âu, và nguồn cung cấp nguyên liệu đa dạng từ rừng trồng có chứng chỉ FSC/PEFC, sau đó chế biến thành sản phẩm tái xuất khẩu cho các thị trường lớn, thay vì tốn nhiều nguồn lực đầu tư phát triển các ngành nguyên liệu thô; giúp tăng quan hệ thương mại đa chiều, thuận lợi về logistic và vận chuyển hàng hóa đường biển, tăng khả năng thích ứng những thay đổi thị trường quốc tế.
– Vận dụng tốt lợi thế nhân công lành nghề giá thấp so với các nước trong khu vực để giá thành sản phẩm có thể thấp hơn đáng kể. Nhận đơn đặt hàng số lượng lớn, vừa đảm bảo lợi nhuận theo quy mô, vừa tránh thiết kế đặc biệt, sản phẩm cao cấp có chất lượng quá chuyên sâu, đòi hỏi nhiều nghệ nhân làm tăng chi phí lao động.
– Sản xuất đồ gỗ sử dụng nhiều lao độngcông nghiệp, với rào cản gia nhập thấp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo và sự chi phối của loại hình sở hữu tư nhân rất năng động, linh hoạt (trên 90%), cho phép nhiều nhà đầu tư dễ hình thành nhà máy và giành thị phần, dẫn đến cải thiện chất lượng, hiệu quả, tăng khả năng tồn tại và sự bền vững của ngành. Mặc dù còn thấp so với các ngành công nghiệp đang phát triển nhanh khác, tỷ lệ lợi nhuận của các nhà sản xuất đồ gỗ ổn định, trung bình ở mức trên 5%.
– Ứng dụng các thiết kế, phát triển sản phẩm tương thích đổi mới về đóng gói, vận chuyển, sẵn sànglắp ráp, phù hợp thị hiếu, thời trang của khách hàng toàn cầu. Với vị trí địa lý đắc địa của một trong những trung tâm logistic ở Châu Á – Thái Bình Dương, các công ty đồ nội thất trải dài từ miền Nam, duyên hải miền Trung đến miền Bắc, riêng miền Nam tập trung mật độ lớn các nhà máy chế biến gỗ, chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ cả nước.
2. Một ngành công nghiệp đồ gỗ cạnh tranh:
– Sức mạnh thương lượng của nhà sản xuất – cung cấp: Đây là yếu tố có tác động lớn nhất đến thị trường đồ gỗ. Nằm trong khu vực kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng caovới dân số đông và sự hiện diện nhiều công ty sẵn sàng cạnh tranh mạnh về nguyên liệu và lao động. Thấy trước tiềm năng của thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư lớn vào các nhà máy những công nghệ, máy móc tiên tiến để tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm, trong đó chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, EU và gần đây là Trung Quốc.
+ Các nhà máycần có nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, tạo ra nhu cầu cao về nguyên vật liệu trong khoảng thời gian ngắn, chịu áp lực phải có gỗ để sản xuất, tạo ra một lực lượng cạnh tranh lớn. Các công ty có năng lực thương lượng cao hơn sẽ giành chiến thắng, nhất là nguyên liệu có chứng chỉ. Xu hướng tích tụ, liên kết để gia tăng quy mô của các tập đoàn, công ty lớn ngày càng thể hiện rõ nét. Các công ty nhỏ hơn hoặc không có nguyên liệu sản xuất hoặc phải lấy nguyên liệu với chi phí cao trong khi giá nguyên liệu ngày càng cao do lạm phát, phẩm cấp giảm,khan hiếm nguồn rừng chứng chỉ, hoặc lệnh cấm đối với nguyên liệu thô trong nước.
+ Các công ty cạnh tranh lao động lành nghề, có khả năng vận hành máy móc hiện đại (máy CNC, hệ thống tự động hóa).Để tránh bị thu hút lao động lành nghề sang các công ty ngành công nghiệp khác, các doanh nghiệp ngành gỗ phải tăng lương, chế độ phụ cấp và ưu đãi khác. Chi phí lao động ngày càng tăng domức lương tối thiểu liên tục tăng, chi phí bảo hiểm xã hội, công đoàn…, sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn. Nhiều công ty sẽ chuyển đến vùng nông thôn để tìm lao động có chi phí ít hơn.
+ Sự gia tăng của chi phí vận chuyển, chi phí năng lượng…cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất, và các công ty nhỏ hơn có thể mất dần sức cạnh tranh.
– Sự cạnh tranh giữa các công ty hiện có: Khai thác tiềm năng của thị trường xuất khẩu và nội địa, có nhiều công ty ngành gỗ ra đời và cố gắng tìm kiếm doanh số. Để đạt doanh số, các công ty thường thu hút khách hàng bằng cách hạ giá, nâng cao chất lượng hoặc cải thiện dịch vụ. Những chiến lược kinh doanh này này sẽ thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh địa phương và quốc gia.
– Mối đe dọa của đối thủ tiềm năng: Với rào cản gia nhập tương đối thấp cho phép các công ty nhỏ dễ hình thành các nhà máy với số vốn đầu tư nhỏ, nhanh chóng cạnh tranh với các nhà máy tương tự, vì đồ nội thất có thiết kế cơ bản giống nhau, máy móc thiết bị chế biến rất giống nhau, thiết kế dễ sao chép, khó bảo vệ bản quyền. Doanh nghiệp nhỏ chỉ trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm đa dạng, thiết kế mới các sản phẩm phức tạp hơn.
– Sức mạnh thương lượng của khách hàng trong nước và quốc tế: Đồ gỗ không phải là một sản phẩm thiết yếu, nhưng là một sản phẩm phổ biến trong mỗi hộ gia đình. Sự thành công của ngành công nghiệp đồ gỗ phần lớn nhờ sự hấp dẫn giá từ các sản phẩm. Đồ gỗ Việt Nam được biết đến với chất lượng đồng đều ở mứcgiá thấp, giao hàng đúng hạn và mẫu mã thiết kế phong phú, đáp ứng phân khúc thị trường rộng từ bình dân đến trung lưu.
– Mối đe dọa của sản phẩm thay thế: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm sử dụng vật liệu công nghiệp như nhựa đan, nhựa đúc, kim loại (thép, nhôm, sắt) trong cấu trúc của sản phẩm đồ nội thất cũng là mối đe dọa tiềm tàng của các sản phẩm thay thế.Tuy nhiên, gỗ nguyên khối và ván nhân tạo vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là gỗ có chứng chỉ FSC, PEFC.
3. Những thách thức lớn hiện nay
– Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ nội thất Việt Nam (đạt 3.9 tỷ USD, chiếm 43,8%, chỉ sau dệt may, da giày và điện thoại). Trong khi suy thoái kinh tế có tính chu kỳ, thường là 10 năm. Nếu các thị trường lớn rơi vào suy thoái kinh tế, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Đồng USD tăng giá là tín hiệu tốt cho xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, nhưng ngưỡng tăng đã bị cản trở từ năm 2019. Người tiêu dùng bị thắt chặt về tiền bạc, sẽ có ít người mua đồ nội thất mới, sẽ tái sử dụng hoặc mua đồ nội thất cũ để giảm thiểu chi tiêu. Các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu sẽ đặt mua ít hơn từ các nhà sản xuất. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường, thu hút nhiều khách hàng sẽ giảm tác động hơn từ suy thoái kinh tế.
– Việt Nam đang trở thành đối thủ cạnh tranh chính, nhiều đơn hàng đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ với rất nhiều lợi thế tương đồng. Do vậy, dòng đầu tư nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đổ sang cạnh tranh trực tiếp nguồn lao động và nguyên liệu, gây áp lực lên các doanh nghiệp trong nước. Chiến lược giá rẻ cũng gây ra nguy cơ ngập lụt hàng hóa dẫn đến thuế chống bán phá giá, thậm chí điều tra chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam. Dòng chảy nguyên liệu gỗ toàn cầu vào Trung Quốc hiện dịch chuyển vào Việt Nam là một thuận lợi cho các nhà sản xuất, nhưng cũng đẩy các nhà cung cấp nguyên liệu gỗ trong nước vào tình thế khó khăn khi giá bán nguyên liệu giảm sâu.
– Tăng chi phí: Ngành đồ gỗ đang thấy lợi nhuận bị thu hẹp do tăng chi phí. Gỗ chiếm gần một nửa tổng chi phí sản phẩm. Sự tăng trưởng sản xuất nhanh và rừng tự nhiên được bảo vệ đã làm tăng khoảng cách cung và cầu sản phẩm gỗ. Nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ và xu hướng giá cả biến động có thể là yếu tố bất ổn cho sự phát triển bền vững. Mức lương bình quân đầu người cũng liên tục tăng, đẩy chi phí lao động tăng, trong tình hình nguồn cung cấp lao động không còn rẻ. Chi phí vận chuyển cao đang cản trở sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp.
– Khoảng cách công nghệ và đổi mới: Lỗ hổng trong năng suất lao động, cấp quản lý và kỹ thuật vẫn tồn tại trong nhiều nhà máy chế biến gỗ. Với những hợp đồng sản xuất lớn, nhiều công ty vừa và nhỏ bị hạn chế đầu tư, không phát triển thiết kế gốc, thiếu thương hiệu riêng, ít cập nhật công nghệ đã cản trở nỗ lực giành được đơn hàng.
4. Kiến nghị:
– Kính đề nghị Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục tạo hành lang pháp lý thông thoáng, ủng hộ nền kinh tế định hướng xuất khẩu: ưu đãi nguồn vốn, tăng hạn mức tín dụng cho khu vực sản xuất chế tạo và các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khu vực tư nhân; coi nguồn gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu là cơ sở đảm bảo an ninh nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; thu hút các nguồn vốn đầu tư sạch vào ngành công nghiệp đồ gỗ; thúc đẩy ngành sản xuất xanh trở thành động lực tăng trưởng kinh tế mới, là lợi thế mới trong cạnh tranh quốc tế.
– Về phía ngành công nghiệp đồ gỗ, chúng tôi cam kết đẩy mạnh sự sáng tạo đổi mới trong sản xuất kinh doanh hướng tới nền công nghiệp 4.0, cụ thể:
+ Thúc đẩy khả năng quản lý con người, sự sáng tạo, đổi mới: Các doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều so với mới 5 năm trước đây, cả về nhận thức lẫn trình độ quản lý, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, và điều hành nhà máy. Chúng tôi đang hướng đến cải tiến, khắc phục một ngành công nghiệp chế biến gỗ thâm dụng lao động chuyển đổi sang thâm dụng vốn, chú trọng đầu tư vào công nghệ, quy trình sản xuất và thiết bị máy móc hiện đại (máy CNC) với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và tự động hóa dây chuyền sản xuất để tăng năng suất lao động; nỗ lực trở thành nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) và nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM) để cạnh tranh những vị trí có nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, chuyển đổi từ sản xuất đơn giản, sử dụng nhiều điện năng, tiêu thụ tài nguyên sang sản xuất năng suất và giá trị gia tăng cao, và hướng tới một tương lai sản xuất carbon thấp, sản phẩm thông minh và thân thiện môi trường.
+ Tăng cường trách nhiệm xã hội, chất lượng quản lý: Các chủ doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm những giá trị đích thực từ khách hàng, thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… thông qua đạo đức xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tuân thủ luật pháp Việt Nam và đáp ứng các tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế như BSCI, SMETA, BRC,…
+ Xây dựng tính cạnh tranh toàn cầu: Các Hiệp hội và doanh nghiệp tăng đầu tư phát triển, liên kết hợp tác giữa Hội viên, giữa các Hiệp hội ngành hàng và ngành công nghiệp hỗ trợ để mở rộng sản lượng, nâng cao chất lượng, xây dựng hệ thống dữ liệu ngành gỗ Bình Định kết nối với VIFORES, HAWA, BIFA,… để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của Hội viên. FPA BÌNH ĐỊNH tiếp tục phát triển Hệ thống trách nhiệm giải trình cấp Hiệp hội cho gỗ hợp pháp và bền vững, được ủng hộ và công nhận của tổ chức trong nước và quốc tế như Chương trình FAO /UNREDD Việt Nam./.
Trân trọng kính chào!
CHỦ TỊCH HIỆP HỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH CÔNG TY CPKN TIẾN ĐẠT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc |
THAM LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỂ NGÀNH GỖ ĐẠT MỤC TIÊU 20 TỶ USD VÀO NĂM 2025
Kính thưa: Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ
Việt Nam chúng ta đang là trung tâm chế biến và cung ứng đồ gỗ của thế giới, thị trường quốc tế đang có lực hút rất mạnh từ thị trường Việt Nam. Và thực tế ngành gỗ chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên trong thực tế, ngành gỗ chúng ta còn nhiều điều trăn trở, đó là:
– Thành công của Việt Nam nhưng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 30% trong tổng số 9,3 tỷ USD, còn lại 70% chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp FDI chủ lực quyết định doanh số xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta – điều gì đã cản trở chúng ta khi ngay tại sân nhà với số lượng doanh nghiệp đông đảo (gấp hàng chục lần doanh nghiệp FDI) tại sao lại như vậy, vì phải chăng số đông các doanh nghiệp chúng ta chưa lớn, không có nhiều tên tuổi các công ty lấp lánh thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
– Từ thực tế trên, mỗi doanh nghiệp Việt Nam chúng ta phải đổi mới và để ngành gỗ bứt phá đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD tới năm 2025, chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: xây dựng thương hiệu, xây dựng kênh phân phối, xây dựng độ ổn định và bền vững về nguồn cung ứng nguyên liệu và môi trường, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng thiết kế mẫu phù hợp với thị hiếu của thị trường, v.v. Trong khuôn khổ hôm nay, tôi xin tham gia 2 giải pháp:
1. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ – tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
2. Chiến lược xây dựng nguồn nguyên liệu.
Về giải pháp thứ 1: chúng ta đang có một số doanh nghiệp ví dụ như: Chế Biến xuất khẩu Lâm sản Nam Định, Woodsland, Kim Huy, Hòa Bình, Tavico, An Cường, Scanviwood, Tiến Đạt, Phú Tài, Khải Vi, Đại Thành, Lâm Việt, Minh Dương, Minh Phát, Tiến Triển, Đức Lợi, Giang Minh, Hào Hưng và rất nhiều nhà máy khác. Dù mới ở mức độ khác nhau nhưng đã là các mắt xích rất quan trọng tham gia vào chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu.
Những doanh nghiệp trên đều có quy mô tương đối, doanh số xuất khẩu thường đạt 25-100 triệu USD/năm, có hệ thống quản trị ở mức khá, có thị trường đầu ra ổn định với chu kỳ dài, thiết bị kỹ thuật và công nghệ tương đối phù hợp, mang tính chuyên môn hóa cao, năng suất đã đạt ở mức trung bình từ 25 ngàn USD tới 40 ngàn USD/đầu người/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp đạt chuẩn như trên thì chưa nhiều. Chính vì vậy, mặc dù chúng ta đang nhận được sự chuyển dịch nhu cầu mua hàng rất lớn (từ các thị trường khác chuyển về), nhiều doanh nghiệp trong 2-3 ngày tiếp một đoàn khách Mỹ nhưng đến hiện nay, chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được thị trường rộng lớn bật nhất thế giới này, và người mua hàng (thị trường Mỹ) đang chia ra làm 2 thái cực chủ yếu như sau:
Thứ 1: đến Việt Nam tìm thị trường nhưng mới dừng ở việc làm giá và làm mẫu;
Thứ 2: đến Việt Nam tìm thị trường đích thực, rất quyết liệt, quyết tâm thay đổi nhà cung ứng (Trung Quốc thay bằng Việt Nam), và để trở thành nhà cung ứng chiến lược, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thường một nhà cung cấp phải mất từ 8-12 tháng, thực tế đang phát triển rất chậm. Và tại sao như vậy?
– Qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đại bộ phận là nhỏ và vừa (không cung ứng được những đơn hàng lớn);
– Kỹ thuật và công nghệ chỉ phù hợp cho sản xuất hàng nhỏ-lẻ (không có tính chuyên môn hóa cao);
– Hệ thống quản trị – tư duy theo lối chưa đổi mới, trình độ quản lý theo dạng “dao pha” chung chung thiếu chuyên nghiệp, chưa cụ thể hóa đầy đủ các giải pháp tối ưu ở các công đoạn sản xuất, áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản trị mới ở mức độ thấp.
– Tình hình chung của nhiều doanh nghiệp VN là năng suất thấp, chỉ khoảng 20.000 USD/năm/người, chi phí cao (và đạt chuẩn để tham gia vào chuỗi, sau 2 năm có thể đạt trên 40.000-50.000 USD/năm/người).
Và nếu chúng ta nhìn nhận một cách thấu đáo thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực tế còn có khoảng cách rất xa so với doanh nghiệp Trung Quốc (có khi hàng thập kỷ). Chính vì vậy, một số doanh nghiệp Mỹ mua hàng mới dừng ở việc chào giá và làm mẫu để chờ kết quả đàm phán Mỹ – Trung hoặc tiếp tục mua hàng của các nhà máy Trung Quốc chuyển dịch về Việt Nam đầu tư (thực tế đang diễn ra ở Bình Dương, Đồng Nai rất nhộn nhịp).
Do vậy, ở đây cái chính là chúng ta phải tự thay đổi bản thân mình. Các doanh nghiệp chúng ta phải đổi mới để đạt chuẩn với một số nội dung cơ bản, đó là:
- Nâng cao năng suất lao động, sản xuất với chuyên môn hóa cao;
- Xây dựng chính sách và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững;
- Xây dựng năng lực cung ứng đủ mạnh, thực hiện kế hoạch giao hàng chuẩn xác;
- Đạt chuẩn về an toàn lao động, xã hội, môi trường;
- Chất lượng phải ngang bằng với các nước tiên tiến;
- Nâng tầm quản trị doanh nghiệp lên một tầng mới, thay đổi tác phong của người lao động và tư duy của người quản lý, v.v…
Để nhà máy chúng ta đạt chuẩn tham gia vào chuỗi, có nghĩa là nhà máy có khi chỉ làm một dòng hàng chuyên biệt, hoặc một sản phẩm, có khi một chi tiết (hiện tại Tiến Đạt đang cùng với 5 nhà máy khác của Việt Nam và cùng tham gia với 3 nước: Trung Quốc, Mỹ, Mexico để cùng làm một sản phẩm). Việc tham gia vào chuỗi cung ứng ta có cơ hội nâng tầm doanh nghiệp Việt => nâng tầm thương hiệu, đồng nghĩa với việc ta trở thành là nhà cung ứng chiến lược và có thị phần lớn, và đó là mục tiêu của chúng ta, mục tiêu là phải tham gia sâu vào chuỗi giá trị, mục tiêu sẽ là người thay thế dần các nhà cung ứng Trung Quốc và FDI. Chỉ có vậy chúng ta mới có bước đột phá về xuất khẩu!
Về giải pháp thứ 2: giải pháp về phát triển nguồn nguyên vật liệu:
Tôi xin đi vào 2 lĩnh vực: nguyên liệu gỗ và nguyên liệu công nghiệp.
– Nguyên liệu gỗ:
Để dần làm chủ được nguồn nguyên liệu thì điểm cốt lõi là phải phát triển rừng. Việc phát triển rừng sẽ liên quan đến quỹ đất, năng lực đầu tư và kỹ năng kinh doanh rừng. Trong khi thực tế quỹ đất thì cơ bản giao cho các hộ nhỏ lẻ. Rừng thì phát triển theo kiểu da báo (thiếu vùng chuyên canh) hiệu quả trồng rừng thấp và chất lượng gỗ không cao. Để tạo đột phá về trồng rừng thì có rất nhiều giải pháp – nhưng con đường nhanh nhất là chúng ta nên tái cấu trúc các công ty lâm nghiệp một thành viên ở các tỉnh. Hiện nay các công ty lâm nghiệp môt thành viên ở các tỉnh đang quản lý quỹ đất rừng tốt nhất, lớn nhất ở các tỉnh và trong cả nước. Hiện nay, kinh doanh rừng ở các lâm trường chủ yếu bằng việc giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình với phương thức này và suy cho cùng thì đây vẫn là kinh doanh tiểu nông, ít tạo ra được những vùng chuyên canh lớn và kinh doanh rừng có hiệu quả. Chúng ta không khó để tìm những nhà đầu tư trồng rừng lớn, mà ở đây điều cốt lõi là phải có nguồn đất rừng. Do vậy, để tạo bước đột phá về kinh doanh rừng thì nên cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp và tạo chính sách về tích tụ tư bản đất rừng để tìm ra những nhà tâm huyết có tiềm lực về kinh doanh rừng. Nói chung phải có nguồn lực đầu tư vào kinh doanh rừng thì mới mong chúng ta sớm có nhiều nhà trồng rừng lớn giống như công ty Bảo Châu – Phú Yên, Pisico – Bình Định, Hào Hưng – Hà Giang, vv.. để sớm có được những cánh rừng trồng đại ngàn giống như của Malaysia và Nam Mỹ,vv…thì con đường ngắn nhất là tái cấu trúc lại các công ty lâm nghiệp một thành viên để tăng tính hiệu quả về phát triển rừng, xây dựng chiến lược nguyên liệu phát triển bền vững!
– Cũng liên quan đến nguồn nguyên liệu gỗ để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước và xuất khẩu, giảm áp lực phá rừng và ăn lúa non, tạo tiền đề cho phát triển rừng gỗ lớn bền vừng chúng ta phải xây dựng chợ gỗ chuyên nghiệp tạo nguồn cung dồi dào (hỗ trợ dài hạn cho việc phát triển rừng, hiện nay nhiều nước đóng cửa để phát triển rừng, khuyến khích nhập khẩu lâm sản hợp pháp). Vì vấn đề này chúng ta đã nói nhiều ở các hội nghị nhưng vẫn chưa làm được.
– Hiện tại ở Việt Nam, có nhiều nhà kinh doanh nguyên liệu, như công ty Tài Anh, công ty Minh, công ty Mỹ Đoàn, công ty Thanh Hòa, công ty Tân Phước, công ty Phú Tài, công ty Vinh Thái, công ty Sông Hồng, nhưng theo đúng nghĩa chợ gỗ thì mới chỉ có công ty Tavico Đồng Nai. Làm thế nào để có nhiều Tavico ở VN? Rõ ràng, việc kinh doanh gỗ phải là doanh nghiệp chứ nhà nước không làm được. Do vậy, về phía nhà nước, công việc là phải lập quy hoạch chợ gỗ ở các vùng miền (miền Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Nam Bộ). Lập qui hoạch và tạo quỹ đất để kêu gọi đầu tư về kinh doanh chợ gỗ! (Ta hiểu phát triển chợ gỗ là bao gồm cả thương mại và dịch vụ – chợ là để cho các chủ rừng của thế giới mang gỗ đến bán (có đóng phí) giống như Tavico bây giờ.)
– Nguyên vật liệu công nghiệp:
Thực tế trong sản xuất và xuất khẩu ngành gỗ thì vật liệu công nghiệp (nhựa, da, đá nhân tạo, kính, sắt, thép…) chiếm 30-40% giá trị. Do vậy để đạt mục tiêu xuất khẩu chúng ta không những đa dạng về sản phẩm mà còn phải đa dạng về nguyên vật liệu (giảm tải về nguồn gỗ). Do vậy, chiến lược phát triển của quốc gia không những ngoài phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ (như cơ khí máy móc, sơn, vật tư, ốc vít, nệm mousse, bao bì,..) thì cũng phải có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm bằng vật liệu công nghiệp như của Hòa Phát, Xuân Hòa,… (vừa làm nhanh, vừa rẻ , đẹp, bền). Do vậy, việc khuyến khích phát triển vật liêu công nghiệp phục vụ cho ngành chế biến kết hợp với nguyên liệu gỗ là hướng đi có tính căn cơ chiến lược góp phần thúc đẩy xuất khẩu ngành gỗ có tính đột phá đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD trước năm 2025./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Tiến Đạt
CÔNG TY SCANSIA PACIFIC Địa chỉ: KCN Nhơn Trạch, Đồng Nai, Việt Nam ĐT: 0903804566; Email: ngcthang14@gmail.com |
LIÊN KẾT THEO CHUỖI
GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ XÂY DỰNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG VÀ HỢP PHÁP CHO NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
Nguyễn Chiến Thắng
Chủ tịch HĐQT công ty Scansia Pacific
1. Đặt vấn đề:
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đa số được tiêu thụ tại các nước phát triển. Ở đó, chính phủ quy định nghiêm ngặt điều kiện truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp khi nhập khẩu, người mua hàng ý thức cao về sử dụng đồ gỗ có xuất xứ rõ ràng để bảo vệ môi trường. Từ năm 2017, ngành chế biến gỗ Việt Nam tự tin bước vào giai đoạn mới trong bối cảnh Chính phủ vừa ký tắt Hiệp định VPA/FLEGT với EU, sau tiến trình đàm phán kéo dài 6 năm. Thực thi Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải đảm bảo toàn bộ sản phẩm gỗ nằm trong danh mục đã thống nhất với EU, bao gồm sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là các sản phẩm gỗ hợp pháp. Nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản ấy, Việt Nam không thể đưa đồ gỗ vào tiêu thụ ở nước bạn. Đó chính là lý do các doanh nghiệp xuất khẩu rất ý thức về trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có đến 732 doanh nghiệp có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó 49 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững với tổng diện tích 226.500 ha.
Ngành gỗ được may mắn hưởng được Chương trình 327-CT, 661, 57, 886 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phủ xanh đồi trọc, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2011-2020 trong đó có cây gỗ keo, là loại gỗ mà hiện nay chúng ta chế biến nội thất xuất khẩu, đây là nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng. Cùng với đó là cây cao su. Sau thời gian khai thác mủ, cao su còn được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất.
Nhu cầu nguyên liệu của ngành chế biến gỗ đã kích thích trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất. Từ chương trình trồng rừng, tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 đã tăng lên 41,65% năm 2018. Tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước, tính theo khối lượng, từ 36% năm 2005 tăng lên trên 52% năm 2018 và kỳ vọng 55% vào năm 2020. Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng. Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, DN trong ngành có lợi thế hơn hẳn vì chúng ta có nguồn nguyên liệu rẻ và ổn định so với nhập khẩu. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia: Việt Nam trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp uy tín cho thế giới. Niềm tự hào này, không phải quốc gia nào cũng có được.
Ngoài vai trò của nhà nước trong việc chủ trương phát triển rừng trồng, lâm dân hưởng ứng, còn có sự đóng góp nhiệt tình của khối doanh nghiệp đi tìm đầu ra cho sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Chúng ta có thể tham gia như thế nào trong chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành? Xin mạn phép chia sẻ với hội nghị kinh nghiệm của Công ty Scansia Pacific.
2. Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu bền vững
Scansia Pacific là một trong các doanh nghiệp cung cấp cho IKEA, một công ty Thụy Điển là nhà phân phối nội thất hàng đầu thế giới. Từ năm 2016, IKEA yêu cầu toàn bộ các sản phẩm gỗ phải được làm từ nguồn gỗ có chứng chỉ quản trị bền vững và bảo vệ sinh thái FSC. Vào thời điểm đó Việt Nam có rất ít rừng có chứng chỉ FSC nên chúng tôi đã chọn tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng mô hình liên kết giữa các hộ dân có rừng trồng nhỏ lẻ, thành diện tích đủ lớn để chứng nhận FSC. Và kết quả đáng khích lệ là từ năm 2016 đến nay đã có 3.000 ha rừng keo của 609 hộ dân đã dược cấp chứng chỉ FSC.
Trong nền kinh tế nông nghiệp vốn đang tồn tại nhiều vấn đề chưa thể khắc phục, như câu chuyện được mùa – mất giá và ngược lại, được giá thì mất mùa, thương lái tham gia nhiễu loạn thị trường rất dễ dàng. Để có được thành công từ mô hình liên kết các hộ dân xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng keo có chứng chỉ FSC, Scansia Pacific đã có những bước đi đầy thử thách. Chiến lược, lộ trình của công ty đã phải được vạch ra từ quý 1/2015. Scansia Pacific đã có những buổi tiếp cận với dự án hỗ trợ và phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3 tỉnh Thừa Thiên Huế để kế thừa, tiếp thu những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng rừng keo cấp chứng chỉ FSC cho các nhóm hộ. Đồng thời làm việc với Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế để thông qua định hướng, chiến lược của Công ty trong việc xây dựng vùng nguyên liệu từ rừng trồng gỗ keo có chứng chỉ FSC.
Đến tháng 6/2015, Scansia Pacific chính thức triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại tỉnh Thừa Thiên Huế với việc hình thành nhóm hỗ trợ kỹ thuật của Công ty ngay trên địa bàn tỉnh. Thông qua các cuộc tiếp xúc với các hộ dân có rừng trồng, Công ty đã đưa ra được các chính sách thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân tham gia liên kết. Cụ thể: Công ty hỗ trợ chi phí để đánh giá và duy trì chứng chỉ FSC trên diện tích 5.000 ha trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Cam kết thu mua gỗ keo có chứng chỉ FSC có đường kính trên 13cm cao hơn gỗ không có chứng chỉ tại cùng thời điểm từ 15-20% tùy theo chất lượng gỗ, và không ép giá khi có thiên tai, rủi ro ảnh hưởng đến rừng keo FSC. Đối với các hộ dân có rừng keo FSC khi gặp khó khăn về tài chính ở độ tuổi rừng từ 4-5 tuổi, quyết định tỉa thưa kéo dài tuổi thọ thêm 2-3 năm để nuôi cây lớn hơn, công ty sẽ hỗ trợ cho vay 4.000.000 đồng/ha/năm với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng thương mại tại thời điểm vay là 2%/năm. Đặc biệt, vốn vay và lãi suất sẽ được trả lại cho Công ty khi hộ dân đến kỳ khai thác bán gỗ.
Công ty cũng thành lập ngay nhóm cán bộ hiện trường để trực tiếp hỗ trợ các hộ dân trong quá trình xây dựng và quản lý rừng trồng keo chứng chỉ FSC, luôn lắng nghe ý kiến của các hộ dân, các bên liên quan để đề xuất với lãnh đạo công ty có giải pháp tháo gỡ kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ và xây dựng vùng nguyên liệu gỗ keo FSC bền vững. Công ty cũng đang đầu tư xây dựng các xưởng cưa, lò sấy tại chỗ để tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân địa phương và giảm chi phí vận chuyển.
3. Tổ chức liên kết các bên cùng có lợi
Đồng hành cũng lâm dân, nhóm cán bộ kỹ thuật của Scansia Pacific đã chủ động tư vấn, hướng dẫn các hộ dân theo kiểu cầm tay chỉ việc, xây dựng các mô hình tỉa thưa, kéo dài tuổi thọ rừng, tăng tỷ lệ gỗ xẻ, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế sau khai thác. Nhờ cách làm việc và liên kết chặt chẽ như thế, từ 2016, các hộ dân đã nhận được hiệu quả rõ rệt trong hợp tác này. Thu nhập của lâm dân cao hơn nhiều so với việc trồng keo ngắn ngày, bán dăm cho thương lái ngày trước. Ví dụ: thu nhập ròng từ rừng keo trồng 5 tuổi bán gỗ dăm giấy (không FSC) là 70 triệu/ha/5 năm, tương đương14 triệu/ha/năm. Với rừng keo trồng 8 năm khai thác bán gỗ xẻ FSC và dăm giấy, lợi nhuận lên đến 200 triệu/ha/ 8 năm, tương đương 25 triệu/ha/năm. Hiện tại có trên 150 ha rừng keo FSC đã tỉa thưa để đạt rừng gỗ lớn. Diện tích này sẽ còn tăng thêm nhiều hơn nữa trong thời gian tới sau khi chứng minh cho các hộ dân về hiệu quả kinh tế rừng gỗ lớn, tỉa thưa ở thời điểm từ 4 – 5 năm tuổi và kéo dài thêm từ 2 tới 3 năm.
Một trong những cố gắng để thắt chặt mối liên kết với lâm dân của Scansia Pacific là chúng tôi đã chủ động phối hợp, hỗ trợ với Hội chủ rừng phát triền bền vững (FOSDA), Dự án Mây – Tre – Keo bền vững (SBARP) thúc đẩy tiến trình xây dựng Hợp tác xã bền vững Hòa Lộc. FOSDA hiện đang quản lý 29 chi hội chứng chỉ rừng, gồm 609 hộ thành viên, với diện tích 2.875 ha được cấp chứng chỉ rừng FSC. Tuy nhiên, số lượng thành viên đông, mô hình chi hội phát triển lâm nghiệp bền vững không đáp ứng được về mặt quản trị; đòi hỏi mô hình Hợp tác xã lâm nghiệp bền vững phải ra đời. Việc các chi hội phát triển thành Hợp tác xã lâm nghiệp bền vững là mô hình tất yếu để liên kết các hộ dân có diện tích trồng rừng nhỏ, để có thể áp dụng các phương pháp quản trị và triển khai các công nghệ tiên tiến trồng và khai thác gỗ. Từ đó có được các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. Ngày 27/4/2018 tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã hình thành Hợp Tác Xã lâm nghiệp đầu tiên có chứng chỉ FSC. Dự kiến đến năm 2020 địa phương sẽ có trên 30 Hợp tác xã được thành lập từ nền tảng các chi hội của FOSDA hiện nay.
Thành tựu trên là một động lực rất lớn, cổ vũ cho những người làm công tác phát triển rừng trồng hợp pháp như chúng tôi. Hành trình này, tính ra thì dài nhưng nguyên tắc của câu chuyện hợp tác trên rất đơn giản: Chỉ cần lâm dân có lợi mình cũng có lợi! Thực tế, người nông dân chịu đi theo chương trình chứng chỉ quản trị bền vững FSC cũng khá khó khăn. Muốn được chứng nhận, cả hệ thống trồng phải đi theo các điều kiện của tổ chức đưa ra. Nhưng khi đã thuyết phục được họ tham gia, về mặt lợi ích xã hội sẽ đảm bảo được vấn đề tái tạo rừng trồng, không phá hoại đất. Như vậy, diện tích lẫn chất lượng rừng trồng Việt Nam chắc chắn ngày càng tốt hơn.
Khi doanh nghiệp đã đảm bảo người nông dân tin cậy mình, thì khi khai thác họ sẽ ưu tiên bán cho doanh nghiệp. Lúc này lợi ích mà doanh nghiệp đạt được không hề nhỏ. Đầu tiên, yếu tố ổn định nguồn nguyên liệu sẽ là lợi thế lớn cho doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, khi sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, đầu ra cũng kiếm dễ hơn vì hiện nay các khách hàng, đặc biệt là Châu Âu đều yêu cầu có chứng chỉ FSC họ mới mua hàng. Một doanh nghiệp quan tâm đến xuất xứ hợp pháp của nguồn nguyên liệu cũng sẽ cải thiện vị thế cao hơn trong mắt khách hàng.
Một điều không thể phủ nhận là khi nguồn nguyên liệu ổn định, doanh nghiệp có thể tính đến chuyện cải tiến sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu. Ví dụ, khi cần mua nguyên liệu, doanh nghiệp đến trung tâm cung ứng tại Hố Nai chẳng hạn, chúng ta phải chấp nhận quy cách cưa xẻ của thị trường. Doanh nghiệp mua về cắt lại, gỗ hao phí tính ra không hề nhỏ. Khi Scansia Pacific mua gỗ từ nguồn trồng, chúng tôi yêu cầu đơn vị cưa xẻ sấy tại địa phương làm theo quy cách mình cần, tất nhiên sẽ lợi về gỗ. Chất lượng gỗ cũng vậy, trên thị trường bán, mình đi mua về phải lọc lại, còn bây giờ thì họ lựa và cung cấp đúng thứ doanh nghiệp cần. Tính ra, dù giá nguyên liệu mình mua cao hơn thị trường nhưng hao hụt lại giảm thiểu đáng kể và doanh nghiệp giảm bớt công đoạn sản xuất. Rõ ràng, liên kết với lâm dân đã tạo vị thế mới cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh và hiệu quả hơn trong sản xuất.
4. Thúc đẩy phát triển rừng để giữ màu xanh cho đất nước
Sau gần 4 năm kiên trì con đường liên kết với lâm dân, cho đến thời điểm này, tôi tự tin khẳng định, chỉ có con đường liên kết tiến đến phát triển rừng trồng hợp pháp và đúng quy chuẩn FSC là con đường phát triển bền vững đúng đắn nhất của ngành. Liên kết bền vững ấy mang lại lợi ích cho người dân, mang đến cho họ cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, mang lại nguồn nguyên liệu chủ động và hiệu quả cho doanh nghiệp. Đặc biệt hơn cả, chương trình trồng rừng FSC còn gặt hái được thành tựu rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của người dân về trách nhiệm với môi trường. Khi họ được tham gia, đào tạo, tập huấn và triển khai thực tiễn về xử lý các vấn đề môi sinh, môi trường sống, bản thân tôi chứng kiến những người dân địa phương dần thận trọng hơn với các vấn đề môi sinh. Họ nhắc nhau không có rác trong rừng trồng rồi dần dần, không xả rác bừa bãi. Khi có kiến thức, người dân bắt đầu trân trọng, bảo vệ đất khỏi những tác động tiêu cực… Sự thay đổi của họ thực sự làm tôi xúc động. Thủ tướng Lý Quang Diệu mất 50 năm để thay đổi nhận thức người dân, biến Singapore thành quốc đảo không có rác. Với những thay đổi bắt đầu từ hơn 600 hộ dân trồng rừng nơi đây, tôi tin là ý thức bảo vệ môi sinh của toàn dân, một ngày không xa cũng sẽ thay đổi.
Với thế giới, gỗ là nguyên liệu tái tạo tốt nhất góp phần gìn giữ môi trường. Càng tiêu dùng đồ gỗ nhiều thì càng phải trồng thêm rừng nhiều. Ví dụ đơn giản nhất là một cây gỗ muốn khai thác thì phải mất ít nhất 10 năm trồng. Nghĩa là 1 năm khai thác rừng thì có ít nhất 9 năm phủ xanh. Việt Nam càng xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ thì phải trồng rừng nhiều hơn, đất được phủ xanh nhiều hơn, v.v… Cây giữ đất, giữ cho nước lũ không tràn về gây hại cho người dân.
Với tất cả những lợi ích này, tôi rất tự hào khi nói rằng: chế biến gỗ là ngành công nghiệp của môi trường. Việc xây dựng chương trình khai gỗ hợp pháp, chúng ta đang chung tay bảo vệ màu xanh cho tổ quốc. Không nói đến những khó khăn nữa, không nói đến những rào cản nữa… Đã có giải pháp, tôi tin là doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để liên kết ba mặt đều có lợi ích: DÂN GIÀU, DOANH NGHIỆP MẠNH, QUỐC GIA VỮNG BỀN ./.
HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM Địa chỉ: Số 189 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội |
PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
CHO NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Nguyễn Tôn Quyền
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
1. Vai trò của nguồn nguyên liệu đối với việc phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ
1.1. Mức độ tăng trưởng của nguồn nguyên liệu gỗ
– Nguồn nguyên liệu gỗ đã cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm đồ gỗ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế với nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước như sau:
+ Năm 2015 tổng lượng cung ứng cho chế biến gỗ: 32.300.000 m3 gỗ tròn;
+ Năm 2016 tổng lượng cung ứng cho chế biến gỗ: 34.126.000 m3 gỗ tròn;
+ Năm 2017 tổng lượng cung ứng cho chế biến gỗ: 38.423.000 m3 gỗ tròn;
+ Năm 2018 tổng lượng cung ứng cho chế biến gỗ khoảng 41.718.000 m3.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng năm 2016 so với năm 2015 là 6%; năm 2017 so với năm 2016 là 12,5%; năm 2018 so với năm 2017 là 8,5%.
– Giá trị gia tăng của chuỗi cung nguyên liệu gỗ đạt cao nhất so với tất cả các công đoạn sản xuất trong toàn bộ chuỗi sản xuất lâm nghiệp (đối với sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước).
– Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước được sử dụng nhiều nhất cho sản xuất đồ gỗ và chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng số nguyên liệu cung ứng cho ngành chế biến gỗ. Cụ thể: Năm 2018, tổng nguồn cung nguyên liệu gỗ là trên 40 triệu m3 gỗ tròn, trong đó lượng gỗ trong nước khoảng 30 triệu m3, chiếm 75% so với tổng lượng nguyên liệu gỗ. Điều nay thể hiện thành tựu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là nâng cao được tỷ lệ sử dụng gỗ nội địa, từ đó nâng cao được giá trị gia tăng của nguồn cung nguyên liệu.
1.2. Tác động đến công tác phát triển rừng
Ngành chế biến gỗ phát triển, sử dụng nhiều nguyên liệu gỗ đã tạo ra thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, do đó đòi hỏi nguồn cung nguyên liệu gỗ ngành càng tăng nên, đã tạo ra động lực để phát triển rừng trồng ở Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng. Hiện nay có nhiều tổ chức và cá nhân mong muốn đầu tư trồng rừng.
1.3. Tác động đến công tác bảo vệ rừng và cải thiện môi trường
Nguồn nguyên liệu gỗ cung ứng cho chế biến sản phẩm gỗ, đặc biệt là chế biến các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ cao su, gỗ vườn nhà, v.v… đã góp phần quan trọng để hạn chế phá rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ và cân đối cung – cầu
Nguồn cung nguyên liệu gỗ gồm 2 nguồn chính: (1) Gỗ nhập khẩu và (2) Gỗ nội địa, gồm: gỗ rừng trồng; gỗ cao su; gỗ vườn nhà và cây phân tán.
2.1. Nguồn cung gỗ từ nhập khẩu:
Bảng 1. Lượng gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: m3 quy tròn
Các loại nguyên liệu gỗ nhập khẩu | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
Gỗ tròn | 1.690.458 | 1.887.901 | 2.242.363 | 2.281.102 |
Gỗ xẻ | 3.104.292 | 2.582.051 | 3.051.624 | 3.442.216 |
Ván các loại | 2.673.096 | 2.507.294 | 2.848.386 | 3.850.929 |
Đồ nội thất | 226.887 | 219.709 | 218.131 | 109.117 |
Các sản phẩm gỗ khác | 143.582 | 91.808 | 107.928 | 142.000 |
Tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy tròn (m3) | 8.281.786 | 7.288.764 | 8.468.432 | 9.725.364 |
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu VIFORES, HAWA, FPA và Forest Trends và số liệu Hải quan, Tổng cục Lâm nghiệp)
– Về lượng gỗ nhập khẩu giai đoạn 2015-2017:
+ Năm 2015 Việt Nam nhập: 8.281.786 m3 gỗ quy tròn;
+ Năm 2016 Việt Nam nhập: 7.288.764 m3 gỗ quy tròn;
+ Năm 2017 Việt Nam nhập: 8.468.432 m3 gỗ quy tròn;
+ Năm 2018 Việt Nam nhập: 9.725.364 m3 gỗ quy tròn.
– Về chủng loại gỗ Việt Nam nhập khẩu gồm: Gỗ tròn; gỗ xẻ và các loại ván MDF, Ván dán, Ván dăm.
– Thị trường và loại gỗ chính Việt Nam đã nhập khẩu gồm các nước:
+ Mỹ, Canada, Châu Âu: Chủ yếu là gỗ xẻ và các loại ván;
+ Brazil: Chủ yếu là gỗ xẻ
+ Nam Phi và một số nước Tây Phi: Gỗ tròn, gỗ xẻ;
+ Úc, Newzeland: Gỗ xẻ
+ Các nước Đông Nam Á: Gỗ tròn, gỗ xẻ
2.2. Nguồn cung gỗ trong nước
Bảng 2. Nguồn cung gỗ trong nước giai đoạn từ 2015 – 2018
(Đơn vị: m3 quy tròn)
Nguồn cung | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
Gỗ rừng trồng | 16.362.840 | 17.144.984 | 17.964.514 | 18.500.000 |
Gỗ cao su thanh lý | 3.188.250 | 3.796.673 | 4.228.228 | 5.400.000 |
Gỗ vườn rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp | 3.178.180 | 3.468.498 | 3.506.651 | 3.600.000 |
Tổng cộng: | 22.729.270 | 24.410.155 | 25.699.393 | 27.500.000 |
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội cao su Việt Nam)
2.3. Cân đối cung – cầu gỗ nguyên liệu sử dụng để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và nội địa
Kết quả bảng 3 cho thấy, tổng lượng gỗ quy tròn ngành công nghiệp chế biến gỗ đã sử dụng năm 2015 là trên 32 triệu m3, năm 2016 đã sử dụng trên 34 triệu m3 và năm 2017 đã sử dụng 38,4 triệu m3 gỗ quy tròn.
Bảng 3. Lượng gỗ sử dụng của ngành chế biến gỗ giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: m3 gỗ quy tròn
Các sản phẩm chính | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
Gỗ tròn | 163.031 | 47,075 | 54,473 | 11,000 |
Gỗ xẻ | 565.803 | 615,683 | 520,556 | 247,762 |
Dăm gỗ (70%) | 10.542.974 | 9,604,746 | 10,907,727 | 10,375,000 |
Các loại ván | 2.474.241 | 3,724,310 | 4,641,749 | 6,670,000 |
Đồ nội thất | 10.385.620 | 10,928,558 | 12,007,568 | 14,300.000 |
Sản phẩm gỗ khác | 1.704.913 | 2,380,673 | 2,607,890 | 2,430,000 |
Tổng gỗ dùng xuất khẩu | 25.836.582 | 27.301.044 | 30.739.963 | 34,033,762 |
Lượng gỗ dùng nội địa | 6.459.146 | 6.825.261 | 7.684.991 | 7.884.991 |
Tổng cộng: | 32.295.728 | 34.126.305 | 38.424.954 | 41,718,753 |
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu VIFORES, HAWA, FPA Bình Định và Forest Trends và số liệu Hải quan, Tổng cục Lâm nghiệp)
Từ bảng cung cầu nêu trên, có thể rút ra được 6 nhận định:
(1) Gỗ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu chỉ chiếm dưới 30% (tương đương với hơn 8 triệu m3). Trong đó nguồn gỗ trong nước đã cung ứng cho chế biến gỗ xuất khẩu chiếm trên 70% (tương đương với trên 21 triệu m3).
(2) Nguồn gỗ trong nước đã từng bước thay thế gỗ nhập khẩu với khối lượng ngày càng lớn. Tuy nhiên chất lượng gõ cũng cần phải cải thiện.
(3) Với cơ cấu sản phẩm nêu trên, tỷ lệ sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp vận còn chiếm tỷ lệ lớn với 34%, trong đó 28% là dăm mảnh và 6% là gỗ bóc. Tình hình này cần được khắc phục để sử dụng gỗ nguyên liệu có hiệu quả hơn.
(4) Thị trường thế giới và trong nước đã và đang có sự biến động về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gỗ. Vì vậy, rất cần có sự khảo sát nghiên cứu để xác định được các sản phẩm lợi thế để định hướng lâu dài cho nguồn cung nguyên liệu gỗ đáp ứng được sự biến đổi đó.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia sử dụng gỗ ép khối và các loại ván công nghiệp để xây dựng nhà. Gồm các sản phẩm như: các loại ván cửa, cầu thang, tủ bếp, ván sàn, v.v… Ngoài ra để bảo vệ môi trường các nước cũng đã và đang chuyển hướng sử dụng sản phẩm gỗ kết hợp với các vật liệu khác (kim loại, song, mây, da, vải, v.v…)
(5) Căn cứ sự biến đổi nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng gỗ của thị trường thế giới và trong nước, rất cần có nghiên cứu xác định được các sản phẩm gỗ lợi thế của Việt Nam trong các năm tới. Trong đó có các sản phẩm đang có thị trường và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, nhu các loại ván công nghiệp (ván sợi); ván dăm, ván ghép thanh, ván ép, v.v…); Các sản phẩm gỗ xây dựng được chế biến từ các loại ván công nghiệp và đồ nội thất. Lợi thế của các sản phẩm này sử dụng tối đa gỗ rừng trồng.
(6) Theo số liệu của bảng cung cầu gỗ và sản phẩm gỗ nêu trên, thì tỷ lệ gỗ sử dụng cho thị trường nội địa còn khiếm tốn, (7.684.000/3.800.000 m3) chỉ chiếm 20%, trong khi đó xuất khẩu chiếm tới 80%. Trong tương lai Việt Nam sẽ đạt 100 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng gỗ sẽ tăng rất cao. Vì vậy cần có chính sách phát triển thị trường nội địa.
3. Yêu cầu về quản lý nguồn cung gỗ và các nút thắt
3.1. Đối với gỗ nhập khẩu:
– Cần ổn định về khối lượng và chủng loại gỗ nhập khẩu;
– Chất lượng gỗ nhập khẩu đảm bảo các yêu cầu về chế biến theo từng nhóm sản phẩm;
– Các nút thắt đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu gồm:
(i) Gỗ nhập khẩu phải đảm bảo 100% gỗ sạch. Điều này gây khó khăn cho một vài năm tới vì:
+ Khối lượng gỗ nhập khẩu hàng năm rất lớn và từ nhiều thị trường khác nhau. Chính sách xuất khẩu của các nước cũng khác nhau. Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: từ các nước có nguồn nguyên liệu có tính pháp lý cao như như Mỹ, Chile, New zeland, các nước EU và từ các nước có rủi ro cao như: Lào, Campuchia, Châu phi và PNG. Do đó việc lựa chọn thị trường gỗ nhập khẩu 100% gỗ sạch là một thách thức với Doanh nghiệp.
+ Để có nguồn cung ứng gỗ sạch 100% thì chi phí nguyên liệu gỗ sẽ tăng lên trong cơ cấu giá thành 1 m3 gỗ sản phẩm.
(ii) Hiện có quá nhiều tổ chức và cá nhân nhập khẩu gỗ (trên 2500 đơn), nhập khẩu gỗ bằng đường biển, đường bộ, qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và đường mòn, lối mở, nhập khẩu tiểu ngạch, chính ngạch, v.v….. Nhập khẩu với khối lượng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều đường khác nhau, nên rất khó khăn trong việc kiểm soát nguồn cung. Do tình trạng nhập khẩu gỗ như vậy đã dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, ép giá, v.v… Để tháo gỡ tình trạng này cần tiến hành xây dựng các cụm xẻ sơ chế ở vùng nguyên liệu và các trung tâm phân phối gỗ tập trung quy mô lớn ở các vùng trên toàn quốc.
3.2. Đối với gỗ trong nước:
– Lượng cung gỗ trong nước đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn;
– Các tổ chức, cá nhận cung ứng nguồn gỗ trong nước gồm: các công ty lâm nghiệp nhà nước; một số DN FDI, các DN tư nhân; thương lái và HGĐ. Đến nay việc cung ứng gỗ nguyên liệu từ các tổ chức, cá nhân nêu trên đã hình thành các chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ khác nhau (chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng; chuỗi cung ứng gõ cao su; chuỗi cung ứng gỗ vườn nhà, cây phân tán, v.v…)
– Các nút thắt của chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ trong nước:
(i) Trừ gỗ cao su, gỗ vườn nhà, còn lại gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, năng xuất thấp và chất lượng không cao. Khối lượng gỗ lớn nhưng số lượng dùng để chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất thì rất nhỏ. Năm 2017, tổng sản lượng gỗ rừng trồng là 17 triệu m3 thì dăm mảnh xuất khẩu chiếm 11 triệu m3, gỗ bóc và các sản phẩm khác là 2,6 triệu m3; các loại ván công nghiệp là 1,7 triệu m3. Còn lại chỉ có hơn 2 triệu m3 cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nội, ngoại thất. Các nút thắt này làm giảm giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm và kém cạnh tranh cho sử dụng gỗ rừng trồng trong nước.
+ Các loại sản phẩm gỗ rừng trồng hiện nay dùng để chế biến xuất khẩu chủ yếu là gỗ keo, gỗ cao su, ngoài ra có một số loại gỗ khác như bạch đàn, bồ đề, mỡ, nhưng với số lượng rất nhỏ.
Đối với gỗ cao su thì sản lượng khai thác có hạn. Diện tích cây cao su đã định hình khoảng gần 1 triệu ha. Mỗi năm thanh lý trên dưới 15.000 ha, do đó lượng gỗ cao su cung cứng chỉ đáp ứng tối đa không quá 5 triệu m3/năm.
Đối với gỗ keo: Một số giống keo đang có nguy cơ giảm về năng suất và chất lượng vì nguồn giống đang trong quá trình bị thoái hóa do việc cung cấp cây giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng. Vì vậy, rất cần thiết có kế hoạch đầu tư dài hạn, liên tục để nghiên cứu bổ sung thêm một số giống cây trồng nhằm cung cấp gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ có chất lượng. Thị trường thế giới hiện nay có nhu cầu sử dụng gỗ teak, gỗ xoan đào, xoan ta để sản xuất sản phẩm gỗ nên cần có những nghiên cứu và chính sách phù hợp để phát triển trồng rừng những loài cây này.
Chủ trương chuyển đổi rừng kinh doanh gỗ nhỏ bằng rừng trồng gỗ lớn đã được ban hành và là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất hạn chế. Đặc biệt, còn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi trồng gỗ lớn, thiếu vốn đầu tư theo chu kỳ kinh doanh dài ngày, rủi ro hơn (Ví dụ: Hà Giang có chính sách đầu tư cho mỗi ha rừng chuyển hóa thành gỗ lớn là 8 triệu/ha, tuy nhiên chưa đi vào thực tế vì còn thiếu những chỉ dẫn cụ thể, cần thiết).
4. Đề xuất các giải pháp để phát triển và cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ hiệu quả và bền vững cho ngành công nghiệp chế biến gỗ
Các đề xuất giải pháp này tập trung vào 3 nhóm giải pháp cơ bản sau:
– Mở rộng diện tích rừng trồng;
– Nâng cao năng suất rừng và chất lượng cây gỗ;
– Sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững.
4.1. Mở rộng diện tích trồng rừng
Theo quyết định công bố hiện trạng rừn toàn quốc năm 2017. Tổng diện tích rừng trồng cả nước: 4.178. 966 ha; trong đó:
+ Rừng sản xuất: 2.860.432 ha;
+ Rừng đặc dụng: 83.392 ha;
+ Rừng phòng hộ: 653.522 ha;
+ Ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 581.620 ha.
Cũng theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại nhiều tỉnh ở Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, diện tích rừng trồng nhỏ so với diện tích đất tự nhiên.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ rất mong muốn đầu tư trồng rừng để ổn định nguồn nguyên liệu. Ví dụ: Công ty Hào Hưng muốn đầu tư 100.000 ha, các công ty Nafoco, Woodlands, Scansia pacific, v.v…. đều mong có kết hoạch đầu tư từ 30- 50 ngàn ha rừng trồng cho mỗi công ty nhưng không có đất phù hợp. Vậy mở rộng diện tích rừng tròng vào loại đất nào? ở đâu?
– Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì có 3 loại đất có khả năng mở rộng diện tích rừng trồng gồm: i) Đất rừng tự nhiên nghèo kiệt: Loại đất này hiện chưa được khuyến khích chuyển đổi; ii) Đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng; và iii) Đất giao cho dân.
– Qua khảo sát thực tế, hiện nay chỉ có thể mở rộng rừng từ diện tích rừng trồng trên đất đã giao cho người dân theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng là hộ gia đình và hợp tác xã trồng rừng. Thực tế đã có nhiều mô hình liên kết như vậy đã và đang vận hành có hiệu quả (Scansia Pacific, Nafoco, Woodlands…). Chính quyền ở nhiều tỉnh như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, v.v… đã quan tâm và thực sự vào cuộc quản lý và hỗ trợ các mô hình liên kết này. Hộ gia đình và người dân đã bước đầu thay đổi nhận thức và ý thức về trồng rừng, tham gia vào mô hình liên kết có lợi hơn làm cá lẻ. Tuy nhiên, rất cần có các cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện mô hình liên kết này có hiệu quả và bền vững:
+ Về mặt pháp lý, dân, HGĐ cần được cấp sổ đổ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Xây dựng được xuất đầu tư trồng rừng đầy đủ cho 1 chu kỳ cây trồng theo từng vùng sinh thái, trong đó xác định được các chi phí cho từng công đoạn trồng rừng (xử lý thực bì, làm đất, mua cây con, trồng, chăm sóc, bảo vệ, v.v…); Xây dựng xuất đầu tư trồng rừng này không phải để xin tiền ngân sách mà là căn cứ quan trọng để vay ngân hàng.
+ UBND các tỉnh cần có bảng thống kê các loại đất; có bao nhiều loại hình đất, diện tích đất là bao nhiêu, loại hình đất đó để làm gì? Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể và kêu gọi thu hút đầu tư.
Làm được như vậy các DN sẽ đưa ra được các phương án đầu tư trồng cây gì? Thu nhập trên 1 ha là bao nhiêu và lợi ích của các bên như thế nào.
– Cần có khảo sát chủ trương giao đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Lựa chọn các nhà đầu tư và có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trồng rừng vào các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Thực tế đã chỉ ra rằng chỉ có các nhà đầu tư có vốn, có thị trường, có công nghệ thiết bị,v.v… đầu tư trồng rừng mới có hiệu quả và phát triển bền vững.
4.2. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng
Để đảm bảo số lượng và chất lượng gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ thì cần thiết phải triển khai một số giải pháp sau:
– Nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ chế biến gỗ và thị hiếu của người tiêu dùng. Cần phải cung cấp đủ giống có chất lượng cho trồng rừng là yêu cầu cấp thiết. Giống phải được nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống bằng công nghệ cao đảm bảo chất lượng cho trồng rừng.
– Ngoài cây keo và cây cao su, mỡ, bồ đề đang cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến, cần nghiên cứu bổ sung thêm một số loại cây mới đáp ứng nhu cầu của thị trường như cây xoan đào, keo hoa vàng, cây teak (giá tỵ), v.v…
– Để các biện pháp kỹ thuật được đưa vào thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần ban hành các bảng hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh và chi phí đầu tư cho việc chuyển rừng gỗ nhỏ bằng rừng gỗ lớn theo hai phương thức gồm: i) Chuyển hóa rừng gỗ nhỏ đã có sang rừng gỗ lớn; ii) Trồng mới rừng gỗ lớn.
– Đất để trồng rừng có hạn, đất khổng thể nở thêm trong khí đó nhu cầu nguyên liệu gỗ ngày càng tăng cao, vì vậy rất cần: i) Xác định được quy mô diện tích trồng rừng ổn định là bao nhiêu triệu ha, đất trồng rừng ổn định theo đúng quy hoạch và đến năm nào thì đạt được diện tích trồng rừng ổn định đó; ii) Cần có các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Điều này sẽ bổ trợ cho việc thiếu đất trồng rừng.
4.3. Sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững
Sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững nhằm: i) Tiết kiệm nguyên liệu gỗ một cách tối đa, phế liệu gỗ của dây chuyền sản xuất trước là nguyên liệu của dây chuyền sản xuất; ii) Giảm phế thải, rác thải tối đa ra môi trường. Một số giải pháp cụ thể như sau:
– Đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng;
– Xây dựng các cụm xẻ sơ chế tập trung quy mô lớn ở những vùng trồng tập trung gồm: i) Tiết kiệm chi phí vận chuyển; ii) Nâng cao được tỷ lệ gỗ thành khí lên 1,5 lần; iii) Tận dụng phế liệu tối đa; iv) Đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ 100% là gỗ sạch.
– Sớm ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong quá trình thu mua và cung ứng nguyên liệu gỗ cho các cơ sở chế biến gỗ:Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm cung cấp những thông tin, dữ liệu về trồng rừng và sản lượng gỗ các loại do dự án Formis nghiên cứu những năm qua đã cho những kết quả rất tích cực. Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ tìm được những thông tin về nguyên liệu gỗ từ dự án này, sẽ giảm được chi phí về thời gian để khảo sát tìm nguồn nguyên liệu.
– Tiến hành xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam: Hiện nay đã có Trung tâm giao dịch gỗ ở Biên Hòa, Đồng Nai. Trung Tâm này hoạt động rất có hiệu quả và đang có kế hoạch mở rộng quy mô lên 40 ha ở Đồng Nai. Trung tâm giao dịch gỗ này đã giải quyết được các vấn đề sau:
+ Là đầu mối giao dịch buôn bán;
+ Là nơi cung cấp các loại gỗ cho các cơ sở chế biến gỗ;
+ Là nơi sơ chế các loại gỗ có các quy cách khác nhau theo nhu cầu của khách hàng;
+ Là nơi lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc gỗ nhập khẩu hoặc mua trong nước;
+ Xây dựng các cụm xẻ sơ chế tập trung vào các Trung tâm giao dịch gỗ, Nhà nước chỉ cần cho cơ chế, Doanh nghiệp sẽ đầu tư. (Ví dụ: Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu – TAVICO đã đầu tư hàng 1000 tỷ đồng cho các Trung tâm này).
5. Kết luận
Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luạt, nhiều chủ trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, như Luật Lâm nghiệp, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triền lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020, Chỉ thị của Ban bí thư TW Đảng và các Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, v.v…. chính những chủ trương, chính sách đó đã giúp cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phát triển vượt bậc.
Những đề xuất giải pháp nêu trên chính là cụ thể hóa những chủ trương, chính sách mang tính đột phá trong lĩnh vực phát triển và cung ứng gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và bền vững./.
HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND Địa chỉ : Lô số 11, KCN Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt Nam |
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ BỀN VỮNG,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Đỗ Thị Bạch Tuyết
Tổng giám đốc Công ty cổ phần WOODLAND
I. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 9,38 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 8,91 tỷ USD tăng 16,81 % so với kim ngạch năm 2017. Với kim ngạch như trên, gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu (XK) đứng hàng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần đồ gỗ thế giới, thứ 2 ở châu Á và là số 1 ở khu vực ASEAN.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 1 đầu năm 2019 đạt 0,952 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 851 triệu USD, tăng 10,2 % so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 70,23% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ toàn ngành. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục đạt đỉnh cao mới so với cùng kỳ những năm trước đó. Nếu tính cả thị trường quốc nội với giá trị sản phẩm khoảng 1,78 tỉ USD, ngành khai thác và chế biến gỗ đóng góp cho doanh số quốc gia năm 2018 là trên 12 tỉ USD. Tạo việc làm cho hơn 420.000 lao động với năng suất bình quân ước khoảng 23.000 USD/người/năm.
Đây thực sự là những con số biết nói, và đáng biểu dương cho sự đóng góp không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp ngành chế biến gỗ. Mặc dù, ngành chế biến gỗ nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước những khó khăn đó, đòi hỏi ngành chế biến gỗ cần có những thay đổi, nhằm bảo đảm cho sự phát triển mang tính bền vững.
II. THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
2.1. Chính sách pháp luật chưa có nhiều ưu đãi riêng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ
Trong nhiều năm qua, Woodsland cũng như các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế gỗ được coi là đầu ra ổn định của gỗ rừng trồng, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều tỉnh, địa phương. Điều đáng nói, chế biến lâm sản có nhiều đóng góp tích cực như vậy những vẫn chưa nhận được nhiều ưu đãi như các ngành nghề chế biến nông, thủy sản.
Theo quy định của Luật Thuế số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN quy định ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản sẽ được hưởng 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng tại địa bàn khó khăn và thuế suất 15% trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ hoạt động chế biến lâm sản (nguyên vật liệu đầu vào từ gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ thông, gỗ keo…) không thuộc các trường hợp được ưu đãi thuế TNDN theo hoạt động chế biến nông sản, thuỷ sản…
2.2. Doanh nghiệp phải chịu nhiều loại thuế phí bất hợp lý.
Nhiều doanh nghiệp không chỉ riêng Woodsland nhận thấy UBND Quận Hải An đưa ra văn bản thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng là bất hợp lý.
Trong đó có nêu:
“Quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu:
– Đối với container 20feet là 250.000 đồng/cont
– Đối với container 40feet là 500.000 đồng/cont”
Với mức thu như quy định như trên thì năm 2017, Woodsland trung bình xuất/ nhập 60cont/ tháng loại 40feet, ước tính chi phí phát sinh gần 400 triệu đồng. Woodsalnd nhận thấy đây là quy định không hợp lý, phí chồng phí và là gánh nặng cho doanh nghiệp.
2.3. Thời gian làm việc của người lao động còn hạn chế so với các nước trong khu vực
Căn cứ theo Điều 106 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Nếu làm việc theo tuần thì tổng giờ làm bình thường và làm thêm không quá 12 giờ một ngày, không quá 30 giờ mỗi tháng và không vượt quá 200 giờ mỗi năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ.
Tuy nhiên, trong khu vực, như Trung Quốc 36 giờ/tháng, Lào 45 giờ/tháng, Indonesia 56 giờ/tháng, Singapore 72 giờ/tháng, Malaysia 104 giờ/tháng, Campuchia và Philippines không khống chế.
Việc cắt giảm thời gian làm thêm là một chính sách nhân văn, văn minh nhưng trên thực tế cách nhận thức của người lao động còn hạn chế, cũng như khan hiếm nguồn nhân lực tay nghề, chất lượng cao nên không thể làm việc đạt yêu cầu trong khung giờ được hạn chế như hiện tại. Trong khi đó, người lao động phổ thông hiện có mức thu nhập thấp, đa số có mục tiêu là tăng thu nhập nên họ cũng mong muốn làm thêm giờ để có tiền để trang trải cho sinh hoạt gia đình. Do vậy, tự bản thân người lao động cũng muốn làm thêm giờ. Nếu doanh nghiệp không bố trí làm thêm giờ thì ngoài giờ họ vẫn tự tìm kiếm các công việc làm thêm khác để tăng thu nhập. Vì vậy, làm thêm giờ vừa đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người sử dụng lao động, vừa đáp ứng được nhu cầu tăng thu nhập của người lao động.
Chính vì vậy, cần có chính sách nới lỏng khung giờ làm thêm để cả người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận thêm về thời gian làm thêm.
2.4. Khan hiếm nguồn nguyên liệu gỗ
Đông đảo doanh nghiệp sản xuất khác trong ngành chế biến gỗ gặp đang phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu mà nguyên nhân chính là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô.
Một phần do nhiều nước trong khu vực đã có chính sách thắt chặt nguồn nguyên liệu từ rừng. Đặt biệt như Lào, Capuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc,…, dẫn đến tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển.
Một số các thương lái và rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là các công ty thương mại, đã lợi dụng kẽ hở trong các quy định về thuế suất các mặt hàng trên, khai báo mức giá hàng hoá trên tờ khai Xuất khẩu thật thấp nhằm nộp thuế xuất khẩu thấp hơn mức quy định.
2. 5. Đối tác đòi hỏi khắt khe và nâng cao cho nguồn nguyên liệu
Việt Nam và EU thực hiện Hiệp định tự do thương mại cũng có những tác động gây khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước. Trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hợp pháp chứng nhận cho các sản phẩm sản xuất từ gỗ.
Nhiều các nhà nhập khẩu châu Âu, hiện đang quan ngại về vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, tính bền vững và đặc biệt là việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Như tại đơn vị Woodsland, khách hàng yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc gỗ, phải hoàn toàn hợp pháp, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Nhà máy phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm với xã hội, cộng đồng…. Để đạt được những tiêu chuẩn cao của khách hàng quốc tế, nhiều doanh nghiệp phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cũng như hệ thống quản lý minh bạch.
III. CƠ HỘI LỚN CHO NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ
3.1. Chính sách quốc tế mở rộng
Cùng với những thị trường quen thuộc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện EU là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2018 này, ngành này đã đạt hơn 9 tỷ đô-la Mỹ và sẽ còn tăng cao trong những năm tới và khi vào mùa cao điểm. Năm nay, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) được Việt Nam và EU ký tắt vào tháng 5-2017.
Tới đây, hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% khi EVFTA có hiệu lực. Mức thuế này được áp dụng cho các sản phẩm gỗ chế biến và sản phẩm gỗ (mức thuế trước EVFTA là 3%); đồ nội thất bằng tre hoặc mây (mức thuế trước là 5,6%); ván ép gỗ (trước là 4%), đồ trang trí bằng gỗ (trước là 3%). Cam kết này giành nhiều ưu đãi cũng như góp phần thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và EU rất lớn.
Bên cạnh đó, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển được thuận lợi hơn. Thêm vào đó, chúng ta sẽ học tập được công tác quản trị doah nghiệp gỗ thế nào cho hiệu quả nhất, đặc biệt là gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường.
3.2. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp
Tại thời điểm hiện tại, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sang hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Doanh nghiệp ngành chế biến đỗ đã biết đầu tư nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, tích cực triển khai Đề án Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.
Đến nay, đã có bốn mô hình hợp tác, liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững tại các tỉnh thành trên cả nước. Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ phát triển ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
3.3. Thị trường mở rộng
Dự báo trong năm 2019 nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên toàn thế giới sẽ tăng trên 3,5%, thương mại đồ gỗ cũng sẽ tăng thêm 4%. Trong đó nhu cầu về sản phẩm gỗ cho nhà bếp cũng rất lớn, chiếm tới 28% tổng nhu cầu về đồ gỗ tại thị trường Đức.
Ngành gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường với những tín hiệu tốt từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và EU với nhu cầu cao về giấy, đồ gỗ nội thất và gỗ kỹ thuật dùng trong xây dựng.
Để thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 12 – 13 tỷ USD vào năm 2020, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý.
Đồng thời, phải đầu tư xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín thông qua chất lượng sản phẩm và cải thiện các dịch vụ hỗ trợ để nắm bắt tốt nhất cơ hội phát triển từ sự gia tăng tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thế giới.
IV. Kiến nghị:
Trong năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, nhưng vẫn tồn đọng những khó khăn và trở ngại. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp gỗ kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm Nghiệp có các chính sách phù hợp để hỗ trợ, giải quyết các nội dung sau đây:
– Giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng.
– Giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện.
– Xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC).
– Kiến nghị với Chính phủ về việc áp dụng các ưu đãi về mức thuế TNDN đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản.
Theo quy định của Luật thuế số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN quy định ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản, các doanh nghiệp hoạt động chế biến lâm sản từ gỗ rừng trồng không được hưởng ưu đãi thuế như các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản. Trong khi đó, Nghị định mới ban hành số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng đã giải thích rõ tại Điều 3: Nông nghiệp quy định tại Nghị định này gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng dược liệu).
Trên đây là báo cáo của Công ty cổ phần Woodsland về Phát triển thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản bền vững. Cộng đồng doanh nghiệp ngành chế biến gỗ nói chung và đơn vị Woodsland nói riêng, mong muốn trong năm 2019 tăng trưởng xuất khẩu sẽ có nhiều tin vui, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.
Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND |
HỘI MỸ NGHỆ VÀ CHẾ BIẾN GỖ TP. HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: Số 185 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
TIỀM NĂNG VÀ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
GỖ TRÊN THẾ GIỚI, CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN
Huỳnh Văn Hạnh
Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh
1. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ
Bằng những nổ lực của toàn ngành để có được thành tựu xuất khẩu hôm nay, để chúng ta có dịp ngồi đây nói về cơ hội và các giải pháp thúc đẩy cho những năm tới. Trong tinh thần ôn cố tri tân, tưởng cũng nên dành vài phút để nhìn lại buổi bình minh của Ngành. Mặc dù Chế biến gỗ được đánh giá là nghề truyền thống có từ lâu đời, nhưng những năm đầu thập niên 1990, giữa sự bao vây kinh tế, chúng ta xuất khẩu nguyên liệu thô sang các nước châu Á và chập chững bước vào thị trường xuất khẩu đồ gỗ bằng sự thận trọng vốn có của người Việt. Các doanh nhân thời ấy như những con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn thị trường xuất khẩu bao la nhưng còn ngập ngừng e sợ. Bắt đầu từ những công cụ thô sơ và cơ khí giản đơn, vừa làm vừa học hỏi yêu cầu thị trường từ các doanh nhân Đài Loan, Singapore; để rồi nhanh chóng tìm thấy cơ hội, hình thành sản xuất bằng công nghệ bán tự động và gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2003.
Không dừng lại ở đó, với ý chí vươn lên sánh cùng bè bạn trong khu vực, các DN đã nắm lấy thời cơ, đầu tư máy móc để làm nên ngành công nghiệp CBG ở mức cơ khí bán tự động và tự động trong thập niên đầu của thế kỷ này, chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước ASEAN. Các doanh nghiệp đã khai thác thành tựu từ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa cây gỗ rừng trồng vào thị trường chế biến đồ gỗ xuất khẩu, tạo điều kiện cho lâm dân tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ vậy, cây lâm nghiệp không ngừng tăng trưởng và sống mãi với thời gian.
Ngành gỗ có may mắn là sử dụng tài nguyên duy nhất trên hành tinh có thể tái sinh được. Các doanh nhân trong ngành luôn quý trọng cây gỗ như là những sinh linh được Thượng đế ban tặng cho con người, họ mang sứ mệnh làm cho cây gỗ kéo dài tuổi thọ sau vài ba chục năm khi đời sống vật lý không còn nữa.
Chế biến gỗ có khả năng hiện đại hóa cao, giữ vai trò thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ như máy móc, công cụ sản xuất, vật liệu kim khí, bao bì, chèn lót; từ chỗ phải nhập khẩu phần lớn, tỷ lệ nội địa hóa trong 10 năm qua ngày một cao. Tạo điều kiện để kỹ thuật chế biến như uốn gỗ, xử lý biến tính; giúp các ngành khác như vận tải, logistic, chế tạo vật liệu mới,v.v … cùng phát triển. Cách đây 3 năm, từ chỗ phải nhập khẩu, chưa ai nghĩ có ngày Việt Nam xuất khẩu máy chế biến gỗ và dầu màu trang sức bề mặt, thì nay thực tế các sản phẩm này đã hiện điện tại các thị trường Bolivia, Myanmar, Campuchia, v,v…
Xúc tiến thương mại tại chỗ thông qua các hội chợ chuyên ngành như VIFA EXPO tổ chức tại Tp HCM, hàng năm thu hút trên 4000 lượt khách đến Việt Nam từ 80 nền kinh tế trên thế giới; đã trở thành triển lãm đồ gỗ lớn nhất Đông Nám Á. Là kênh XTTM ít tốn tiền và hiệu quả nhất, chẳng những tiết kiệm ngoại tệ đi triển lãm nước ngoài mà còn thu hút khách hàng đến Việt Nam, tạo điều kiện để các ngành du lịch, dịch vụ cùng phát triển.
Thực tế này cho thấy Chế biến gỗ là ngành công nghiệp môi trường vì sự phát triển các vùng nguyên liệu làm cho hành tinh thêm xanh. Là ngành kinh tế dân sinh, vì thu hút đông đảo lực lượng lao động, từ giản đơn tham gia trồng rừng đến lao động kỹ thuật trong các nhà máy, có sức lan tỏa rộng đến nhiều ngành kinh tế khác.
Chúng ta có quyền tự hào một cách chính đáng nhưng không có quyền tự mãn, vì trong chuỗi giá trị sản phẩm gồm bốn giá trị: sản xuất, thương mại, thiết kế và thương hiệu; Ngành chỉ mới đạt được giá trị sản xuất ở mức trung bình vì năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định do trình độ tổ chức, công nghệ và kỹ năng lao động. Phần lớn các nhà sản xuất Việt Nam thực hiện theo đơn đặt hàng của thương nhân nên ít chú trọng đến giá trị thương mại. Từ đó thụ động và ít phát triển marketing, chưa có nhiều hệ thống phân phối ra thị trường để khai thác giá trị thương mại của sản phẩm. Các nhà sản xuất mới chú trọng kiếm tiền từ hiệu quả phần cứng sản phẩm; chưa phát triển phần mềm thông qua thiết kế và kỹ năng lao động để đưa tư duy sáng tạo và thổi hồn vào sản phẩm nhằm nâng cao giá trị ngoài sản xuất. Mặc dù Việt Nam có nhiều nhà sản xuất lớn, công nghệ hiện đại nhưng hiếm có công ty nào có tên tuổi trên thị trường quốc tế và để lại dấu ấn sâu đậm trên thị trường quốc nội. Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia cũng chưa chú trọng đúng mức. Nhìn nhận vấn đề này một cách tích cực thì đây là tiềm năng lớn, các đồng nghiệp của chúng tôi sẽ chia sẻ những trăn trở này trong các tham luận tiếp theo.
2. Cơ hội đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ trong thời gian tới
Ở trong nước, Chính phủ thực hiện phương châm xây dựng “Chính phủ kiến tạo”, tình hình kinh tế vĩ mô, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP trên 6,5% đã tạo ra niềm tin và khí thế mới cho các doanh nghiệp.
Chính quyền các địa phương, đặc biệt các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam bộ đã đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ thực thi chính sách, thủ tục hành chính, xúc tiến thương mại, thu hút và phát triển nguồn nhân lực cũng như đảm bảo an ninh, môi trường kinh tế xã hội ổn định.
Ngành gỗ Việt Nam, sau một thời gian phát triển và tích luỹ đã xây dựng được nền tảng vững mạnh về năng lực sản xuất, đổi mới máy móc công nghệ hiện đại và từng bước cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp, khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường quốc tế. Các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu của Việt Nam đều ổn định và tăng trưởng. Thị trường dăm gỗ cũng bắt đầu tăng trưởng lại.
Tham khảo tình hình sản xuất đồ gỗ của các khu vực kinh tế thế giới trong giai đoạn suy thoái kinh tế từ 2009 đến 2017 của Trung tâm Công nghiệp Ý (CSIL) trong báo cáo World furniture outlook cho thấy chỉ có khu vực châu Á Thái bình dương tăng trưởng mạnh, các khu vực khác hầu như không tăng trưởng. Như vậy các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu là ở châu Á.
Năng lực sản xuất toàn ngành tuy có gia tăng liên tục nhưng so với tiêu dùng đồ nội thất toàn cầu năm 2017 là 428 tỷ USD, tổng sản xuất của Việt Nam chỉ ở mức 2,06%. Và so sánh tổng thương mại đồ gỗ năm 2017 của 100 quốc gia xuất khẩu là 141 tỷ USD, Việt Nam chiếm khoảng 6%. Từ 2 con số so sánh này cho thấy xuất phát điểm của chúng ta còn rất thấp trong khi cơ hội thị trường phía trước còn rất nhiều. Nếu có chính sách đột phá, ngành gỗ sẽ bức phá ngoạn mục.
Thương mại trong lĩnh vực đồ gỗ, nhờ tình hình thuận lợi, tăng khoảng 4% năm 2018, với sự tăng trưởng tập trung chủ yếu ở châu Á Thái Bình Dương. Hiện nay, các nhà xuất khẩu chính là Trung Quốc, với 35% thị phần, đang gia tăng; Đức, 8% đang ở mức ổn định, Ý và Ba Lan ở mức ổn định 7%, Việt Nam 6%, đang tăng trưởng hai con số; 5 nước xuất khẩu hàng đầu này chiếm 63% tổng xuất khẩu đồ gỗ thế giới. Các nhà nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, 28%, tăng; Đức, 10%, ổn định; Anh, 6%, tăng; Pháp, 5%, tăng; và Canada, 4%, tăng; 5 quốc gia nhập khẩu hàng đầu chiếm 53% thị phần đồ nội thất thế giới. Các quốc gia này đều là thị trường mục tiêu của Việt Nam.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (bao gồm cả Trung Quốc) hơn 50% sản lượng đồ gỗ trên thế giới được sản xuất, và khoảng 40% thương mại diễn ra, rõ ràng là một thị trường vừa phát triển vừa có tiềm năng lớn.
Thu nhập khả dụng tăng lên, lối sống của người tiêu dùng được cải thiện và GDP gia tăng đáng kể sẽ hỗ trợ tăng trưởng thị trường trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và thị trường đồ gỗ sẽ dựa vào ngành bất động sản đang phát triển nhanh chóng. Sự mở rộng của phân khúc đồ gỗ sang trọng sẽ dẫn tới việc đa dạng hóa các nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm.
Thị trường Việt Nam với dân số trên 90 triệu người, theo ước lượng, mức sản xuất cho tiêu dùng nội địa năm 2018 khoảng gần 2 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua khoảng 8%. Nếu tính thêm chi phí lưu thông phân phối đến bán lẻ thì con số này sẽ tăng lên gấp đôi, trong đó các công trình mới xây dựng đang trên đà tăng trưởng sẽ thu hút khoảng 40%. Nhằm củng cố thành trì bảo vệ thị trường nội địa, các doanh nghiệp đang bắt đầu chú ý khai thác thị trường này. Từ các cơ hội do thị trường bất động sản trong nước mang lại và tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua, dự báo giá trị sản xuất cho thị trường nội địa sẽ đạt ở mức tối thiểu từ 2018 đến 2020, lần lượt sẽ là 1,78 – 1,92 và 2,08 tỷ USD/năm.
Trong những năm gần đây, các cường quốc sản xuất đồ gỗ như Trung Quốc do chi phí nhân công tăng và nhà nước bắt đầu đánh thuế xuất khẩu. Mặt khác Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ làm cho đồ nội thất của nước này giảm sức cạnh tranh, tỷ lệ xuất khẩu trong 2 năm qua đã giảm.
Các nước Đức, Ý do kinh tế châu Âu suy thoái, đang giảm sản xuất vì chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh giảm,v.v… Malaysia mặc dù có chiến lược rõ ràng nhưng bị hạn chế về sự thiếu hụt lao động.
Xu hướng thị trường đòi hỏi nguồn gốc gỗ hợp pháp cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển rừng trồng, tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động, xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ bền vững.
Nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới tăng không ngừng. Sản xuất đồ nội thất là thế mạnh của Việt Nam, là nghề truyền thống, là động lực phát triển nông thôn thông qua kinh tế lâm nghiệp. Chúng ta nên nắm bắt cơ hội này để phát triển ngành. Nếu bỏ lỡ, các nước láng giềng như Indonesia và Malaysia, có thể sẽ vượt qua Việt Nam để giành lấy thị trường và ngôi quán quân trong ASEAN. Lúc ấy chúng ta chỉ còn khoanh tay ngồi nhìn trong tiếc nuối.
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ Tướng, đã xác định quan điểm:
– Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, v.v…
– Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Trong phần “Định hướng ngành lâm nghiệp” Chiến lược cũng đã nêu mục tiêu: “Công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản phải trở thành mũi nhọn kinh tế lâm nghiệp, phát triển theo cơ chế thị trường trên cơ sở công nghệ tiên tiến, nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng lâm sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Khu vực ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng và được khuyến khích đầu tư trong phát triền công nghiệp chế biến lâm sản,… tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến quy mô lớn sau năm 2015”.
Từ định hướng của Chính phủ, việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược phát triển ngành là rất cần thiết để nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện hơn nhằm tạo sức bật để ngành chế biến lâm sản phát triển thành ngành công nghiệp hiện đại trong những năm tới.
3. Giải pháp để tận dụng cơ hội, phát triển Ngành công nghiệp chế biến gỗ lên tầm cao mới
Do những năm qua tình hình đã có nhiều thay đổi. Với tâm huyết và cách tiếp cận từ thực tế, các Hiệp hội ngành gỗ cả nước đã thảo luận và đồng thuận trình Thủ Tướng Chính Phủ 3 nhóm kiến nghị về chính sách và các giải pháp cơ bản gồm:
3.1 Tầm nhìn, chiến lược đến năm 2025:
– Tầm nhìn đến năm 2025 và cả sau đó là: “Việt Nam là một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng cho Thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Tầm nhìn này là tuyên ngôn cho Thế giới biết rõ quyết tâm của Việt Nam không phải phát triển bất chấp hậu quả mà phát triển sản xuất có trách nhiệm đối với môi trường.
– Chiến lược phát triển Ngành công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2025 là: “Chế biến gỗ là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế thị trường dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp, và hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả”. Mục tiêu kỳ vọng là giá trị xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ đạt 11,7 tỷ USD năm 2020 và 23,6 tỷ USD năm 2025; giá trị sản phẩm gỗ nội địa đạt 2 tỷ USD năm 2020 và 3,1 tỷ USD năm 2025.
3.2. Về đề xuất các chính sách:
Để thực hiện được tầm nhìn và Chiến lược này, ngoài những chính sách cần thiết của Chính phủ dành cho ngành kinh tế mũi nhọn, chúng tôi kiến nghị tập trung vào 4 chính sách thiết yếu sau:
– Một là, Chính sách thúc đẩy nguồn nguyên liệu:
Được trình bày trong tham luận của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES)
– Hai là, Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
Năng suất bình quân ngành chế biến gỗ năm 2010 ước khoảng 17.000 USD/người/năm; năm 2015 khoảng 20.000 USD/người/năm; với sự đổi mới công nghệ sắp tới, kỳ vọng năng suất lao động giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đạt 25.000 USD/người/năm và giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt khoảng 30.000 USD/người/năm. Từ doanh thu và năng suất kỳ vọng này, nhu cầu lao động đến năm 2020 là 533.720 người và năm 2025 là 890.500 người.
Theo kết quả điều tra về chất lượng lao động trong ngành chế chiến gỗ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2009, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học bình quân tại các doanh nghiệp là 9,1%; tỷ lệ công nhân kỹ thuật và/hoặc qua đào tạo có 33%. Kỳ vọng đến giai đoạn 2020 và 2025, tỷ lệ này sẽ lần lượt đạt 12% và 50%. Như vậy, nhu cầu chất lượng lao động được dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ ĐH, trên ĐH và 266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ ĐH, trên ĐH và 445.200 công nhân kỹ thuật. Lao động khác trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến trung gian và công nghiệp phụ trợ sẽ lớn hơn gấp 3 lần.
Mục tiêu đào tạo công nhân không những biết nghề để trở thành công nhân xuất sắc, vững về lý thuyết, mà còn giỏi về thực hành và có ý thức kỷ luật, tổ chức sản xuất. Nếu không được đào tạo tương thích, chẳng những không khai thác một cách có hiệu quả mà còn có khả năng làm hư hỏng công nghệ mới đầu tư.
Từ những thông tin trên, chúng tôi kiến nghị:
Lập và thực hiện chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến lâm sản và hệ thống cung ứng gỗ nguyên liệu quốc gia do các Hiệp hội làm nòng cốt với sự tham gia của các bên liên quan (các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu và đào tạo, …).
Đặc biệt chú trọng tạo nên sự kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa các nhóm nhân lực thuộc các loại hình đào tạo: đại học – trung cấp – công nhân kỹ thuật phù hợp với sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Ưu tiên sử dụng lực lượng giảng dạy là những người ưu tú từ thực tế sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp để công tác đào tạo gắn liền kiến thức với thực hành và kỹ năng thực tế.
– Ba là, Chính sách về đổi mới công nghệ, kiến nghị:
+ Cho hưởng vốn vay ưu đãi khi doanh nghiệp đệ trình dự án khả thi để nâng cao công nghệ sản xuất mới hoặc đã qua sử dụng từ doanh nghiệp các nước tiên tiến (theo các quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ). Đồng thời cho hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế như là một sự đầu tư mới.
+ Nếu khung pháp lý không bị ràng buộc bởi các các Hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần chi phí đổi mới công nghệ như các nước trong khu vực đang làm.
– Bốn là, Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển Ngành, kiến nghị:
Chính phủ kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào ngành Lâm nghiệp, trong đó tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản gồm:
+ Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu, gắn với chế biến trung gian, tiêu thụ, vận động các hộ nông dân liên kết thành Hợp tác xã hoặc công ty Cổ phần lâm nghiệp để dễ dàng thay đổi phương thức canh tác công nghiệp, chứng nhận gỗ hợp pháp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
+ Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chế biến gỗ tập trung với công nghệ cao để tạo điều kiện hợp tác sán xuất, nâng cao hiệu quả trên các lĩnh vực sản xuất, thiết kế, thương mại và xây dựng thương hiệu.
+ Thúc đẩy hình thành cụm liên kết (cluster) ngành công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu tập trung trong ngành lâm nghiệp như một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù.
- Nhóm giải pháp nội bộ Ngành, gồm 3 giải pháp:
a) Giải pháp phòng ngừa khả năng gian lận thương mại;
b) Giải pháp xúc tiến thương mại;
c) Giải pháp đảm bảo tính thống nhất của chuỗi giá trị.
- Nhóm giải pháp thuộc về Doanh nghiệp, gồm 3 giải pháp:
a) Giải pháp về tài chính doanh nghiệp;
b) Giải pháp về công nhân lành nghề, cán bộ quản lý;
c) Giải pháp xây dựng thương hiệu.
Để việc xúc tiến thương mại tại chỗ có hiệu quả, chúng tôi kiến nghị Nhà Nước ứng vốn để xây dựng một trung tâm triển lãm quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích trưng bày từ 60 đến 80 ngàn m2. Đây sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các ngành kinh tế trong cả nước. Sau khi xây dựng xong, nhà nước cho đấu thầu khai thác để hoàn vốn lại trong thời gian hợp lý. Nhà nước không mất vốn lại thu được thuế một cách bền vững từ sự phát triển của các doanh nghiệp.
4. Kết luận:
Khác với nhiều loại sản phẩm, đồ gỗ thuộc nhóm nhu cầu cơ bản, nên không tăng giảm bất thường. Thị trường xuất khẩu đến hơn 100 nền kinh tế nên không lệ thuộc quá nhiều vào thị trường nào, doanh nghiệp mở được thị trường đến đâu, giữ được đến đó, không sợ bị cạnh tranh, lại có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nguồn nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên duy nhất có thể tái tạo được ngay trong nước nên tính bền vững rất cao.
Các nước đứng sau Việt Nam như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Nam Mỹ, đã đi trước chúng ta 20 năm nhưng không phát triển được vì tính đặc biệt phức tạp trong quản lý. Các nước tiềm năng như Campuchia, Lào, Myanmar, Châu Phi tuy có nhiều tài nguyên nhưng đến nay chưa xuất khẩu được sản phẩm một cách đáng kể, trong khi một số ngành khác như ngành may mặc của họ có những bước tiến vượt bậc.
Chuỗi cung ứng của ngành rất dài, từ trồng rừng, khai thác, chế bến gỗ công nghiệp, vận chuyển, đến công nghiệp chế biến đồ gỗ, nhà ở, các loại cửa, trang trí nội thất cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sức lan tỏa của ngành rất rộng, từ du lịch, dịch vụ đến công nghiệp chế tạo máy, công cụ sản xuất, keo, dầu màu, bao bì, phụ kiện lắp ráp, ứng dụng các loai vật liệu khác như, kim loại, composit, thủy tinh, kính, đá, gốm, gốc, rễ, mây, tre, lá …
Với những tiềm năng to lớn, thế mạnh và cơ hội sẵn có, ngành Chế biến gỗ lại có tốc độ phát triển nhanh, tỷ lệ xuất siêu trên 70% và GTGT trên 40%. Tiềm năng này chỉ thực sự biến thành khả năng, nếu được Chính phủ đồng hành bằng sự khẳng định “Chế biến gỗ là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế thị trường dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường đồ gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp” với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
Trách nhiệm của các Hiệp Hội và cộng đồng doanh nghiệp là chung vai gánh vác để phát triển Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản một cách bền vững, góp phần làm cho đất nước ngày một phồn vinh./.
CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN VĨNH CỬU Đường Điểu Xiển, Tổ 08, KP9, Tân Biên, Đồng Nai ĐT: (02531) 888 100 FAX: (02531) 888 105 www.tavicowood.com Email: info@ tavicowood.com | |
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH SIÊU THỊ GỖ TÂY
MÔ HÌNH KINH DOANH MỚI CHO NGÀNH GỖ VIỆT
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico), việc vận hành thành công doanh nghiệp là nhờ đâu?
- . Quá trình hình thành và phát triển Tavico:
– Năm 2005: TAVICO được thành lập như một nhà máy cưa xẻ sấy, nhập nguyên liệu gỗ tròn hợp pháp nhập khẩu từ EU, Mỹ & Nga sau đó xẻ sấy thành gỗ xẻ phân phối cho các nhà máy chế biến gỗ Việt Nam, góp phần đáp ứng vào nhu cầu thiếu hụt nguyên liệu của ngành chế biến gỗ lúc bấy giờ, gián tiếp góp phần bảo vệ rừng hiện có của Việt Nam.
– Năm 2010: TAVICO tiếp tục thực hiện sứ mệnh tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và hợp pháp cho ngành chế biến gỗ. Để ổn định thị trường nguyên liệu Việt Nam, Tavico đã mở rộng cung ứng thêm nguồn gỗ nguyên liệu xẻ sấy từ các nhà cung cấp uy tín khác trên thế giới. TAVICO MART (Siêu thị Gỗ Tây) ra đời vào thời điểm này như một Siêu thị nguyên liệu gỗ đầu tiên trong nước.
– Năm 2015: Trong sự kiện kỷ niệm 10 năm của mình, Tavico đã mời các Nhà cung cấp nguyên liệu gỗ uy tín trên thế giới và các khách hàng là các nhà máy chế biến gỗ Việt Nam cùng tham dự, chính thức cho ra đời “Hệ thống phân phối gỗ nguyên liệu chuyên nghiệp và hợp pháp”, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của ngành gỗ Việt Nam nói riêng và ngành gỗ thế giới nói chung.
– Năm 2016 –2020: Chiến lược phát triển trong giai đoạn này là Tavico không những tiếp tục phát triển mạnh mẽ “Hệ thống phân phối nguyên liệu gỗ hợp pháp”, biết đến như là “cửa ngõ đưa Gỗ Tây vào Ngôi Nhà Việt” mà còn xây dựng một “ Siêu thị nội thất Gỗ Tây” tại Hố Nai, nhằm phân phối sỉ đồ nội thất của các Doanh nghiệp Việt vào thị trường trong nước, đem lại lợi ích cao nhất của Gỗ Tây cho Người Việt.
1.2. Lý do vận hành thành công doanh nghiệp:
– Khao khát đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển bền vững của ngành gỗ Việt nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
– Có một đội ngũ nhân sự có bản lĩnh, có năng lực & đoàn kết, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng.
– Đánh giá tốt xu hướng thị trường nên có chiến lược đúng đắn đưa Doanh nghiệp phát triển bền vững.
– Tư duy chia sẻ “cùng thắng” đã tạo ra các mối quan hệ bền vững với khách hàng, với nhà cung cấp, với đối tác và với cộng đồng địa phương, v.v…
2. Lý do Tavico cho ra đời Siêu thị Gỗ Tây:
– Thực sự các Siêu thị Gỗ – mô hình này ở các nước phát triển đã có từ lâu và rất phổ biến. Tại đây, các doanh nghiệp có cơ hội qui tụ lại với nhau làm cho thị trường trở nên lành mạnh hơn nhiều nhờ vào việc chia sẻ thông tin kinh doanh – sản xuất thuận lợi giữa các doanh nghiệp.
Khi đó các doanh nghiệp phải “làm thật – bán thật” tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Điều đó lý giải tại sao ở nước ngoài đã tạo ra các sản phẩm tốt – giá tốt, thậm chí giá cao nhưng người tiêu dùng vẫn mua vì họ cảm thấy xứng đáng. Mô hình này ở Việt Nam chúng ta còn mới.
Chúng ta có nhiều làng nghề nhưng xu hướng là sản xuất hàng giá rẻ và chất lượng thả nổi, trong khi các doanh nghiệp sản xuất lớn thì tập trung vào sản xuất hàng gia công xuất khẩu, chưa mặn mà với thị trường trong nước.
– Siêu thị Gỗ Tây sẽ mang tới cái nhìn mới về chuỗi giá trị trong ngành gỗ, góp phần tái định hình “ cuộc chơi”, tạo ra liên kết chuỗi giữa 3 nhà: “Nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành gỗ, Nhà sản xuất nội thất và Nhà phân phối nội thất” đem lại lợi ích công bằng hơn cho các bên từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ.
– Siêu thị Gỗ Tây là nơi có giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu các chi phí như chi phí logistic, tài chính vv… giúp cho các Doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.
– Siêu thị Gỗ Tây là nơi hoạt động trên nguyên tắc “Mộc dùng cho người dùng” sẽ đem lại lợi ích Gỗ Tây cho Người Việt một cách cao nhất.
3. Những khó khăn, thuận lợi của Mô hình Siêu thị nguyên liệu trong quá trình hình thành và phát triển?
a) Thuận lợi:
- Vị trí thuận lợi, gần ngay cái nôi làng nghề gỗ Hố nai.
- Uy tín với các đối tác và các nhà cung cấp.
- Hàng hóa ổn định, chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
- Dịch vụ và thái độ phục vụ khách hàng tốt.
- Mặt bằng kinh doanh rộng rãi, thoáng, sạch sẽ.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
- Được sự ủng hộ của khách hàng và chính quyền địa phương.
- Không nản, kiên định với Mô hình hoạt động.
Từ sâu thẳm của vấn đề là Mô hình Siêu thị Gỗ Tây muốn đem lại lợi ích Gỗ Tây cho Người Việt nên đón nhận được sự ủng hộ của khách hàng càng ngày càng nhiều. Hiện nay tỷ lệ sử dụng Gỗ Tây của các Doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa và các Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu là 50:50. Tại Trung Quốc tỷ lệ gỗ nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu là 80:20.c
b) Khó khăn:
– Thay đổi thói quen người tiêu dùng: người Việt Nam chúng ta thích sử dụng gỗ quí hiếm tại các rừng tự nhiên, không quan tâm nguồn gốc gỗ hợp pháp nên việc đưa Gỗ Tây của các nước tiên tiến, có biện pháp quản lý rừng khoa học, có nguồn gốc hợp pháp vào thị trường Việt Nam phải mất ít nhất 10 năm để vận động sự thay đổi này.
– Thay đổi thói quen mua bán như trả giá, đo thiếu, chất lượng không có tiêu chuẩn … Tavico phải thiết lập tiêu chuẩn chất lượng riêng, có danh mục (list) hàng hóa rõ ràng và bảng giá ổn định, kiên trì với cách làm này ngay từ đầu, nay khách hàng đã quen và chấp nhận.
– Đối mặt với những kiểu cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường như cắt thiếu qui cách, đo thiếu khối lượng, bán lẫn chất lượng xấu đẹp nhằm bán phá giá …
– Mô hình mới đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm quản lý nên vừa làm vừa học.
– Phải đầu tư lớn, cần mặt bằng rộng, vốn lưu động nhiều ….
4. Kinh nghiệm phát triển Mô hình Siêu thị gỗ:
– Cần mặt bằng rộng, vị trí thuận lợi.
– Kiên trì chịu đựng, 10 năm sau Mô hình mới thành công.
– Có đội ngũ tốt, kiên định với con đường đã chọn.
– Có tiềm lực tài chính.
5. Siêu thị gỗ có phải là điểm trung chuyển giữa Nhà nhập khẩu và Nhà phân phối không?
Mô hình Siêu thị Gỗ Tây không chỉ là điểm trung chuyển giữa Nhà nhập khẩu và Nhà phân phối mà là tại đây diễn ra một loạt các giải pháp nhằm đem lại lợi ích Gỗ Tây cao nhất và công bằng nhất cho người Việt.
Tại Siêu thị là một loạt các dịch vụ như Hải quan, logistic từ Cảng tới Siêu thị, xẻ sấy theo qui cách của khách hàng, dịch vụ thuê kho, thuê gian hàng và dịch vụ vận chuyển giao hàng tận nơi, gỗ từ Siêu thị Gỗ Tây luôn đảm bảo đủ giấy tờ chứng mình về nguồn gốc gỗ hợp pháp, ngoài ra, còn các dịch vụ khác như ăn uống, thể thao, ca nhạc v.v…
6. Doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ chính sách và giải pháp nào để phát triển bền vững?
Doanh nghiệp cần Nhà nước có một chính sách nhất quán, hợp lý và công bằng cho các doanh nghiệp để có khả năng cạnh tranh lành mạnh và đem lại lợi ích chung cho xã hội. Để làm được việc đó, các cơ quan Bộ/Ngành cần tham mưu cho Chính phủ ban hành một số Chính sách đặc thù cho ngành chế biến gỗ dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như sau:
- Xây dựng Chính sách thuế /vay vốn ngắn hạn dưới góc nhìn của Chuỗi giá trị:
Nếu phân theo chuỗi giá trị thì ngành chế biến gỗ có thể chia thành 4 nhóm chuỗi giá trị như sau:
- Gỗ
rừng trồng trong nước – khai thác- sơ chế – tinh chế – phân phối đồ nội thất
trong nước.
- Gỗ rừng trồng trong nước – khai thác – sơ chế – tinh chế – đồ nội thất xuất khẩu .
- Gỗ tròn nhập khẩu hợp pháp – sơ chế – tinh chế – phân phối đồ nội thất trong nước.
- Gỗ tròn nhập khẩu hợp pháp – sơ chế – tinh chế – đồ nội thất xuất khẩu.
Chính phủ nên xây dựng Chính sách thuế/vay vốn ngắn hạn riêng cho từng chuỗi giá trị riêng biệt thay vì xây dựng một chính sách xuất, nhập khẩu chung áp dụng cho cả 4 chuỗi giá trị này như hiện nay. Các chính sách chung hiện nay đã tạo ra sự bất cập trong Chính sách thuế/vay vốn ngắn hạn mà các doanh nghiệp phải gánh chịu, không tạo ra sự cạnh tranh công bằng.
- Xây dựng Chính sách quản lý Nhà nước dưới góc nhìn nguồn và xuất xứ nguyên liệu:
Nếu phân theo nguồn và xuất xứ gỗ nguyên liệu thì ở Việt Nam có các nguồn gỗ nguyên liệu như sau:
- Gỗ
khai thác từ rừng trồng trong nước;
- Gỗ nhập khẩu từ các nước trong vùng Đông Nam Á;
- Gỗ nhập khẩu từ các nước Châu Phi;
- Gỗ nhập khẩu từ các nước có hệ thống pháp luật tiên tiến: EU/Mỹ/Canada/Nhật/ Úc/ New Zealand;.
- Gỗ nhập khẩu từ các nước Nam Mỹ;
Đề nghị Chính phủ qui định chính sách quản lý riêng cho từng nguồn và xuất xứ gỗ nguyên liệu như đề cập ở trên.
- Xây dựng Chính sách hỗ trợ thủ tục đầu tư/ vay vốn dài hạn dưới góc nhìn loại hình Doanh nghiệp:
(i)Đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, Chính phủ nên có qui định về chính sách hỗ trợ phát triển, cụ thể:
- Doanh nghiệp trồng rừng: chính sách riêng.
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu: chính sách riêng.
- Doanh nghiệp làm Hệ thống phân phối: chính sách riêng.
- Doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa: chính sách riêng.
- Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: chính sách riêng.
(ii) Đối với Doanh nghiệp nước ngoài:
Nên ưu tiên cấp giấy phép cho họ hoạt động ở các lĩnh vực mà Doanh nghiệp Việt Nam không làm được hoặc kém hơn họ nhiều ví dụ như sản xuất vật liệu mới, ván nhân tạo, vật liệu phù trợ… tuy nhiên phải qui định các doanh nghiệp nước ngoài cần áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và không được gây ảnh hưởng đến môi trường của Việt Nam./.
CÔNG TY CỔ PHẦN SX VÀ XK QUẾ HỒI VIỆT NAM
Văn phòng: Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Gia Lâm,
Hà Nội Nhà máy: Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội |
THAM LUẬN
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI
NHANH VÀ BỀN VỪNG
Nguyễn Quế Anh
Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội Hồi Lạng Sơn
Trưởng ban vận động Hiệp Hội Quế Hồi Việt Nam
Kính thưa Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,
Kính thưa hội nghị,
Trước hết, thay mặt Công ty CP SX&XK Quế Hồi Việt Nam tôi xin gởi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý đại biểu. Sau đây, tôi xin đại diện công ty cũng như ngành Quế Hồi Việt Nam trình bày tham luận “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu quế, hồi nhanh và bền vững ”.
Kính thưa quý đại biểu,
Quế và Hồi là hai cây lâm sản ngoài gỗ được người dân Việt Nam trồng cách đây hơn 100 năm. Quế được trồng nhiều tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa và Quảng Nam với tổng diện tích ước tính khoảng 150.000 hecta. Hồi được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh với diện tích 50.000 hecta. Theo thống kê của Hiệp hội gia vị thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế, đúng thứ 2 sau Trung Quốc về sản lượng hồi. Quế hồi được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 400 triệu USD/năm. Ở các nước có ngành công nghiệp chế biến phát triển, quế, hồi là nguyên liệu chính trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm, đặc biệt, axít shikimi trong hoa hồi đã và đang được các công ty dược phẩm trên thế giới sử dụng để sản xuất Tamiflu – thuốc chống cúm gia cầm.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế và hồi còn tương đối khiêm tốn so với các sản phẩm gỗ khác, nhưng với hơn 200.000 hecta rừng quế và hồi hiện đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa. Theo báo cáo của UBND các tỉnh nói trên, quế và hồi là 2 cây trồng giúp bà con các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, giúp địa phương giữ vững an ninh chính trị tại các vùng giáp biên, đóng góp vào hiệu quả chương trình “Giảm nghèo bền vững” của chính phủ trong nhưng năm qua. Với lợi ích kể trên, bà con các dân tộc miền núi đang nỗ lực trồng, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng quế, hồi góp phần bảo bệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Kính thưa quý đại biểu,
Công ty CP SX&XK Quế Hồi Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu quế, hồi. Sứ mệnh của Công ty là mang đến cho khách hàng trên toàn thế giới sản phẩm Quế và Hồi chất lượng cao tại Việt Nam với giá cả hợp lý và cạnh tranh nhất, số lượng lớn theo đúng yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều năm qua, Công ty luôn cung cấp các sản phẩm tốt nhất và luôn đảm bảo giao hàng đúng hẹn cho khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 là 12 triệu USD với các thị trường chính là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước EU ( Pháp, Đức, Hà Lan)…
Với định hướng phát triển sản phẩm chất lượng tốt cần xây dựng vùng nguyên liệu và mối liên kết hợp tác với người dân, từ năm 2013, Công ty đã xây dựng mối liên kết với hơn 5000 hộ nông dân, chính quyền địa phương tại các vùng Yên Bái và Lạng Sơn, đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho việc đào tạo, tập huấn hướng dẫn bà con sản xuất theo tiêu chuẩn, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ bà con các công cụ thu hái an toàn.
Công ty cũng luôn chú trọng việc mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường cao cấp như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan. Từ năm 2014, Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt từ việc đào tạo, tập huấn hướng dẫn, giám sát nông dân đến việc đầu tư trang thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu quốc tế. Năm 2017, Công ty Quế Hồi Việt Nam vinh dự là công ty đầu tiên của Việt Nam có Chứng nhận hữu cơ quốc tế cho hơn 1.000 hecta rừng quế và rừng hồi hợp tác với 500 hộ nông dân tại 02 tỉnh Lạng Sơn và Yên Bái. Với chứng chỉ này, Công ty đã nâng giá trị sản phẩm quế hồi lên gấp 2 lần. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang đầu tư xây dựng hai nhà máy Quế hữu cơ tại Yên Bái và Hồi hữu cơ tại Lạng Sơn với diện tích khoảng 16.000m2 để thúc đẩy việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào chế biến sản xuất mặt hàng quế, hồi.
Kính thưa quý đại biểu,
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành hàng quế, hồi còn đang gặp một số khó khăn, thách thức như sau:
Về giống: 70% giống quế, hồi do người dân tự sản xuất theo kinh nghiệm, chất lượng giống không đảm bảo, chỉ có khoảng 30% lượng giống được cung cấp bởi các công ty nông nghiệp hoặc dự án trồng mới của chính quyền địa phương.
Về kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch, chế biến và bảo quản: Hiện nay bà con nông dân canh tác theo tập quán cũ chưa chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp là chưa cao.
Về liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị: Hiện tại, Việt Nam có trên 600 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia vị. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là các công ty thương mại, chỉ quan tâm đến việc mua bán mà không quan tâm đến việc xây dựng mối liên kết với người nông dân trồng nguyên liệu. Các công ty hợp tác với nông dân theo chuỗi giá trị rất ít. Chính vị vậy, người nông dân thường gặp tình trạng giá cả bấp bênh, được mùa mất giá tượng tự các sản phẩm nông sản khác. Ngoài ra, với đặc thù của ngành quế, hồi đa số các đơn vị hoạt động theo mô hình gia đình, sản xuất nhỏ, chưa có sự gắn kết và chia sẻ thông tin với nhau, nhiều trường hợp còn cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua tranh bán làm yếu đi sức cạnh tranh của ngành quế hồi Việt Nam. Do vậy, Công ty Quế Hồi Việt Nam đang đi đầu trong việc vận động các doanh nghiệp trong ngành tham gia và thành lập Hiệp Hội Quế Hồi Việt Nam, với mục đích trao đổi chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triền bền vững hơn, nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm quế hồi Việt Nam.
Về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cao cấp: Đa số các doanh nghiệp trong ngành quế, hồi là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Hơn nữa, chưa có cơ chế chính sách đặc thù thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm quế, hồi xuất khẩu.
Kính thưa quý đại biểu!
Để phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa giá trị các sản phẩm quế, hồi góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ổn định và nâng cao đời sống cho hàng trăm ngàn bà con dân tộc thiểu số gắn cuộc sống với cây quế, cây hồi; nhân cơ hội này, tôi xin được mạn phép đề xuất với TTCP và các ban ngành liên quan một số điểm chính sau:
Về cơ chế chính sách: Nghiên cứu và ban hành chính sách đặc thù cho ngành quế hồi về vốn, đầu tư và khoa học công nghệ cụ thể là: Thứ nhất, cần có những nguồn vốn vay ưu đãi đúng và kịp thời cho bà con dân tộc trồng quế, hồi yên tâm phát triển. Bên cạnh đó, cần có nguồn vốn vay hoặc tài trợ nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành quế hồi mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống chứng nhận chứng chỉ quốc tế hướng tới tạo ra các sản phẩm giá trị cao ngay tại trong nước. Thứ hai, cần có chính sách đặc thù như miễn, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng…nhằm thu hút đầu tư vào các vùng nông thôn đặc biệt là các tỉnh miền núi. Thứ ba, cần có chính sách khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào khâu trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản quế hồi để nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp.
Về quy hoạch phát triển quế, hồi: Cần có quy hoạch tổng thể các vùng trồng, sản xuất quế, hồi để các nhà đầu tư yên tâm và có chiến lược đầu tư dài hạn.
Về xúc tiến thương mại: Đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm hỗ trợ có các chương trình xúc tiến thương mại chuyên biệt, quảng bá cho ngành gia vị Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tham dự các chương trình Hội chợ chuyên ngành nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm quế hồi đến các thị trường cao cấp.
Về liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị: Chính phủ khuyến khích, thúc đẩy việc thành lập các Hợp tác xã trồng và tiêu thụ quế, hồi đồng thời thúc đẩy các mô hình liên kết giữa các hợp tác xã với cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo nâng cao giá trị sản phẩm ngành hàng quế, hồi.
Về thành lập hiệp hội: Cần sớm xúc tiến thành lập hiệp hội các nhà sản xuất, và xuất khẩu quế hồi Việt Nam hoạt động theo đúng quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi cũng như chia sẻ thông tin thị trường và định hướng phát triển cho các đơn vị thành viên. Tại các nước trên thế giới, các Hiệp hội gia vị Châu Âu, Hiệp hội gia vị Mỹ, Hiệp hội gia vị Ấn Độ…hoạt động hiệu quả giúp ngành gia vị của các nước này phát triển mạnh và bền vững. Kính đề nghị TTCP và các ban ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp, Bộ Nội Vụ quan tâm hỗ trợ mạnh mẽ để sớm thành lập Hiệp Hội Quế Hồi Việt Nam.
Trên đây là một số ý kiến tham luận tại Hội nghị của Công ty Cổ phần Sản Xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam.
Một lần nữa, Kính chúc quý vị đại biểu nhiều sức khỏe, thành công trong công việc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY KODA SÀI GÒN Địa chỉ: KCN Bến Lức, tỉnh Long An, Việt Nam ĐT: 0937120408; Email: ngawildint@yahoo.com |
THAM LUẬN
CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ: VAI TRÒ THIẾT KẾ SẢN PHẨM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
Lê Văn Nga
Tổng giám đốc Công ty Koda Sài Gòn
Đặt vấn đề:
Thiết kế nội thất là một ngành nghề khá đặc thù, nó đòi hỏi sự am hiểu về nghệ thuật, lịch sử, triết học cũng như các kiến thức kỹ thuật Thiết kế nội thất đã có lịch sử phát triển lâu đời. Từ xa xưa con người đã biết dùng cỏ, cây, gỗ và đá để trang hoàng cho ngôi nhà của mình. Thiết kế nội thấtđã thổi hồn cho các không gian sống, đem lại cho người dùng cảm giác thực sự thoải mái, tiện nghi.
Khi mức sống của con người được nâng lên thì nhu cầu về tình thần, nhu cầu về làm đẹp cho căn nhà và không gian sống của mình càng tăng cao vì vậy đòi hỏi các công ty sản xuất đồ nội thất phải thay đổi để bắt kịp vơi xu thế mới và nhu cầu mới của khách hàng.
Trong bài tham luận này tôi sẽ không đi sâu vào lịch sử và sự phát triển của ngành thiết thế nội thất mà chỉ cố gắng tập trung để làm rõ những điểm sau:
- Thực trạng của thiết kế nội thất ở Việt Nam;
- Vai trò của mẫu mã sản phẩm trong chuỗi giá trị, sức ép của cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ hiện nay tại thị trường Việt Nam và thế giới;
- Những đề xuất nhằm hình thành những doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu mã sản phẩm.
1. Thực trạng của thiết kế mẫu mã ở các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất ở Việt Nam
Đa số các công ty nội thất Việt Nam chỉ làm gia công chi tiết cho các công ty nước ngoài hoặc làm đồ nội thất xuất khẩu theo mẫu của khách hàng. Rất ít công ty có thể tự thiết kế mẫu mã để bán trực tiếp cho khách hàng, vì vậy giá trị sản phẩm thấp và sức cạnh tranh trên thị trường không cao.
Không chỉ riêng ngành nội thất mà rất nhiều ngành nghề khác đều quan tâm đến việc thiết kế và cho ra sản phẩm mới hàng năm, vì mẫu mã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất cao và giá trị rất lớn. Như chúng ta thấy xe máy, một năm công ty Honda cho ra đời vài mẫu xe mới, năm nào cũng vậy, v.v….
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm? theo quan điểm cá nhân tôi có 3 giả thuyết sau đây:
Một là, Các doanh nghiệp chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu mã sản phẩm sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường và mang lại giá trị rất cao cho sản phẩm khi bán ra?
Hai là, Các doanh nghiệp biết tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu mã nhưng chưa dám làm, sợ rủi ro, vì vậy vẫn làm theo cách cũ?
Bà là, Các doanh nghiệp biết, muốn làm mà không biết làm, không đủ năng lực để làm, không biết bắt đầu từ đâu? nên suy nghĩ thôi không làm hay cứ từ từ xem thị trường ra sao.
Đâu là câu trả lời cho những câu hỏi trên, xin thưa, tôi không có câu trả lời nào cho những câu hỏi trên, xin nhường phần trả lời các câu hỏi này cho các doanh nghiệp, chính doanh nghiệp mới biết rõ là công ty mình đang làm gì, đang muốn gì, đang ở vị trí nào trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, và sự nhìn nhận của công ty về tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu để tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm.
2. Vai trò của mẫu mã sản phẩm trong chuỗi giá trị, sức ép của cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ hiện nay tại thị trường Việt Nam và thế giới.
Trước đây chúng ta thường quan niệm ăn no, mặc ấm. nhưng khi kinh tế phát triển và mức sống được nâng cao thì quan niệm này không còn phù hợp nữa mà phải là ăn no,mặc đẹp. Khi con người không phải quan tâm quá nhiều về cơm áo, gạo tiền thì họ sẽ quan tâm nhiều hơn về đời sống tình thần, về làm đẹp cho căn nhà và không gian sống của mình.
Thế giới luôn biến đổi không ngừng, thì nhu cầu của con người cũng thay đổi theo, vì vậy đồ gỗ nội thất không chỉ là cái ghế để ngồi cái giường để nằm mà là một tác phẩm nghệ thuật giúp trang hoàng nét đẹp cho không gian sống của họ, vì vậy trong chuỗi giá trị, mẫu mã của sản phẩm chiếm giá trị nhiều nhất. Ở đây khách hàng quan tâm tới cái đẹp, cái gu thời trang của họ, tới không gian nội thất bên trong căn nhà của họ trước. Sau đó họ mới quan tâm tới chất liệu, giá cả, và công nghệ. vì vậy nếu doanh nghiệp nào không quan tâm điều này mà vẫn làm theo cách cũ sẽ bị một sức ép cạnh tranh rất lớn, đó là” Sức ép của sự đào thải” vì không thể thích nghi với môi trường kinh doanh mới.
Nhiều người hỏi tôi, vậy giá trị của thiết kế chiếm bao nhiêu phân trăm trong giá trị của một sản phẩm. thực sự câu hỏi này không có câu trả lời, nó là vô giá, nó biến đổi không ngừng tuy thị trường, tùy khách hàng. (lấy ví dụ về công ty Apple, về công ty Koda).
Ở các doanh nghiệp sáng tạo và thiết kế họ bán cái đẹp, bán giải pháp cho khách hàng, họ cạnh tranh băng chất xám và sáng tạo, các doanh nghiệp này giá bán cao, lợi thế cạnh tranh cao, mình kiểm soát khách hàng chứ không phải khách hàng kiểm soát mình. Công ty không chịu nhiều sức ép về cạnh tranh trên thị trường.
Ở các công ty không thiết kế và làm theo mẫu của khách hàng thì sao. khách hàng sẽ chọn công ty nào có giá rẻ nhất để đặt hàng, khách hàng là người quyết định giá bán. Doanh nghiệp phải làm thật nhanh, thật nhiều thì mới có lợi nhuận. đây là cạnh tranh bằng cơ bắp. Các doanh nghiệp này giá bán rất thấp, lợi thế cạnh tranh thấp, bị khách hàng kiểm soát. công ty chịu nhiều sức ép về cạnh tranh trên thị trường và sức ép của sự đào thải.
3. Những đề xuất nhằm hình thành những doanh nghiệp sáng tạo có thể tự thiết kế mẫu mã sản phẩm
Phải thay đổi suy nghĩ: Đừng đi bán cái bàn, cái ghế nữa. mà phải bán cái đẹp, bán không gian nội thất và đặc biệt là bán giải pháp cho khách hàng. (khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền cho doanh nghiệp nào làm được điều này). Tất cả điều này phải bắt nguồn từ chủ doanh nghiệp, ông chủ muốn công ty như thế nào thì công ty sẽ trở nên như thế.
Phải tạo được một thương hiệu đủ mạnh cho công ty mình: hiểu một cách nôm na là. khách hàng tìm đến doanh nghiệp mình vì cái gì? Doanh nghiệp mình làm tốt nhất cái gì? làm sao phải tạo ra đươc sự khác biệt, trong phân khúc đó, trong loại sản phẩm đó công ty mình là số 1.
Công ty phải tạo ra thể chế tốt để hấp dẫn và thu hút người tài vào làm cho doanh nghiệp mình. thế hệ đàn anh trong bao nhiêu năm qua đã làm rất tốt để có thành quả ấn tượng về xuất khẩu như hôm nay. các công ty phải tiếp tục đào tạo thế hệ trẻ kế thừa, có khát khao, dám dẫn thân, dám mơ, dám làm thì mới vươn tầm ra thế giới được.
Về mặt nhà nước, tôi xin có một số đề xuất gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
– Chính phủ cần xây dựng những chương trình và chiến lược cụ thể và dài hạn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, như tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, mở các cơ sở đào tạo và dạy nghề cho ngành gỗ, mở ra các trung tâm đào tạo chuyên về thiết kế nội thất.
– Cần có những chương trình để khuyến khích và hấp dẫn các bạn trẻ tham gia vào ngành công nghiệp chế biến gỗ.
– Chính phủ cần có những chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá cho hình ảnh cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, nâng cao thương hiệu gỗ Việt ra thế giới./.
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP CỤC KIỂM LÂM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2019 |
BÁO CÁO
Tham luận về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản(sau đây viết tắt là Thông tư 27). Thông tư 27 có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó có những quy định mới, liên quan đến quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hợp pháp; cụ thể như sau:
1. Về hồ sơ lâm sản hợp pháp
Thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời doanh nghiệp (chủ lâm sản) phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của lâm sản trong sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Thông tư 27 quy định quản lý đối với lâm sản chưa chế biến và lâm sản đã chế biến thông qua hồ sơ lâm sản khi mua bán, vận chuyển thể hiện ở bảng kê lâm sản và hồ sơ nguồn gốc lâm sản
Thông tư 27 quy định chung về hồ sơ nguồn gốc lâm sản, bao gồm hồ sơ nguồn gốc lâm sản thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm và loài thông thường được khai thác trong nước (bao gồm từ rừng tự nhiên và rừng trồng), nhập khẩu và sau xử lý tịch thu. Quy định hồ sơ nguồn gốc lâm sản từ Điều 16 đến Điều 18 và có 04 mẫu bảng kê cho các loại lâm sản khác nhau; trong đó quy định chi tiết các nội dung thông tin về nguồn gốc, số hiệu, quy cách lâm sản, cột để ghi số hiệu, tem, nhãn đánh dấu (nếu có) để thuận tiện trong việc kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản khi cần thiết.
Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 27 có quy định về “các tài liệu nguồn gốc lâm sản theo quy định của nước xuất khẩu” kèm theo lâm sản khi nhập khẩu. Đây là quy định mới khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế về bảo đảm tính hợp pháp về nguồn gốc lâm sản trong xuất khẩu, nhập khẩu. Do quy định pháp luật của mỗi nước về quản lý lâm sản khác nhau, vì vậy, Thông tư 27 không quy định cụ thể về tài liệu nguồn gốc lâm sản. Tài liệu này do thương nhân nhập khẩu lâm sản yêu cầu thương nhân của nước xuất khẩu cung cấp và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là tài liệu để cơ quan chức năng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản đối với lâm sản nhập khẩu khi cần thiết.
Điều 18 Thông tư 27 quy định cụ thể hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu, trong đó quy định bảng kê lâm sản do cơ quan bán lập. Vì vậy, khi bán đấu giá lâm sản sau xử lý tịch thu, cơ quan Kiểm lâm cần phối hợp với cơ quan Tài chính và cơ quan có liên quan thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Thông tư 27 quy định mới về “bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán” trong hồ sơ lâm sản khi mua bán, vận chuyển. Tài liệu này là bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản khi xuất bán lâm sản giao cho tổ chức, cá nhân mua kèm theo lâm sản đó để truy xuất nguồn gốc lâm sản. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản được quy định tại Mục 1 Chương III của Thông tư 27.
Thông tư 27 bỏ quy định có hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính trong hồ sơ lâm sản khi mua bán, vận chuyển, vì nội dung này thuộc quy định của Bộ Tài chính đối với tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.
2. Về quản lý hồ sơ lâm sản
Quản lý hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, mua bán, cất giữ, gây nuôi, chế biến động vật rừng được quy định cụ thể tại Mục 4 Chương III Thông tư 27; trong đó lưu ý việc kiểm tra, ký xác nhận gỗ tồn thực tế và tồn trên từng hồ sơ lâm sản tại sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu mới để quản lý theo quy định của Thông tư 27; đồng thời chủ cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ có trách nhiệm quản lý, lưu giữ bản chính các hồ sơ quy định tại Thông tư 27 trong thời hạn 05 năm kể từ khi xuất lâm sản.
3. Về đánh dấu mẫu vật
Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp, Thông tư 27 quy định về đánh dấu mẫu vật tại Chương IV. Đây là quy định mới, mục đích để tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý lâm sản, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Đối tượng đánh dấu mẫu vật quy định cụ thể tại Điều 33 Thông tư 27, trong đó có mở rộng đối tượng đánh dấu mẫu vật là sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán. Mẫu vật của các loài thuộc các Phụ lục CITES đã có quy định đánh dấu thì thực hiện theo quy định của CITES.
Đối với mẫu vật là lâm sản thuộc loài nguy cấp quý hiếm sau xử lý tịch thu: tổ chức đang quản lý lâm sản tịch thu là đại diện cho Nhà nước để quản lý tài sản sẽ không thực hiện đánh dấu mẫu vật. Sau khi tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân mua tài sản bán đấu giá là chủ lâm sản sẽ thực hiện đánh dấu mẫu vật theo quy định.
Việc đánh dấu mẫu vật do chủ lâm sản tự thực hiện, tự quyết định về chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn đánh dấu; đảm bảo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về các thông tin trên nhãn đánh dấu quy định cụ thể tại Điều 35 Thông tư 27.
4. Về kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản
Tại Chương V Thông tư 27 quy định hoạt động kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản. So với các quy định trước đây, Thông tư 27 quy định cụ thể hơn. Điểm mới Thông tư 27 là quy định về hoạt động kiểm tra phải có quyết định của cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền được quy định tại Điều 37; quy định kiểm tra đột xuất tại khoản 1 Điều 40, quy định thực hiện mở sổ theo dõi thông tin tại khoản 3 Điều 40; quy định trình tự kiểm tra tại Điều 41.
5. Về bảng kê lâm sản
Thông tư 27 có 04 mẫu bảng kê lâm sản, đây là tài liệu quan trọng, luôn đi kèm theo lâm sản. Tại các mẫu bảng kê lâm sản có các nội dung chi tiết về thông tin của chủ lâm sản, thông tin nguồn gốc lâm sản, phương tiện vận chuyển, số hiệu, nhãn đánh dấu mẫu vật lâm sản, khối lượng, trọng lượng lâm sản… và hướng dẫn theo chú thích tại cuối mẫu bảng kê; đồng thời, cách ghi bảng kê lâm sản được quy định cụ thể tại Điều 5 của Thông tư 27.
Bảng kê lâm sản là tài liệu để truy xuất nguồn gốc lâm sản. Vì vậy, khi ghi nội dung nguồn gốc lâm sản, chủ lâm sản khi xuất bán lâm sản cần ghi rõ nguồn gốc lâm sản theo hồ sơ do chủ lâm sản trước đó giao cho và phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tính chính xác của hồ sơ lâm sản.
Việc xác nhận của cơ quan Kiểm lâm vào bảng kê lâm sản chỉ thực hiện đối với các loại lâm sản quy định tại Điều 6 của Thông tư 27.
Trên đây là một số nội dung mới, quan trọng về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hợp pháp quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT./.
CỤC KIỂM LÂM |
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh BÌNH ĐỊNH
CÔNG TY CPKN GỖ TIẾN ĐẠT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỂ NGÀNH GỖ
ĐẠT MỤC TIÊU 20 TỶ USD VÀO NĂM 2025
Kính thưa:
Việt Nam chúng ta đang là trung tâm chế biến và cung ứng đồ gỗ của thế giới, thị trường quốc tế đang có lực hút rất mạnh từ thị trường Việt Nam. Và thực tế ngành gỗ chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên trong thực tế, ngành gỗ chúng ta còn nhiều điều trăn trở, đó là:
– Thành công của Việt Nam nhưng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 30% trong tổng số 9,3 tỷ USD, còn lại 70% chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp FDI chủ lực quyết định doanh số xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta – điều gì đã cản trở chúng ta khi ngay tại sân nhà với số lượng doanh nghiệp đông đảo (gấp hàng chục lần doanh nghiệp FDI) tại sao lại như vậy, vì phải chăng số đông các doanh nghiệp chúng ta chưa lớn, không có nhiều tên tuổi các công ty lấp lánh thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
– Từ thực tế trên, mỗi doanh nghiệp Việt Nam chúng ta phải đổi mới và để ngành gỗ bứt phá đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD tới năm 2025, chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: xây dựng thương hiệu, xây dựng kênh phân phối, xây dựng độ ổn định và bền vững về nguồn cung ứng nguyên liệu và môi trường, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng thiết kế mẫu phù hợp với thị hiếu của thị trường, v.v. Trong khuôn khổ hôm nay, tôi xin tham gia 2 giải pháp:
1. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ – tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
2. Chiến lược xây dựng nguồn nguyên liệu
Về giải pháp thứ 1:
Chúng ta đang có một số doanh nghiệp ví dụ như: Chế Biến XK Lâm sản Nam Định, Woodsland, Kim Huy, Hòa Bình, Tavico, An Cường, Scanviwood, Tiến Đạt, Phú Tài, Khải Vi, Đại Thành, Lâm Việt, Minh Dương, Minh Phát, Tiến Triển, Đức Lợi, Giang Minh, Hào Hưng và rất nhiều nhà máy khác. Dù mới ở mức độ khác nhau nhưng đã là các mắt xích rất quan trọng tham gia vào chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu.
Những doanh nghiệp trên đều có quy mô tương đối, doanh số xuất khẩu thường đạt 25-100 triệu USD/năm, có hệ thống quản trị ở mức khá, có thị trường đầu ra ổn định với chu kỳ dài, thiết bị kỹ thuật và công nghệ tương đối phù hợp, mang tính chuyên môn hóa cao, năng suất đã đạt ở mức trung bình từ 25 ngàn USD tới 40 ngàn USD/đầu người/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp đạt chuẩn như trên thì chưa nhiều. Chính vì vậy, mặc dù chúng ta đang nhận được sự chuyển dịch nhu cầu mua hàng rất lớn (từ các thị trường khác chuyển về), nhiều doanh nghiệp trong 2-3 ngày tiếp một đoàn khách Mỹ nhưng đến hiện nay, chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được thị trường rộng lớn bật nhất thế giới này, và người mua hàng (thị trường Mỹ) đang chia ra làm 2 thái cực chủ yếu như sau:
Thứ 1: đến Việt Nam tìm thị trường nhưng mới dừng ở việc làm giá và làm mẫu
Thứ 2: đến Việt Nam tìm thị trường đích thực, rất quyết liệt, quyết tâm thay đổi nhà cung ứng (Trung Quốc thay bằng Việt Nam), và để trở thành nhà cung ứng chiến lược, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thường một nhà cung cấp phải mất từ 8-12 tháng, thực tế đang phát triển rất chậm. Và Tại sao như vậy?
– Qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đại bộ phận là nhỏ và vừa (không cung ứng được những đơn hàng lớn)
– Kỹ thuật và công nghệ chỉ phù hợp cho sản xuất hàng nhỏ-lẻ (không có tính chuyên môn hóa cao)
– Hệ thống quản trị – tư duy theo lối chưa đổi mới, trình độ quản lý theo dạng dao pha chung chung thiếu chuyên nghiệp, chưa cụ thể hóa đầy đủ các giải pháp tối ưu ở các công đoạn sản xuất, áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản trị mới ở mức độ thấp.
– Tình hình chung của nhiều doanh nghiệp VN là năng suất thấp, chỉ khoảng 20.000usd/năm/người, chi phí cao (và đạt chuẩn đê tham gia vào chuỗi, sau 2 năm có thể đạt trên 40.000-50.000usd/năm/người)
Và nếu chúng ta nhìn nhận một cách thấu đáo thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực tế còn có khoảng cách rất xa so với doanh nghiệp Trung Quốc (có khi hàng thập kỷ). Chính vì vậy, một số doanh nghiệp Mỹ mua hàng mới dừng ở việc chào giá và làm mẫu để chờ kết quả đàm phán Mỹ – Trung hoặc tiếp tục mua hàng của các nhà máy Trung Quốc chuyển dịch về Việt Nam đầu tư (thực tế đang diễn ra ở Bình Dương, Đồng Nai rất nhộn nhịp)
Do vậy, ở đây cái chính là chúng ta phải tự thay đổi bản thân mình. Các doanh nghiệp chúng ta phải đổi mới để đạt chuẩn với một số nội dung cơ bản, đó là:
- Nâng cao năng suất lao động, sản xuất với chuyên môn hóa cao
- Xây dựng chính sách và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững
- Xây dựng năng lực cung ứng đủ mạnh, thực hiện kế hoạch giao hàng chuẩn xác
- Đạt chuẩn về an toàn lao động, xã hội, môi trường
- Chất lượng phải ngang bằng với các nước tiên tiến
- Nâng tầm quản trị doanh nghiệp lên một tầng mới, thay đổi tác phong của người lao động và tư duy của người quản lý, v.v…
Để nhà máy chúng ta đạt chuẩn tham gia vào chuỗi, có nghĩa là nhà máy có khi chỉ làm một dòng hàng chuyên biệt, hoặc một sản phẩm, có khi một chi tiết (hiện tại Tiến Đạt đang cùng với 5 nhà máy khác của Việt Nam và cùng tham gia với 3 nước: Trung Quốc, Mỹ, Mexico để cùng làm một sản phẩm). Việc tham gia vào chuỗi cung ứng ta có cơ hội nâng tầm doanh nghiệp Việt => nâng tầm thương hiệu, đồng nghĩa với việc ta trở thành là nhà cung ứng chiến lược và có thị phần lớn, và đó là mục tiêu của chúng ta, mục tiêu là phải tham gia sâu vào chuỗi giá trị, mục tiêu sẽ là người thay thế dần các nhà cung ứng Trung Quốc và FDI. Chỉ có vậy chúng ta mới có bước đột phá về xuất khẩu!
Về giải pháp thứ 2: giải pháp về phát triển nguồn nguyên vật liệu
Tôi xin đi vào 2 lỉnh vực: nguyên liệu gỗ và nguyên liệu công nghiệp.
– Nguyên liệu gỗ:
Để dần làm chủ được nguồn nguyên liệu thì điểm cốt lõi là phải phát triển rừng. Việc phát triển rừng sẽ liên quan đến quỹ đất, năng lực đầu tư và kỹ năng kinh doanh rừng. Trong khi thực tế quỹ đất thì cơ bản giao cho các hộ nhỏ lẻ. Rừng thì phát triển theo kiểu da báo (thiếu vùng chuyên canh) hiệu quả trồng rừng thấp và chất lượng gỗ không cao. Để tạo đột phá về trồng rừng thì có rất nhiều giải pháp – nhưng con đường nhanh nhất là chúng ta nên tái cấu trúc các công ty lâm nghiệp một thành viên ở các tỉnh. Hiện nay các công ty lâm nghiệp môt thành viên ở các tỉnh đang quản lý quỹ đất rừng tốt nhất, lớn nhất ở các tỉnh và trong cả nước. Hiện nay, kinh doanh rừng ở các lâm trường chủ yếu bằng việc giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình với phương thức này và suy cho cùng thì đây vẫn là kinh doanh tiểu nông, ít tạo ra được những vùng chuyên canh lớn và kinh doanh rừng có hiệu quả. Chúng ta không khó để tìm những nhà đầu tư trồng rừng lớn, mà ở đây điều cốt lõi là phải có nguồn đất rừng. Do vậy để tạo bước đột phá về kinh doanh rừng thì nên cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp và tạo chính sách về tích tụ tư bản đất rừng để tìm ra những nhà tâm huyết có tiềm lực về kinh doanh rừng. Nói chung phải có nguồn lực đầu tư vào kinh doanh rừng thì mới mong chúng ta sớm có nhiều nhà trồng rừng lớn giống như công ty Bảo Châu – Phú Yên, Pisico – Bình Định, Hào Hưng – Hà Giang, vv.. để sớm có được những cánh rừng trồng đại ngàn giống như của Malaysia và Nam Mỹ, vv… thì con đường ngắn nhất là tái cấu trúc lại các công ty lâm nghiệp một thành viên để tăng tính hiệu quả về phát triển rừng, xây dựng chiến lược nguyên liệu phát triển bền vững!
Cũng liên quan đến nguồn nguyên liệu gỗ để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước và xuất khẩu, giảm áp lực phá rừng và ăn lúa non, tạo tiền đề cho phát triển rừng gỗ lớn bền vừng chúng ta phải xây dựng chợ gỗ chuyên nghiệp tạo nguồn cung dồi dào (hỗ trợ dài hạn cho việc phát triển rừng, hiện nay nhiều nước đóng cửa để phát triển rừng, khuyến khích nhập khẩu lâm sản hợp pháp). Vì vấn đề này chúng ta đã nói nhiều ở các hội nghị nhưng vẫn chưa làm được.
Hiện tại ở Việt Nam, có nhiều nhà kinh doanh nguyên liệu, như công ty Tài Anh, công ty Minh, công ty Mỹ Đoàn, công ty Thanh Hòa, công ty Tân Phước, công ty Phú Tài, công ty Vinh Thái, công ty Sông Hồng, nhưng theo đúng nghĩa chợ gỗ thì mới chỉ có công ty Tavico Đồng Nai. Làm thế nào để có nhiều Tavico ở VN? Rõ ràng, việc kinh doanh gỗ phải là doanh nghiệp chứ nhà nước không làm được. Do vậy, về phía nhà nước, công việc là phải lập quy hoạch chợ gỗ ở các vùng miền (miền Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Nam Bộ). Lập qui hoạch và tạo quỹ đất để kêu gọi đầu từ về kinh doanh chợ gỗ! (Ta hiểu phát triển chợ gỗ là bao gồm cả thương mại và dịch vụ – chợ là để cho các chủ rừng của thế giới mang gỗ đến bán (có đóng phí) giống như Tavico bây giờ.)
- Nguyên vật liệu công nghiệp:
Thực tế trong sản xuất và xuất khẩu ngành gỗ thì vật liệu công nghiệp (nhựa, da, đá nhân tạo, kính, sắt, thép,…) chiếm 30-40% giá trị. Do vậy để đạt mục tiêu xuất khẩu chúng ta không những đa dạng về sản phẩm mà còn phải đa dạng về nguyên vật liệu (giảm tải về nguồn gỗ). Do vậy chiến lược phát triển của quốc gia không những ngoài phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ (như cơ khí máy móc, sơn, vật tư, ốc vít, nệm mousse, bao bì,.. ) thì cũng phải có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm bằng vật liệu công nghiệp như của Hòa Phát, Xuân Hòa,… (vừa làm nhanh, vừa rẻ , đẹp, bền). Do vậy việc khuyến khích phát triển vật liêu công nghiệp phục vụ cho ngành chế biến kết hợp với nguyên liệu gỗ là hướng đi có tính căn cơ chiến lược góp phần thúc đẩy xuất khẩu ngành gỗ có tính đột phá đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD trước năm 2025.
Công ty CP Kỹ Nghệ Tiến Đạt
THÔNG TIN VỀ CÁC HIỆP HỘI VÀ DOANH NGHIỆP BÁO CÁO THAM LUẬN
TẠI DIỄN ĐÀN “ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ, LÂM SẢN NĂM 2018 – THÀNH CÔNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM; GIẢI PHÁP BỨT PHÁ NĂM 2019
HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM Địa chỉ: Số 189 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (viết tắt là VIFORES) được thành lập vào ngày 08 tháng 05 năm 2000, là tổ chức phi Chính phủ, có tư cách pháp nhân, là đại diện của các doanh nghiệp, các nhà quản lý, khoa học, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực trồng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh và xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản.
Tôn chỉ hoạt động của VIFORES là hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Chức năng của VIFORES:
– Làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để phản ánh tâm tư, nguyện vọng và các yêu cầu đối với nhà nước và đề xuất những cơ chế chính sách thúc đẩy sản xuất, tạo sức mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp;
– Tư vấn và phản biện về các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển ngành công nghiệp và thương mại lâm sản;
– Làm đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp để tạo ra mối quan hệ hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và thay mặt cộng đồng doanh nghiệp có tiếng nói tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về rừng và nghề rừng;
– Làm dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam như: đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nhân lực và phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, cung cấp các thông tin về thị trường, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và về thương mại, giá cả, kinh tế và các đối tác kinh doanh.
Tính đến năm 2017, VIFORES có khoảng 800 doanh nghiệp hội viên, trong đó có khoảng 500 doanh nghiệp chế biến gỗ (chiếm 63%), còn lại là các doanh nghiệp trồng rừng, thương mại, dịch vụ và chế biến lâm sản ngoài gỗ (chiếm 37%). Trong số 500 doanh nghiệp chế biến gỗ, có khoảng 300 doanh nghiệp vừa chế biến vừa xuất khẩu (chiếm 38% tổng số hội viên) và khoảng 200 vừa thương mại vừa xuất khẩu (chiếm 25% tổng số hội viên).
Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017 của các doanh nghiệp hội viên đạt khoảng 320 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp quy mô lớn là Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định (NAFOCO), Công ty Cổ phần Woodland, Công ty Yên Sơn, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty Woodchip Quảng Ngãi, đạt từ 10 triệu USD trở lên.
HỘI MỸ NGHỆ VÀ CHẾ BIẾN GỖ TP. HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: Số 185 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (viết tắt là HAWA) được thành lập năm 1990, là tổ chức đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến đồ gỗ, trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, nguyên phụ liệu, dịch vụ phục vụ cho ngành. Hiện nay, HAWA có 402 doanh nghiệp hội viên đến từ các lĩnh vực: chế biến gỗ (bao gồm đồ gỗ nội và ngoại thất) – chiếm 54%, mỹ nghệ (bao gồm mây, tre, lục bình, sơn mài, đồ mỹ nghệ, gốm, sứ) – chiếm 19,2%, thương mại (bao gồm mua bán gỗ, máy móc, sơn, phần cứng) và dịch vụ – chiếm 28,4%.
Trong tổng số 402 doanh nghiệp hội viên, các doanh nghiệp đến từ TP. Hồ Chí Minh chiếm 54%, từ Bình Dương chiếm 23,3% và từ các tỉnh thành khách chiếm 22,7%.
Sứ mệnh và nhiệm vụ của HAWA:
– Củng cố nguồn lực và tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh ở các thị trường quốc tế và phát triển thị trường trong nước;
– Xây dựng các mối quan hệ vững chắc giữa các hội viên với nhau và giữa hội viên với các tổ chức khác;
– Đóng góp cho sự phát triển chung của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Chức năng của HAWA:
– Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên;
– Là cầu nối với các cơ quan Nhà nước;
– Quảng bá sản phẩm của Việt Nam thông qua tổ chức các hội chợ quốc tế (VIFA Expo) và nội địa (VIFA Home);
– Phát triển ngành, tổ chức các cuộc thi thiết kế, hội thảo, sự kiện liên quan. HAWA hiện là ban tổ chức của 2 cuộc thi là Hoa Mai (thiết kế nội thất gỗ) và Hoa Sen (thiết kế quà lưu niệm) nhằm tôn vinh và thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong thiết kế của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ.
– Thay mặt hội viên trong các quan hệ quốc tế;
– Cung cấp thông tin cho hội viên.
Các hoạt động của HAWA tập trung vào: (1) vận động chính sách; (2) xúc tiến thương mại; (3) nâng cao năng lực cạnh tranh; và (4) chăm sóc hội viên. Một số thành quả nội bật của HAWA trong năm 2017 như sau:
Về hoạt động vận động chính sách:
– Nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, góp phần tham gia xây dựng pháp luật, HAWA đóng góp ý kiến vào Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, quá trình đàm phán và lời văn hiệp định VPA, góp ý các văn bản về Thuế, Hải quan, …
– Xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình (HAWA DDS), vận động toàn ngành nói không với gỗ bất hợp pháp, chủ trương thực hiện trách nhiệm giải trình gỗ hợp pháp tại thị trường nội đỉa.
– Tích cực tham gia mạng lưới Tạo thuận lợi hóa thương mại toàn cầu, làm cầu nối với các cơ quan chức năng để giúp giải quyết các vướng mắc của hội viên…
Về hoạt động xúc tiến thương mại:
Cùng với Công ty HAWA Corp tổ chức thành công các hội chợ quốc tế:
– VIFA EXPO (tháng 3) với quy mô 1532 gian hàng, tạo điều kiện cho các DN mở rộng thị trường quốc tế.
– Hội chợ KAIEN Trùng Khánh (tháng 5), quy mô 240 m2, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận thị trường bán lẻ Trung quốc.
– VIFA WOODMAC (tháng 8) với quy mô 420 gian hàng, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận công nghệ mới và nguồn gỗ hợp pháp.
– VIFA Home (tháng 11) với quy mô 495 gian hàng, tạo điều kiện cho các DN mở rộng thị trường quốc nội
Về hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh:
Nhằm khắc phục điểm yếu của các DN là năng lực cạnh tranh, HAWA đã chủ động và phối hợp tổ chức:
– 11 khóa đào tạo, thu hút 40 lượt DN, với 305 lượt người tham gia.
– Tổ chức 24 hội thảo chuyên đề nhằm giúp DN tìm hiểu pháp luật, VPA/FLEGT, khoa học kỹ thuật,… thu hút 80 lượt DN, với 1.640 lượt người tham gia.
– 6 lớp đào tạo nghiệp vụ và kiến thức hoạt động Hội cho các nhân viên VP Hội.
– Phát hành sách 1001 cải tiến trong ngành chế biến gỗ.
Về hoạt động chăm sóc hội viên:
– Tổ chức 6 lần thăm viếng, học tập tại 14 DN hội viên, thu hút 30 lượt DN với 170 lượt người tham gia.
– Tổ chức 3 lần tham quan học tập tổ chức sản xuất ở Indoneia, thiết kế ở Singapore, công nghệ cao ở Đức, thu hút 52 lượt DN với 65 lượt người tham gia, đặc biệt là thế hệ trẻ.
– Tổ chức ngày hội Family day để các gia đình hội viên gặp gỡ, thu hút 250 người tham gia đên từ 55 DN.
– Tổ chức Câu lạc bộ F1, là con em của các GĐ để bồi dưỡng lực lượng kế thừa; Câu lạc bộ Hội viên phía Bắc tại Hà Nội; Câu lạc bộ hội viên Thủ công mỹ nghệ
– Phát triển 53 hội viên mới, nâng tổng số lên 402 hội viên.
Ngoài ra, hoạt động truyền thông cũng được HAWA đẩy mạnh, cụ thể là:
– Tập tin Gỗ và nội thất phát hành 2 tháng 1 lần lên đến ngàn 2.000 bản/lần, phát hành trực tiếp đến các doanh nghiệp, và đã đành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong ngành.
– Xây dựng và vận hành Furniture Hub, đây là cổng thông tin đào tạo trực tuyến, thu hút nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp.
Những thành tích mà HAWA đã đạt được:
– Huân chương lao động Hạng ba của Chủ tịch nước
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
– Nhiều Bằng khen và Cờ thi đua của UBND TP. Hồ Chí Minh,
Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN BÌNH ĐỊNH (FPA BinhDinh) Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Phú Tài, 278 Nguyễn Thị Định, thành phố Quy Nhơn, Bình Định |
Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA BinhDinh) được thành lập theo Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 24/9/1999 của UBND tỉnh Bình Định. Từ 28 thành viên từ ngày đầu thành lập đến nay đã có gần 100 doanh nghiệp hội viên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ, cung cấp nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và dịch vụ cho ngành chế biến gỗ. Tuy đa dạng về loại hình doanh nghiệp và quy mô khác nhau song các doanh nghiệp đều thể hiện sự đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng quyết tâm xây dựng và đưa thương hiệ “Đồ gỗ Bình Định” đến các thị trường trên thế giới.
Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Bình Định với mục đích:
– Hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau về vốn, đào tạo, môi giới, tư vấn kỹ năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới,…nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
– Hạn chế những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm đến lợi ích của nhau; cùng hợp tác sản xuất, phát triển thị trường và xây dựng hình ảnh cho sản phẩm Gỗ và lâm sản của Bình Định.
– Tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động trong ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản tại tỉnh Bình Định.
Thế mạnh của ngành chế biến gỗ Bình Định
– Bình Định có hơn 135km đường biển, có hệ thống giao thông đan xen chặt chẽ gồm quốc lộ 1A,, đường sắt thống nhất Bắc – Nam, đường hàng không, đường quốc lộ 19-huyets mạch nối với Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchiam đặc biệt là cảng biển Quy Nhơn, một trong 03 cảng biển có sản lượng hàng không thông qua cảng lớn nhất Việt Nam, là đầu mối nhập khẩu nguyên liệu cũng như sản xuất đồ gỗ không chỉ cho riêng Bình Định mà cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên và trở thành cánh cửa rộng mở cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Bình Định và các vùng nguyên liệu tiếp cận thị trường thế giới.
– Bình Định có diện tích rừng nguyên liệu hơn 400.000 ha, tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ bền vững cho ngành sản xuất xuất khẩu. Bên cạnh đó, có hơn 60 doanh nghiệp uy tín tham gia cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng nhận được thu hoạch từ rừng trồng có chứng nhận,quản lý tốt và bền vững ở Brazil, Costa Rica, Uruguay,Ghana, South Africa, Malaysia và Việt Nam.
– Bình Định có đội ngũ lao động truyền thống làm nghề chế biến gỗ từ xa xưa, tay nghề công nhân được đào tạo cơ bản và ngày càng chuyên nghiệp theo quy mô sản xuất công nghiệp. Chế biến gỗ là ngành công nghiệp quan trọng chủ yếu của Bình Định và luôn được Lãnh đạo tỉnh chủ trọng công tác đào tạo nghề cho lao động, tạo nguồn cung nhân lực chất lượng cao và ổn định cho các nhà máy.
– Các nhà máy chế biến gỗ đều tập trung tại các khu công nghiệp lớn như KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, KCN Nhơn Hòa,…tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đặt hàng cũng như quản lý đơn hàng.
Năng lực ngành chế biến gỗ Bình Định
– Bình Định là một trong bat rung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu hàng đầu cả nước với giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 300 triệu USD, chiếm trên 60% kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh. Riêng về mặt hàng đồ gỗ ngoài trời, Bình Định đứng đầu cả nước.
– Toàn tỉnh hiện có trên 170 doanh nghiệp hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu với công suất thiết kế của nhà máy đạt trên 25.000 container 40ft/năm và lực lượng lao động trên 25 ngàn người, đủ năng lực sản xuất cho các đơn hàng quy mô lớn.
– Các doanh nghiệp của Bình Định có hệ thống quản lý chuyên nghiệp (ISO 9001, FSC, COC, BSCI, BRC, Quy tăc ứng xử), kiểu dáng đa dạng, phù hợp với xu hướng chung của thị trường, chất lượng hàng đầu, giao hàng đúng thời gian, giá cả cạnh tranh và hợp tác phát triển giá trị gia tăng cùng với khách hàng. Sản phẩm của Bình Định đến các thị trường lớn trên thế giới với khách hàng là các tập đoàn lớn như Metro, Carrefour, Kingfisher, Castorama, ARENA, Obi, Homebase, Ikea…
– Cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác nhau như sản phẩm gỗ két hợp với nhôm, sản phẩm gỗ kết hợp sợi nhựa, gỗ kết hợp với đá. Đa dạng về chủng loại gỗ như Teak, Eucalyptus, Acacia…được khai thác từ các khu rừng quản lý bền vững, có chứng chỉ FSC.
Bình Định, trung tâm đồ gỗ của Việt Nam!
Chúng tôi cam kết
– Doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Định nhận thức và đi đầu trong việc thực hiện chính sách bảo vệ rừng vì mục tiêu phát triển bèn vũng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của tổ chức FSC. Các doanh nghiệp luôn hướng đến việc sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu có nguồn gốc hợp pháp, được khai thác từ những cánh rừng quản lý bền vững có chứng nhận FSC, TFT,…nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng của Châu Âu, Mỹ như FLEGT, Lacey…
– Sử dụng lao động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức. Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khám sức khỏe định kỳ và mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
– Tạo điểm đến hoàn toàn đáng tin cậy cho khách hàng quan tâm đồ gỗ nội, ngoại thất với nhiều thiết kế xuất sắc, chất lượng tốt, giao hàng đúng thời gian và giá cả cạnh tranh./.
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN GỖ BÌNH DƯƠNG (BIFA) Địa chỉ: Tầng 11, toà nhà Becamex Tower, 230 đại lộ Bình Dương, phường Phú Hoà, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam |
Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) được thành lập năm 2009, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, thể hiện trên các mặt hoạt động:
- Là tiếng nói đại diện cho ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Dương;
- Tổ chức hoạt động, xúc tiến thương, mại tiếp cận thị trường;
- Tư vấn chính sách cho nhà nước và phổ biến, cập nhật chính sách pháp luật đến hội viên;
- Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội quốc tế để thúc đẩy hoạt động của Hiệp hội;
- Cập nhật công nghệ hiện đại, với máy móc thiết bị chế biến gỗ mới, tiên tiến;
- Hỗ trợ đào tạo kỹ năng quản trị và phát triển nhân lực;
- Kết nối giữa các hội viên, thúc đẩy giao thương nội khối.
- Tổ chức các sự kiện giao lưu, văn thể mỹ và các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện.
Hiện tại BIFA có 200 hội viên là các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước, kế hoạch đến 2020 sẽ phát triển lên 300 hội viên và thúc đẩy quan hệ hội viên liên kết với các doanh nghiệp FDI.
Các hội viên BIFA hoạt động trên các lĩnh vực gồm:
- Sản xuất chế biến gỗ: Nội ngoại thất, ván công nghiệp (MDF, Veneer, Ván ghép).
- Tư vấn, thiết kế, trang trí nội ngoại thất.
- Gỗ mỹ nghệ.
- Kinh doanh thiết bị, máy móc và các phụ liệu cho ngành công nghiệp gỗ.
- Thương mại, dịch vụ, logictis phục vụ cho ngành chế biến gỗ.
Thành tích của BIFA năm 2017
1. Xúc tiến công tác thị trường: cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho doanh nghiệp hội viên để có định hướng và kế hoạch kinh doanh đúng đắn, đảm bảo sự phát triển bền vững;
2. Tác động chính sách: Sâu sát hoạt động của hội viên, qua đó nắm bắt thực tiển hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có những đề xuất điều chỉnh, cải tiến đến chính sách quy định của nhà nước giúp hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành gỗ.
3. Đào tạo phát triển nhân lực: Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các chương trình, dự án như Score, SIPPO, NIRF của các tổ chức trong nước và quốc tế như ILO, VCCI … giúp đào tạo, nâng cao, cải thiện trình độ quản trị sản xuất hiệu quả, tăng năng suất lao động và giảm chí phí sản xuất cho các doanh nghiệp hội viên chế biến gỗ.
4. Nguồn nguyên liệu: Tích cực hợp tác với các tổ chức hiệp hội ngành nghề gỗ trong nước và quốc tế như Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan … trong việc tìm kiến đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.
5. Phát triển Hiệp hội: Năm qua Bifa đã phát triển thêm hơn 35
hội viên, đạt mục tiêu 200 hội viên năm 2017, Bifa là một tổ chức xã hội nghề
nghiệp ngày càng lớn mạnh, BCH luôn đoàn kết và hoạt động tích cực, là đại diện
cho tiến nói của tập thề các hội viên, qua đó thúc đẩy các tác động nhiều mặt
giúp cho ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, phát triển nhanh và bền vững, trở
thành trung tâm của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2017
chiếm hơn 50% tổng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước./.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC AA |
Công ty Cổ phần xây dựng kiến trúc AA (Công ty AA) được thành lập năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà thầu nội thất chuyên thi công những dự án khách sạn cao cấp. Vào thời điểm đó, chủ tịch của công ty là ông Nguyễn Quốc Khanh cùng những người bạn kiến trúc sư thành lập ra công ty để cung cấp các dịch vụ nội thất tới những toà nhà đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Khi đó Việt Nam đang dần mở cửa với thị trường quốc tế và đang trên đà phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Công ty AA nhanh chóng ký được những hợp đồng hoàn thiện nội thất cho những công trình mới và cần được cải tạo ở khắp Việt Nam.
1. Địa chỉ
– Văn phòng: Toà nhà Bitexco, Lầu 43A, 02 Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Nhà máy: Ấp Bình Tiên 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
2. Năm thành lập: 1993
3. Quy mô
Công ty AA sở hữu 14 hecta đất tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An và đã xây dựng một nhà máy có khả năng sản xuất những đồ gỗ cho các công trình mà công ty đang thực hiện. Nhà máy được đưa vào hoạt động năm 1996 và dần dần phát triển to hơn, rộng hơn. Công ty đã đầu tư để mua những cỗ máy tốt nhất từ Châu Âu với sự trợ giúp của các chuyên gia người nước ngoài, ban giám đốc công ty quyết tâm đưa AA tới tầm cỡ một nhà máy với tiêu chuẩn quốc tế về cả chất lượng và khối lượng sản xuất. Bằng việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nhà máy của AA đã phát triển nhanh chóng và có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
– Tổng diện tích toàn nhà xưởng : 13,5 ha
– Số lượng công nhân và tổ trưởng : 1.425 người
– Số lượng nhân viên : 289 người
– Doanh số xuất khẩu năm 2016: 70 triệu USD/năm
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty AA đã trở thành một tập đoàn toàn cầu với chi nhánh ở 5 quốc gia trên thế giới. Thế mạnh của AA hiện giờ là cung cấp các dịch vụ hoàn thiện nội thất cho những công trình sang trọng bậc nhất, đặc biệt là các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao, cũng như các nhà hàng sang trọng, thương hiệu bán lẻ cao cấp và nhà riêng. Công ty AA đặt ra mục tiêu luôn luôn phát triển bền vững về cả chất lượng lẫn dịch vụ để giữ vững vị trí là công ty nội thất hàng đầu Việt Nam và Châu Á. Về thị trường nội địa, Công ty AA là chủ của chuỗi cửa hàng nội thất Nhà Xinh nổi tiếng của Việt Nam.
4. Các phân xưởng
– Xưởng Sofa : diện tích = 5.439m2
– Xưởng Kim Loại : diện tích = 5.439m2
– Xưởng Đá Mây : diện tích = 1.750m2. Đây là xưởng mới xây dựng sẽ được khánh thành vào chiều ngày 26/1/2018.
5. Lĩnh vực kinh doanh chính
a) Thi công nội thất
Công ty AA là công ty nội thất hàng đầu Việt Nam với danh tiếng về những dự án nội thất nổi trội vượt bậc trong lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng. Sở hữu đội ngũ chuyên gia về thi công nội thất với kinh nghiệm lâu năm, AA là nhà cung cấp sản phẩm nội thất với chất lượng tốt nhất cho những dự án uy tín nhất tại Việt Nam và nước ngoài. Bằng việc luôn luôn đạt được kết quả cao nhất với những dự án khó khăn nhất trong thời gian hạn hẹp nhất, AA đã xây dựng được mối quan hệ mật thiết và tin tưởng với những nhà thiết kế nổi tiếng trong ngành. Hơn nữa, khả năng quyết đoán và mối quan hệ vững bền với khách hàng, kiến trúc sư và quản lý dự án đã giúp AA hoàn thành mọi công trình thành công và vượt xa hơn sự mong đợi.
b) Đồ gỗ nội thất xuất khẩu
Để trở thành nơi dừng chân duy nhất cho mọi nhu cầu về nội thất, công ty AA đã tạo dựng một nhà máy vào năm 1996 và bắt đầu sản xuất đồ gỗ nội thất theo hợp đồng. Trong vòng 2 thập kỷ qua, các nhà máy của AA đã phát triển để trở thành những nhà máy với chất lượng cao nhất tại châu Á. Khách hàng của AA là những tập đoàn điều hành khách sạn và nghỉ dưỡng 5 sao lớn trên thể giới như Starwood, Accor, IHG, Marriott, Hilton, Hyatt và Fairmont. Với hơn 80,000m2 diện tích xưởng và gần 1500 công nhân lành nghề, AA có khả năng sản xuất tất cả các món đồ nội thất với chất lượng cao nhất, từ những bàn tay giỏi giang nhất và chi tiết đường nét xuất sắc nhất.
c) Đồ gỗ nội thất nội địa
Năm 1999, Công ty AA thành lập chuỗi cửa hàng nội thất Nhà Xinh với 2 cửa hàng lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mang đậm phong cách về thiết kế và cách trang trí. Với mong muốn phát triển thương hiệu Việt bằng nội lực, Nhà Xinh đã chú trọng vào thiết kế và sản xuất nội thất trong nước. Danh mục sản phẩm của Nhà Xinh thường xuyên được đổi mới và cập nhật, liên tục cung cấp cho khách hàng các dòng sản phẩm theo xu hướng mới nhất do chính người Việt thiết kế và sản xuất, nội thất thương hiệu Nhà Xinh luôn phù hợp với cuộc sống Á Đông, đem đến sự tiện nghi hoàn hảo trong mọi không gian sống. Hơn 70% sản phẩm của Nhà Xinh được thiết kế, sản xuất bởi đội ngũ nhân viên cùng công nhân ưu tú với nhà máy có cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất tại Việt Nam. Đến nay, Nhà Xinh đã có nhiều cửa hàng quy mô chuyên nghiệp và đã phát triển trở thành vị trí hàng đầu trong thị trường nội thất Việt Nam.
6. Thị trường tiêu thụ chính: Công ty AA đã xuất khẩu tới trên 30 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Trung Đông, Châu Âu, Đông Á, Trung Á…và thị trường nội địa (chuỗi cửa hàng nội thất Nhà Xinh).
7. Nguồn nguyên liệu: Sử dụng các loại gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ và gỗ rừng trồng trong nước.
8. Thành tích của Công ty
- Bằng khen của UBND TP và Bộ Công Thương.
– Chứng chỉ ISO 9001:2008, chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, nhà cung cấp đáng tin cậy tại VN, chứng nhận thương hiệu mạnh tại VN.
- Hoạt động từ thiện năm 2016: 836 triệu.
9. Công ty hoạt động trên những giá trị cốt lõi sau:
– Luôn làm hài lòng khách hàng bằng những dịch vụ, sản phẩm nội thất độc đáo cho các công trình.
– Luôn là tập hợp của những con người sáng tạo và cầu tiến, đem lại hiệu quả bằng các gia tăng giá trị cho khách hàng, công ty và cộng đồng xã hội.
– Là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, luôn đổi mới và luôn mong muốn vươn lên đến sự hoàn thiện.
– Nỗ lực liên tục giảm giá thành trong khi gia tăng chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng.
– Luôn luôn là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về dịch vụ và sản phẩm nội thất cao cấp tầm cỡ quốc tế.
– Luôn luôn là công ty số 1 Việt Nam về các dịch vụ hoàn thiện nội thất, công ty số 1 Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất cho các dự án khách sạn nghỉ dưỡng.
CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND Địa chỉ : Lô số 11, KCN Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt Nam |
THÔNG TIN CHUNG
Với diện tích nhà xưởng và kho bãi tại nhiều địa điểm khác nhau trong khu công nghiệp khoảng trên 50.000 m2
Tiền thân là Công ty Liên doanh Woodsland và bắt đầu chính thức sản xuất từ tháng 11/2003, đến nay Woodsland đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và trở thành một trong những DN về gỗ lớn nhất Việt Nam.
Các sản phẩm đồ gỗ cho Woodsland sản xuất đã có mặt hầu hết khắp thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản.
Trong nhiều năm liền, Woodsland được tập đoàn đồ gỗ lớn nhất thế giới IKEA đánh giá là nhà cung cấp gỗ tiềm năng luôn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng và thỏa mãn được thị trường khó tính như EU.
Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Woodsland đang phát triển thị trường nội địa bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ nội thất với sản phẩm chủ đạo là tủ bếp gia đình với qui mô lớn tại Trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Sau nhiều năm tập trung xuất khẩu cho các tập đoàn đồ gỗ lớn toàn cầu, Woodsland tự hào đã cung cấp được khối lượng gỗ cho thị trường thế giới với tiêu chuẩn đạt chuẩn Châu Âu. Từ mong muốn khách hàng trong nước cũng được sử dụng những sản phẩm nội thất tiêu chuẩn chất lượng cao và giá thành hợp lý, Woodsland tiến hành triển khai và nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng nội địa về nhu cầu sản phẩm nội thất.
Nguồn nguyên liệu gỗ: Woosland tạo chuỗi cung ứng liên kết giữa hộ trồng rừng và lâm trường, gỗ keo 100%FSC (chứng chỉ rừng bền vững).
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Xây dựng Công ty Cổ phần Woodsland mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.
Thực hiện sắp xếp lại và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ.
Về sản phẩm: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm có tính công nghệ, kỹ thuật cao. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty có tiềm năng và lợi thế.
Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn.
Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.
Về đầu tư: Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
Về tài
chính: Quản lý chặt chẽ chi phí,
đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo
phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.
Đinh Thị Minh Hiền, Giám đốc
1/ Xu hướng phát triển xanh và bền vững Là hướng đi tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế, vì vấn đề bảo vệ sức khỏe, an toàn và giữ môi trường sinh thái thân thiện sẽ ngày càng được ý thức hơn và là những tiêu chí tiên quyết để phát triển bền vững.
2/ Vai trò sơn phủ trong ngành gỗ:
Trong công nghiệp gỗ- như chế biến gỗ xuất khẩu, làm đồ gỗ nội ngoại thất, ngành mỹ nghệ, mây tre đan … – các loại vật liệu phụ như keo gắn gỗ, các loại sơn giữ vai trò rất quan trọng, với vai trò bảo vệ nguyên liệu và làm đẹp sản phẩm, góp phần tăng giá trị của sản phẩm gỗ. Vì vậy, cần coi công nghiệp phụ trợ trong chế biến gỗ là bộ phận không thể tách rời của ngành gỗ.
3/ Thực trạng sử dụng sơn phủ hiện nay trong nước đối với ngành gỗ:
– Tại Việt Nam, sơn cho gỗ và sắt thép, kính … có truyền thống sử dụng Sơn dung môi xăng, và đang còn sử dụng rất phổ biến: Như vậy là gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người,không an toàn vì rất dễ cháy nổ do sử dụng dung môi gốc dầu.
– Trong nước đang chuyển đổi sang Sơn hệ nước, gốc Acrylic, tuy thích hợp sử dụng chủ yếu để làm sơn trang trí, và chất lượng kĩ thuật chưa đạt đủ phù hợp phục vụ sản xuất đồ gỗ. Các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật,… đã tích cực chuyển biến sang sử dụng sản phẩm sơn thân thiện, từ các nguồn nhập khẩu
– Giá thành nhập khẩu Sơn gốc nước cho gỗ còn khá cao, nếu so sánh với hệ Sơn dùng dung môi trước đây.
4/ Giới thiệu giải pháp và các ưu điểm sản phẩm Sơn ARIA:
– Thân thiện, an toàn cho môi trường và sức khỏe con người, phù hợp xu hướng Xanh và bền vững ;
– Đáp ứng các chỉ tiêu kĩ thuật cao nhất khi thay thế cho sơn gốc dung môi, bền và đẹp trong điều kiện cả trong nhà và ngoài trời
– Giảm giá thành so với Sơn gốc nước nhập khẩu do có công nghệ nhũ hoá PolyUrethan ( sơn PU gốc nước). Đơn vị chủ động phần lớn hóa chất để sản xuất trong nước.
– Liên tục cải tiến kĩ thuật nên màng Sơn đạt bền đẹp và nhanh khô hơn các sản phẩm Sơn gốc nước khác, ( giảm Thời gian khô bề mặt thông thường của các sơn gốc nước từ 05 h xuống còn 30 phút)
– Quy trình thi công đơn giản, giúp các đơn vị dễ dàng chuyển đổi từ dùng Sơn dung môi sang sơn gốc nước.
– Ứng dụng mở rộng cho nhiều bề mặt khác, như sắt thép, sắt mạ kẽm, inox, kính, sàn nhà xưởng ( thay thế sơn thế hệ cũ như sơn Alkyd, sơn epoxy và sơn PU gốc dầu)
——————————————-
Add a Comment